Khái quát về Trung tâm GDTX huyện Hoài Đức

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục đạo đức ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 47)

Trung tâm GDTX huyện Hoài Đức được thành lập theo quyết định số 143-QĐ/TC ngày 21 tháng 12 năm 1992 của UBND huyện Hoài Đức đến nay đã được hơn 20 năm. Từ những bước đi ban đầu gian khó phải đặt nhờ địa điểm tại chùa rồi đến cơ sở chật hẹp chỉ có hơn 2

800m hiện đã dần ổn định. Trong từng giai đoạn khác nhau đã hoàn thành được nhiệm vụ mà ngành, địa phương giao phó. Hiện nay Trung tâm GDTX huyện Hoài Đức đang trở thành một cơ sở giáo dục được nhân dân và chính quyền địa phương tin tưởng, được ngành Giáo dục đánh giá cao. Hàng năm thu hút một số lượng lớn học sinh và người lao động theo học.

39

Về cơ sở vật chất: khang trang, có 2 địa điểm học. Địa điểm chính đặt tại xã Kim Chung - huyện Hoài Đức có 20 phòng học; 12 phòng làm việc; các phòng học bộ môn như Lý, Tin; phòng thiết bị, thư viện; các phòng, xưởng phục vụ công tác hướng nghiệp dạy nghề và dạy nghề liên kết...Địa điểm phụ đặt tại xã An Khánh - huyện Hoài Đức có 8 phòng học và các phòng làm việc. Đồ dùng và thiết bị dạy học được trang bị và bổ sung hàng năm tương đối đầy đủ. Nhìn chung về cơ sở vật chất bước đầu đáp ứng được nhu cầu.

Về đội ngũ cán bộ, giáo viên: tổng số có 110, trong đó có 22 cán bộ, giáo viên, nhân viên trong biên chế; 88 giáo viên và nhân viên hợp đồng, thỉnh giảng. Đội ngũ biên chế có 02 thạc sỹ, 19 đại học, 01 trung cấp ( nhân viên y tế), 01 đồng chí nghiên cứu sinh, 03 đồng chí đang học cao học. Giáo viên hợp đồng, thỉnh giảng có 09 thạc sỹ và 13 đồng chí đang học cao học. Các đồng chí cán bộ quản lý đều tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ và chính trị có trình độ trung cấp lý luận chính trị, có năng lực công tác tốt, nhiệt tình, sáng tạo trong công việc. Các giáo viên đa phần có tay nghề vững vàng, yêu nghề, có trách nhiệm trong công việc. Đơn vị cũng khuyến khích giáo viên tự học để nâng cao trình độ thông qua việc sắp xếp thời gian hợp lý, hỗ trợ kinh phí học tập, xét và đề nghị hỗ trợ kinh phí của thành phố cho một số đồng chí có nhiều thành tích trong công tác.

Về học sinh: Trước 2005 chủ yếu học viên theo học tại Trung tâm GDTX Hoài Đức là người lao động lớn tuổi mà phần nhiều là cán bộ các xã, các ban ngành của huyện và công nhân tại các nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn huyện. Từ năm học 2005 - 2006 trở lại đây đối tượng lớn tuổi ít dần, số lượng học sinh trong độ tuổi tăng đột biến và giữ ổn định từ 1200 - 1400 học sinh phân bố tại hơn 30 lớp. Bên cạnh các lớp học văn hóa còn có 2400 học sinh tại các trường THPT trong huyện đến học hướng nghiệp và gần 500 học sinh song song giữa văn hóa và trung cấp nghề.

Về tổ chức dạy và học: Các kế hoạch xây dựng chuyên đề thao giảng chuyên môn được trung tâm tổ chức thường xuyên hàng tháng và ngày càng có chất lượng cao cả về hình thức, phương pháp cũng như nội dung, đáp ứng được

40

nhu cầu học tập tại chỗ, nhằm nâng cao tay nghề, đổi mới phương pháp giảng dạy trong đội ngũ giáo viên. Ngoài ra trung tâm còn khuyến khích toàn thể giáo viên thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học để phù hợp với yêu cầu giáo dục ngày càng cao. Các hoạt động bổ trợ như hoạt động GDNGLL, hoạt động Hướng nghiệp ...được quan tâm chỉ đạo tổ chức.

Về việc phối hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội: Trung tâm đã phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, chính quyền địa phương trong việc quản lý học sinh giúp cho việc phối hợp ba môi trường giáo dục, phát huy hiệu quả. Thường xuyên tổ chức gặp mặt phụ huynh vào các kì học, lập sổ liên lạc điện tử để PHHS có thể nắm chắc được các thông tin về con em mình. Trung tâm còn phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để giúp phòng chống tệ nạn xã hội, bạo lực học đường, tạo môi trường học tập an toàn cho học sinh. Ngoài ra còn tổ chức hoạt động xã hội, các hoạt động ngoại khóa cho giáo viên và học sinh như: tham gia các hoạt động tham quan, hội trại tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí, thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ...nhằm giúp học sinh có môi trường vui chơi lành mạnh, giúp thư giãn sau mỗi giờ học căng thẳng, giáo dục kỹ năng mềm cho học sinh và giáo dục truyền thống, giáo dục đạo đức cho học sinh.

* Hạn chế

Cơ sở vật chất: Do số lượng học sinh theo học đông, đa dạng các loại hình học tập, cả hai cơ sở đều phải học 2 ca nên có ảnh hưởng nhiều đến việc tổ chức các hoạt động nhất là những hoạt động tập thể, tổ chức các chuyên đề ngoài giờ. Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị mặc dù được bổ sung liên tục nhưng vẫn còn chưa đầy đủ. Việc có hai cơ sở giúp học sinh đi học thuận lợi nhưng lại gây khó khăn cho công tác quản lý và tổ chức hoạt động toàn trung tâm.

Đội ngũ cán bộ giáo viên: Số lượng giáo viên trong biên chế ít, đông giáo viên hợp đồng và thỉnh giảng, nhiều đồng chí giáo viên chủ nhiệm 2 lớp; do vậy trong nhiều hoạt động giáo dục lực lượng giáo viên còn mỏng. Bên cạnh đó một số các đồng chí còn chưa chủ động trong công việc, chưa thực sự nhiệt tình,

41

chưa quan tâm sát sao đến từng đối tượng trong giảng dạy cũng như giáo dục, xử lý các tình huống sư phạm chưa mang lại hiệu quả tốt.

Về học sinh: Do tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường đã làm một bộ phận học sinh chạy theo lối sống thực dụng ảnh hưởng đến việc rèn luyện cũng như ý chí phấn đấu của học sinh. Nhiều học sinh còn chưa xác định rõ mục tiêu học tập của mình, còn thụ động khi tham gia các hoạt động của nhà trường, nhất là các hoạt động rèn luyện các kỹ năng mềm. Đa phần học sinh có lực học trung bình và yếu, nhiều học sinh nam, nhiều em nghịch ngợm, mải chơi, nhiều em thiếu sự quan tâm của gia đình...Khi đưa các em vào nề nếp gặp nhiều khó khăn và đòi hỏi sự kiên trì mềm mỏng của các thầy cô giáo.

Bảng 2.1. Bảng số liệu về xếp loại hạnh kiểm của học sinh năm học 2012-2013 Khối Tổng Số HS Tốt Khá T.bình Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 10 506 359 70,9 132 26,1 15 3 0 0 0 0 11 428 308 72 111 25,9 9 2,1 0 0 0 0 12 340 246 72,3 87 25,6 7 2,1 0 0 0 0 Toàn cấp 1274 913 71,7 330 25,9 31 2,4 0 0 0 0

Bảng 2.2. Bảng số liệu về xếp loại học lực của học sinh năm học 2012-2013 Khối Tổng Số HS Giỏi Khá T.bình Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 10 506 1 0,2 101 20 371 73,3 33 6,5 0 0 11 428 0 0 113 26,4 296 69,2 19 4,4 0 0 12 340 0 0 98 28,8 212 62,4 30 8,8 0 0 Toàn cấp 1274 1 0,1 312 24,5 879 69 82 6,4 0 0

(Nguồn: Theo báo cáo tổng kết năm học 2012 – 2013 của Trung tâm GDTX huyện Hoài Đức)

42

Thông qua bảng số liệu về kết quả xếp loại học lực và hạnh kiểm của học sinh ở trên có thể thấy, nhìn chung kết quả học tập, rèn luyện của học sinh còn ở mức chưa cao. Kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh cho thấy tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm trung bình vẫn còn chiếm 2,4%; tỷ lệ học sinh xếp loại học lực yếu vẫn còn tương đối cao: 6,4%. Trong năm học 2012 - 2013 tỷ lệ học sinh khối 12 thi đỗ tốt nghiệp đạt 90,2%, thi vào các trường Đại học, Cao đẳng đạt trên 25%.

Điều này đòi hỏi trung tâm cần có nhiều biện pháp hơn nữa để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh gồm cả các hoạt động dạy học và giáo dục để vừa nâng cao kết quả học tập và vừa nâng cao kết quả rèn luyện cho các em.

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục đạo đức ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)