Khái quát về huyện Hoài Đức

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục đạo đức ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 45)

Hoài Đức là một huyện ngoại thành nằm ở phía Tây của Thủ đô Hà Nội, bao gồm 19 xã và 01 thị trấn: phía Tây và phía Bắc giáp huyện Quốc Oai, Phúc Thọ, Đan Phượng; phía Đông giáp huyện Từ Liêm và quận Hà Đông; phía Nam giáp huyện Chương Mỹ. Với vị trí như trên Hoài Đức trở thành một cửa ngõ quan trọng ra vào Thủ đô Hà Nội - một trung tâm chính trị, quân sự, kinh tế văn hóa - xã hội của cả nước; là cầu nối giữa Thủ đô Hà Nội với nhiều miền đất nước; là vùng bản lề giữa vùng đồng bằng với trung du và miền núi. Nhiều mạch máu giao thông quan trọng từ trung tâm của Thủ đô Hà Nội qua huyện Hoài Đức rồi tỏa đi mọi miền của đất nước.

Huyện Hoài Đức có tổng diện tích là 2

82,46 km , tương đối hẹp so với các huyện ngoại thành khác của Hà Nội. Tuy nhiên đây là huyện có số dân tới 193 nghìn người với mật độ dân số 2340 người / 2

km (số liệu 2010), cao hơn mật độ dân số trung bình toàn thành phố (1970 người/km ). Trong một số năm trở lại 2 đây dân số đô thị tăng cao do quá trình đô thị hóa diễn ra khá mạnh. Tuy nhiên dân số vẫn chủ yếu là dân nông thôn: 93% dân số.

Về tình hình kinh tế: Hoài Đức là huyện có đời sống kinh tế tương đối khá và ổn định so với các huyện khác của Thủ đô Hà Nội.

Về nông nghiệp, diện tích trồng lúa hiện nay đang dần bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và do việc xây dựng các tuyến đường giao thông lớn chạy qua địa bàn huyện nên hiệu quả của trồng lúa không cao. Vì vậy, một số địa phương chuyển đổi mục đích từ trồng lúa sang trồng các cây hoa màu, cây ăn quả có giá trị cao, phục vụ cho nhu cầu trong vùng và nội thành Hà

37

Nội như vùng rau của Song Phương, Tiền Yên, Đông La...vùng trồng cây ăn quả như Vân Canh, Đông La, Đắc Sở...vùng trồng hoa lan, hoa đào ở Đông La...

Về công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: đây là vùng tập trung nhiều làng nghề truyền thống so với Hà Tây trước đây và so với Hà Nội ngày nay với các làng nghề làm tượng và đồ gỗ thờ ở Sơn Đồng; chế biến thực phẩm ở La Phù, Dương Liễu, Minh Khai, Cát Quế; sản xuất các sản phẩm dệt may ở La Phù, Đông La; nghề ảnh ở Lai Xá - Kim Chung...Ngoài ra trong chiến lược xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội của huyện, nhiều khu công nghiệp, nhiều trang trại chăn nuôi, trồng rau sạch, trồng hoa đã được UBND huyện tạo điều kiện giúp đỡ hỗ trợ về vốn, mặt bằng, kỹ thuật,...điều đó góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Về tình hình xã hội: Với điều kiện kinh tế tương đối phát triển và ổn định nên đời sống xã hội của nhân dân trong huyện cũng ngày càng được nâng cao. Được sự quan tâm tạo điều kiện của thành phố, hiện nay tất cả các xã, thị trấn trong toàn huyện đều đã có nhà văn hóa, trạm y tế, điểm bưu điện văn hóa xã, các công trình sinh hoạt văn hóa xã hội khác phục vụ cho việc xây dựng nâng cao chất lượng cuộc sống.

Nhìn chung, tình hình kinh tế - xã hội của huyện Hoài Đức tương đối phát triển và ổn định, góp phần rất quan trọng trong việc thực hiện chiến lược xây dựng nông thôn mới và có tác động tích cực đến mọi mặt của đời sống xã hội trong đó có giáo dục.

Về giáo dục: Hoài Đức là một huyện có truyền thống giáo dục phát triển so với các quận huyện khác của thủ đô Hà Nội. Toàn huyện có 24 trường mầm non với 12.020 trẻ; 24 trường tiểu học với 13.198 học sinh; 22 trường THCS với 11.027 học sinh; 03 trường THPT công lập với 5753 học sinh; 01 trường THPT tư thục; 1 trung tâm GDTX với 1400 học sinh văn hóa và gần 5000 học sinh học hướng nghiệp; 01 trung tâm dạy nghề; 02 trường Trung cấp; 01 trường Đại học (số liệu năm 2010).

Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, UBND huyện Hoài Đức, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hoài Đức, trong

38

những năm qua ngành giáo dục và đào tạo Hoài Đức nói chung, cấp THPT nói riêng đã thu được những kết quả đáng kể:

- Về cơ sở vật chất, nhờ sự quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện của các cấp, hệ thống cơ sở vật chất của các nhà trường ngày càng được tăng cường theo hướng chuẩn hóa hiện đại, đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động dạy và học trong các nhà trường.

- Về đội ngũ, số lượng cán bộ giáo viên nhân viên, học sinh của các nhà trường trong toàn huyện ngày càng tăng. Trình độ của cán bộ giáo viên và nhân viên đều đạt chuẩn và trên chuẩn, đội ngũ lãnh đạo ngành giáo dục của huyện từ Phòng Giáo dục đến lãnh đạo các nhà trường đều đoàn kết, năng động, sáng tạo trong việc lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động giáo dục tại cơ sở mình. Hoài Đức là một trong những huyện có nhiều thành tích trong các cuộc thi GV giỏi, thi học sinh giỏi của thành phố, nhiều trường đã giành được giải cao trong các cuộc thi văn hóa, văn nghệ, TDTT. Điều đó gớp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo trong toàn huyện, góp phần xây dựng và phát triển thành công chương trình mục tiêu quốc gia về Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2012 - 2015 gắn với thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội của huyện.

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục đạo đức ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)