Quản lý giáo dục đạo đức

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục đạo đức ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 30)

Bản chất của giáo dục đạo đức là quá trình biến những hệ thống các chuẩn mực đạo đức, từ những yêu cầu đòi hỏi bên ngoài của xã hội về hành vi đối với mỗi cá nhân thành những nhu cầu, đòi hỏi từ bên trong cá nhân trong mối quan hệ, ứng xử hàng ngày đối với cộng đồng xã hội, từ đó biến thành niềm tin, thói quen, nhu cầu của người được giáo dục.

Giáo dục đạo đức được thực hiện ở các môi trường khác nhau. Trường học được xác định là một môi trường, là lực lượng quan trọng trong việc tổ chức giáo dục đạo đức. Trong nhà trường giáo dục đạo đức được tổ chức, được điều khiển một cách khoa học nên nó tồn tại với tư cách là một quá trình.

Quá trình giáo dục đạo đức là quá trình tác động đến người học để hình thành cho họ ý thức, tình cảm, niềm tin hành vi, đích cuối cùng quan trọng nhất là tạo lập cho những thói quen hành vi đạo đức.

Quản lý giáo dục đạo đức trong nhà trường bao gồm các bước sau:

- Xây dựng kế hoạch quản lý giáo dục đạo đức;

Phân tích thực trạng giáo dục đạo đức trong năm học của ngành, trường, địa phương; xác định điều kiện giáo dục như cơ sở vật chất, tài chính, quỹ thời gian, sự phối hợp với lực lượng giáo dục trong trường và ngoài trường.

- Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức:

Giải thích mục tiêu, yêu cầu của kế hoạch giáo dục đạo đức; thảo luận biện pháp thực hiện kế hoạch; sắp xếp bố trí nhân sự, phân công trách nhiệm quản lý, huy động cơ sở vật chất, kinh tế; định rõ tiến hành, tiến độ thực hiện, thời gian bắt đầu, thời hạn kết thúc.

22

Là chỉ huy, ra lệnh cho các bộ phận trong nhà trường thực hiện những nhiệm vụ để đảm bảo việc giáo dục đạo đức diễn ra đúng hướng, đúng kế hoạch, tập hợp và phối hợp các lực lượng giáo dục sao cho đạt hiệu quả.

- Kiểm tra, đánh giá giáo dục đạo đức:

Kiểm tra định kỳ, thường xuyên, đột xuất, trực tiếp hoặc gián tiếp để giúp học sinh hiểu rõ hơn về những hoạt động của mình, khẳng định được mình, từ đó hoạt động tích cực hơn, tự giác hơn, biết tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với yêu cầu chung của xã hội.

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục đạo đức ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)