Quản lý nhà trường

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục đạo đức ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 27)

Nhà trường có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng đối với xã hội cũng như

hệ thống giáo dục quốc dân. Có thể nói nhà trường là vầng trán của cộng đồng, nơi dẫn dắt trí tuệ của cộng đồng, là thành tố cơ bản tạo nên HTGDQD. Chúng ta có thể nhận thấy rõ vị trí của nhà trường nhìn từ khía cạnh tổ chức và kinh tế - xã hội qua sơ đồ sau:

TT QL Kế hoạch Tổ chức Chỉ đạo Kiểm tra

19

Sơ đồ 1.2. Sơ đồ vị trí của nhà trƣờng nhìn từ khía cạnh tổ chức và kinh tế - xã hội

Nhà trường chính là nơi tiến hành các hoạt động giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục mà xã hội đòi hỏi. Trong nhà trường thì công tác quản lý và điều hành nhà trường là yếu tố quyết định thành công và phát triển của nhà trường.

Theo tác giả Phạm Minh Hạc thì: “ Quản lý trường học, thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ, với từng học sinh” [15]

Theo M.I. Kônđacốp thì: “Quản lý nhà trường là một hệ thống xã hội - sư phạm chuyên biệt. Hệ thống này đòi hỏi những tác động có ý thức, có kế hoạch hướng đích của chủ thể quản lý đến tất cả các mặt đời sống nhà trường, nhằm đảm bảo sự vận hành tối ưu về các mặt xã hội - kinh tế, tổ chức sư phạm của quá trình dạy học và giáo dục thế hệ đang trưởng thành” [15]

Quản lý nhà trường thực chất là quản lý trên mọi hoạt động diễn ra trong nhà trường như quản lý tổ chức giảng dạy, học tập, GDĐĐ và các hoạt động

Nhà trƣờng

Vi mô (Bài học – nhân cách)

hội Vĩ mô (Nền GD/ Hệ thống GDQD

Gia đình

20

giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục, quản lý tài chính, nhân lực, hành chính và quản lý môi trường giáo dục.

Hiệu trưởng nhà trường (Giám đốc trung tâm GDTX) là người do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, điều hành toàn bộ mọi hoạt động trong một nhà trường để thực hiện mục tiêu giáo dục đã đề ra và chịu trách nhiệm trước Nhà nước, trước nhân dân về công tác quản lý nhà trường của mình. Hiệu trưởng trường THPT (Giám đốc trung tâm GDTX) có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm được quy định cụ thể như sau:

+ Xây dựng và tổ chức bộ máy nhà trường

+ Thực hiện các quyết nghị của hội đồng trường

+ Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng sư phạm và các cấp có thẩm quyền

+ Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định

+ Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, nhân viên; hợp đồng lao động; tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước

+ Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh

+ Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường

+ Thực hiện chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục của nhà trường

+ Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành; thực hiện công khai đối với nhà trường

21

+ Được đào tạo, nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật

Tóm lại, quản lý nhà trường của Hiệu trưởng (Giám đốc) chính là quản lý giáo dục thực hiện trong phạm vi xác định của một đơn vị giáo dục nhà trường nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ theo mục tiêu giáo dục.

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục đạo đức ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 27)