Tiếp tục tìm hiểu về hiệu quả tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoach giáo dục đạo đức cho học sinh. Tác giả tiến hành phỏng vấn ý kiến của cán bộ, giáo viên trong trung tâm qua phiếu hỏi (50 phiếu) và thu được kết quả như sau:
58
Bảng 2.14: Kết quả khảo sát về tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức
STT Nội dung Mức độ Tốt Chƣa tốt Ý kiến khác
1 Phân công công việc cho từng tổ chức, cá nhân 41 (82%) 9 (18%) 0 2 Nâng cao năng lực nghiệp vụ, phương
pháp GDĐĐ cho GVCN, GVBM... 33 (66%) 14 (28%) 3 (6%) 3 Đầu tư về CSVC cho các LLGD tham gia
thực hiện kế hoạch GDĐĐ 31 (62%) 14 (28%) 5 (10%) 4 Thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở GV và
các LLGD khi thực hiện GDĐĐ cho HS
39 (78%) 8 16%) 3 (6%) Qua kết quả ở bảng 2.14 cho ta thấy việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục trong nhà trường chưa đạt hiệu quả cao như mong muốn. Cụ thể: Được đánh giá cao nhất là nội dung Phân công công việc cho từng tổ chức, cá nhân đạt 82% tốt; thấp nhất là nội dung Đầu tư cơ sở vật chất cho các LLGD tham gia thực hiện kế hoạch GDĐĐ 62% tốt; các nội dung còn lại mức độ đánh giá tốt đều vượt quá 50%. Với 28% số ý kiến đánh giá việc nâng cao năng lực nghiệp vụ và đầu tư CSVC thực hiện chưa tốt thể hiện việc GDĐĐ cho học sinh chưa được quan tâm, đầu tư xứng đáng với vị trí và vai trò quan trọng vốn có của nó trong nhà trường.
2.4.4. Thực trạng về kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức
Để tìm hiểu thực trạng về kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức tác giả lấy ý kiến của cán bộ giáo viên trong nhà trường thông qua phiếu khảo sát (50 phiếu). Kết quả thu được như sau:
59
Bảng 2.15: Kết quả khảo sát việc kiểm tra, đánh giá giáo dục đạo đức học sinh
STT Nội dung khảo sát
Mức độ
Tốt Chƣa
tốt
Ý kiến khác
1 Xây dựng và công khai chuẩn kiểm tra, đánh giá hoạt động GDĐĐ
29 (58%) 18 ( 36%) 3 (6%) 2 Xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm
tra, đánh giá hoạt động GDĐĐ
30 (60%) 19 (38%) 1 (2%) 3 Tư vấn, thúc đẩy HĐGDĐĐ 25 (50%) 21 (42%) 4 (8%) 4 Hiệu quả kiểm tra, đánh giá 26
(52%)
22 (44%)
2 (4%) Kết quả khảo sát thể hiện trong bảng 2.15 ta thấy với bốn nội dung khảo sát thì số ý kiến đánh giá tốt và chưa tốt gần như ngang nhau, số có ý kiến khác không đáng kể. Như vậy có thể nói, mặc dù trung tâm đã quan tâm đến công tác kiểm tra, đánh giá giáo dục đạo đức học sinh, song chất lượng, hiệu quả kiểm tra, đánh giá HĐGDĐĐ còn nhiều hạn chế.
2.5. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của việc giáo dục đạo đức và quản lý giáo dục đạo đức ở Trung tâm GDTX huyện Hoài Đức quản lý giáo dục đạo đức ở Trung tâm GDTX huyện Hoài Đức
So với nhiều trung tâm GDTX trên địa bàn Thành phố Hà Nội, trung tâm GDTX huyện Hoài Đức thu hút được một số lượng học sinh trong độ tuổi tương đối đông. Hoài Đức là một huyện ngoại thành có điều kiện kinh tế tương đối khá, nhiều làng nghề truyền thống lại đang trên đà công nghiệp hóa và đô thị hóa tương đối mạnh. Chính vì vậy khi tiến hành tổ chức các hoạt động, trong đó có các hoạt động GDĐĐ có rất nhiều thuận lợi nhưng đồng thời cũng vấp phải rất nhiều khó khăn.
60
Lãnh đạo đơn vị đã xác định từ nhiều năm gần đây GDĐĐ là quan trọng hàng đầu, GDĐĐ hiệu quả sẽ góp phần nâng cao cả chất lượng văn hóa. Vì vậy ngay từ đầu các năm học Ban giám đốc đã chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức rất cụ thể, tìm tòi những biện pháp phù hợp với đối tượng. Công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện kiểm tra đánh giá cũng được tiến hành liên tục trong suốt năm học. Đội ngũ cán bộ, giáo viên nhiệt tình, có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác quản lý giáo dục đạo đức học sinh. Trung tâm cũng đã chú ý đến công tác phối hợp các lực lượng cùng tham gia. Số lượng học sinh trong độ tuổi đông tạo động lực và khí thế cho tổ chức các hoạt động; nhiều em học sinh có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện, nhiều tấm gương học sinh nghèo vượt khó được các thầy cô quan tâm động viên khích lệ cả về vật chất lẫn tinh thần để các em vươn lên trong học tập.
Có thể khẳng định rằng GDĐĐ và QLGDĐĐ học sinh Trung tâm GDTX huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội trong các năm qua đã đạt được những thành tích đáng ghi nhận, góp phần đáng kể trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện các trung tâm.
2.5.2. Khó khăn, hạn chế
Mặc dù công tác GDĐĐ và QLGDĐĐ tại Trung tâm GDTX huyện Hoài Đức có nhiều thuận lợi nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều khó khăn, vướng mắc cần phải khắc phục trong thời gian tới để có thể thực hiện tốt hơn.
* Về phía Ban giám đốc: Công tác xây dựng kế hoạch đã được làm tốt nhưng trong quá trình tổ chức và chỉ đạo thực hiện đôi khi còn chưa kịp thời. Một số nội dung và hình thức giáo dục còn chưa đi vào chiều sâu, chưa thực sự thu hút được sự quan tâm chú ý của học sinh.
* Về phía giáo viên chủ nhiệm: Một vài đồng chí chưa thực sự tâm huyết với công tác GDĐĐ, nhất là với đối tượng là học sinh cá biệt; giải quyết khuyết điểm của các em chưa dứt điểm, chưa hợp lý, hợp tình. Điều này có thể dẫn đến các em không tâm phục, khẩu phục hoặc rơi vào tình trạng “nhờn thuốc”. Và cũng có thể từ một vài học sinh cá biệt sẽ lôi kéo, lây lan sang các học sinh khác.
61
* Về phía giáo viên bộ môn: Trong các giờ học trên lớp, giáo viên bộ môn thường phải chịu sức ép rất lớn từ khối lượng kiến thức phải truyền đạt nên không còn nhiều thời gian cho việc giáo dục đạo đức cho học sinh trong giờ học. Mặt khác trong đánh giá giờ dạy của giáo viên cũng chưa có quy định cụ thể về việc thông qua dạy chữ để dạy người. Môn GDCD được coi là môn đóng vai trò chủ đạo trong chương trình để GDĐĐ nhưng chỉ hệ THPT thí điểm bắt buộc phải học, còn hệ GDTX là môn khuyến khích nên học sinh có thể đăng ký học hoặc không.
* Về phía phụ huynh học sinh: Do học sinh vào học tại trung tâm GDTX nhiều em có hoàn cảnh gia đình đặc biệt, nhiều gia đình chưa quan tâm đúng mức hoặc chưa biết cách quan tâm đúng đến giáo dục đạo đức cho học sinh. Nhiều phụ huynh học sinh khi được mời đến để phối hợp giáo dục chỉ biết nói “trăm sự nhờ các thầy cô”; số phụ huynh được liệt vào là “ phụ huynh cá biệt” không phải là hiếm.
62
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2
Từ việc phân tích thực trạng giáo dục đạo đức tại Trung tâm GDTX huyện Hoài Đức có thể nhận thấy rằng: GDĐĐ đã được quan tâm và triển khai cụ thể và trên thực tế cũng đã đạt được những kết quả nhất định. Mọi thành viên trong trung tâm đều ý thức được tầm quan trọng của GDĐĐ trong việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh cũng như tác động tích cực của nó đến chất lượng giáo dục văn hoá. Đối với các trung tâm GDTX, khi mà chỉ là sự lựa chọn gần như bất đắc dĩ của học sinh địa chỉ giáo dục thì việc xây dựng nề nếp, nội quy và GDĐĐ cho học sinh phải được quan tâm hàng đầu. Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng hoạt động giáo dục đạo đức vẫn còn bộc lộ một số hạn chế nhất định từ khâu xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra, đánh giá đến nội dung giáo dục đạo đức; nghiệp vụ của giáo viên; sự phối hợp của các lực lượng giáo dục.
Để đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra đồng thời góp phần bồi dưỡng và phát triển toàn diện về nhân cách cho học sinh; ngăn chặn và đẩy lùi những tác động tiêu cực của xã hội xâm nhập và các nhà trường nói chung và Trung tâm GDTX huyện Hoài Đức nói riêng, tác giả mạnh dạn nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại Trung tâm GDTX huyện Hoài Đức hiện nay.
63
CHƢƠNG 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
CỦA TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƢỜNG XUYÊN HUYỆN HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý giáo dục đạo đức
3.1.1. Đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất
Các biện pháo quản lý GDĐĐ phải đảm bảo tính đồng bộ giữa các LLGD trong và ngoài trung tâm tham gia vào quá trình giáo dục đạo đức. Các biện pháp QLGDĐĐ phải tác động thống nhất đến từng khâu, từng thành tố của QTGDĐĐ nhằm tạo nên sự đồng thuận, tính liên tục, phát huy hiệu quả sức mạnh giáo dục từ nhiều chiều, nhiều khía cạnh đối với học sinh, đồng thời hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực.
3.1.2. Phát huy vai trò tự giác của các chủ thể tham gia vào hoạt động giáo dục ở các trung tâm GDTX
Để đạt được hiệu quả cao trong giáo dục đạo đức cần sự tham gia của nhiều LLGD. Các lực lượng giáo dục có sự phối hợp chặt chẽ với nhau; đồng thời cũng đòi hỏi các chủ thể tham gia phải tự giác trong các hoạt động, nhận biết vai trò, vị trí của mình, chủ động trong các công việc.
ĐTNCS Hồ Chí Minh trong trung tâm có vai trò rất quan trọng, là hạt nhân tập hợp lực lượng ĐVTN, đồng thời là người xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động phù hợp với từng giai đoạn, từng chủ điểm, từng đợt thi đua cho ĐVTN, tạo môi trường thuận lợi để học sinh phấn đấu vươn lên, đưa những học sinh còn yếu trong tu dưỡng rèn luyện vào những hoạt động thiết thực hữu ích để các em cùng tiến bộ, qua đó góp phần tích cực và hiệu quả trong GDĐĐ học sinh. Để phát huy mạnh mẽ tính tích cực của tổ chức Đoàn thì các biện pháp quản lý GDĐĐ phải xây dựng cơ chế phối hợp giữa ĐTN và các LLGD khác nhằm tăng cường phát huy hiệu quả GD đồng thời phải tạo điều kiện về nhân lực, vật lực cho ĐTN hoạt động.
Biện pháp QL GDĐĐ phải tác động có chủ động, có mục đích tới việc giáo dục đao đức tại gia đình học sinh, phát huy được mặt tích cực, tư vấn, định
64
hướng về phương pháp GDĐĐ cho cha mẹ học sinh bởi vì trong cách dạy dỗ con cái thì mỗi gia đình có một đặc trưng riêng, xong không phải gia đình nào cũng có phương pháp GD phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của con em mình. Có làm được như vậy thì mới đạt được hiệu quả như mong muốn.
Biện pháp quản lý cần tăng cường và chú trọng phát huy sức mạnh GDĐĐ của đội ngũ GVCN, xác định rõ tính chủ đạo của đội ngũ GVCN trong hoạt động GDĐĐ học sinh. Đối với trung tâm thì GVCN là đại diện đơn vị kết hợp với cha mẹ học sinh trong GDĐĐ học sinh cũng như tuyên truyền, giải thích chủ trương biện pháp của trung tâm tới cha mẹ học sinh đồng thời tiếp thu, lắng nghe, thu nhận thông tin phản hồi từ cha mẹ học sinh nhằm góp ý, tư vấn, điều chỉnh kịp thời công tác giáo dục của nhà trường. Đội ngũ GVCN, giáo viên chủ nhiệm lớp là người thay thế giám đốc quản lý toàn diện tập thể học sinh một lớp, họ đóng vai trò quan trọng trong việc trực tiếp GDĐĐ cho học sinh; vì thế họ phải nắm vững những yêu cầu, nội dung, phương pháp giáo dục, cũng như nắm bắt cụ thể hoàn cảnh từng gia đình học sinh để vận dụng các biện pháp giáo dục phù hợp và thực sự đạt hiệu quả.
3.1.3. Phát huy tiềm năng của toàn xã hội
GDĐĐ là công việc không những chỉ của gia đình, nhà trường mà còn có sự tham gia của toàn xã hội: chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội địa phương hoặc trên đại bàn, các lực lượng vũ trang (công an, quân đội) đều có ảnh hưởng. Thu hút được sự quan tâm và tham gia của toàn xã hội sẽ có ảnh hưởng tích cực đến quá trình giáo dục đạo đức, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các biểu hiện suy giảm đạo đức của thanh niên nói chung và học sinh nói riêng.
3.1.4. Khả thi, phù hợp với thực tiễn
Biện pháp phải có tính bao quát, cần thiết, sát với thực tiễn, có tính khả thi, đáp ứng được mục đích, nhiệm vụ của đề tài. Mỗi nhà trường, mỗi cơ sở giáo dục, mỗi lứa tuổi người học đều có những đặc điểm, điều kiện riêng, vì vậy biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ đề ra phải phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi, nghĩa là phải tổ chức thực hiện được và mang lại những hiệu quả nhất định. Một biện pháp có thể thực hiện trong thực tiễn thì phải có tính khả thi. Đối
65
với trường học tính khả thi của các biện pháp còn thể hiện tính vừa sức với các lực lượng giáo dục, phù hợp với thời gian, với đạo đức, văn hóa xã hội của địa phương.
Chúng ta biết rằng công tác giáo dục đạo đức học sinh tại các trung tâm giáo dục thường xuyên là nhiệm vụ rất quan trọng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: năng lực quản lý, năng lực chuyên môn của giáo viên, nguồn tài chính và cơ sở vật chất để tiến hành các hoạt động. Do đó nếu biện pháp không phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, không mang lại tính khả thi thì biện pháp đó không thể thực hiện được.
3.2. Những biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh Trung tâm GDTX huyện Hoài Đức hiện nay
3.2.1. Xây dựng kế hoạch (kế hoạch hóa) quản lý giáo dục đạo đức cho toàn trung tâm
Kế hoach hóa là đưa toàn bộ hoạt động vào công tác kế hoạch, trong đó chỉ rõ các bước đi, biện pháp thực hiện và bảo đảm các nguồn lực để đạt tới các mục tiêu chung của tổ chức (kể từ khâu lập kế hoạch cho đến khi tổ chức thực hiện xong kế hoạch). GDĐĐ có vị trí và vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành, phát triển nhân cách toàn vẹn cho học sinh lứa tuổi phổ thông. Là một trong hai hoạt động chủ đạo trong nhà trường đó là hoạt động giáo dục đạo đức và hoạt động dạy học (Đức dục và Trí dục). Qua khảo sát đánh giá ở Trung tâm GDTX huyện Hoài Đức thì GDĐĐ đã được quan tâm, chú trọng; tuy nhiên vẫn còn những hạn chế nhất định trong thực hiện dẫn đến tính hiệu quả chưa cao. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nêu trên là do việc kế hoach hóa hoạt động GDĐĐ còn nhiều điểm chưa sát thực tế hoặc chưa thực sự phù hợp với đối tượng. Để khắc phục tình trạng trên cần làm tốt công việc sau:
3.2.1.1. Xác định, cụ thể hóa mục tiêu GDĐĐ cho HS toàn trung tâm theo định hướng mục tiêu giáo dục phổ thông nói chung và với đặc thù riêng của ngành học GDTX
66
- Xác định mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh trong trung tâm, định hướng đề ra các lực lượng giáo dục thực hiện GDĐĐ bám sát yêu cầu hướng tới mục tiêu GDĐĐ đã được xác định.
- Trên nền tảng định hướng của mục tiêu GD phổ thông, cần cụ thể hóa thành mục tiêu giáo dục cụ thể, phù hợp với điều kiện, yêu cầu thực tế của đơn vị, phát huy được trí tuệ, sự năng động, sáng tạo của các LLGD ngay từ khâu xác định mục tiêu GDĐĐ.
- Khi xác định mục tiêu cần phân tích, làm rõ và xác định được hệ thống