học tích cực điện tử
1.3.5.1. Giáo án
Giáo án - kế hoạch dạy học là dàn ý lên lớp của GV bao gồm đề bài của giờ lên lớp, mục đích giáo dục và giáo dưỡng, nội dung, phương pháp, phương tiện, những hoạt động cụ thể của thầy và trò, khâu kiểm tra đánh giá,… tất cả được ghi ngắn gọn theo trình tự thực tế sẽ diễn ra trong giờ lên lớp. Giáo án được thầy giáo biên soạn trong giai đoạn chuẩn bị lên lớp và quyết định phần lớn sự thành công của bài học. [27]
1.3.5.2. Giáo án dạy học tích cực
Theo tác giả Ngô Quang Sơn: “Giáo án DHTC là giáo án (kế hoạch bài học) được thiết kế theo hướng tích cực hóa quá trình dạy học; biến quá trình dạy học thành quá trình dạy học tích cực; tích cực hóa quá trình nhận thức, quá trình tư duy của HS ”.
Cấu trúc của một giáo án DHTC bao gồm:
Xác định mục đích, yêu cầu theo kiến thức, kỹ năng, thái độ. Chuẩn bị PTDH: PTDH truyền thống và PTDH hiện đại (PTDH có ứng dụng CNTT). Xác định những PPDH, biện pháp dạy học sẽ được sử dụng trong bài dạy: những phương pháp, biện pháp dạy học tích cực và xác định tiến trình dạy học(Với mục đích giải quyết các nhiệm vụ nhận thức của HS).
Chia thành các nhiệm vụ nhận thức của HS để lĩnh hội kiến thức cơ bản Nhiệm vụ nhận thức 1 của HS:
- Thao tác định hướng của GV: - Thao tác thi công của HS: ...
Cho đến khi hoàn thành nhiệm vụ nhận thức 1 này. Nhiệm vụ nhận thức 2 của HS:
- Thao tác định hướng của GV: - Thao tác thi công của HS:
...
Giáo án DHTC thiết kế được phải thể hiện những đặc trưng cơ bản của các PPDH tích cực, đó là:
Người học được đặt vào trong các tình huống có vấn đề, được trực tiếp quan sát, làm thí nghiệm, thảo luận để giải quyết vấn đề theo suy nghĩ của bản thân. Từ đó, không những nắm được tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà còn nắm được cách thức và con đường đi tới tri thức, kỹ năng, kỹ xảo ấy.
Tạo cho người học động cơ hứng thú học tập, rèn kỹ năng, thói quen ý chí tự học để khơi dậy nội lực vốn có ở họ.
Nâng cao khả năng học tập hợp tác ở người học trong hoạt động học tập theo nhóm, bằng việc tạo ra các tình huống học tập có vấn đề mà để giải quyết các tình huống có vấn đề này phải có sự phối hợp giữa các thành viên trong nhóm.
Phát triển ở người học kỹ năng tự đánh giá kết quả học tập của bản thân, hình thành được kỹ năng tự điều chỉnh hoạt động học tập của mình.
1.3.5.3. Giáo án dạy học tích cực có ứng dụng Công nghệ thông tin
Giáo án dạy học tích cực có ứng dụng CNTT là giáo án được thiết kế có sự tích hợp những nội dung ứng dụng CNTT, thể hiện trên bảng động cho học sinh xem.
Tác giả Ngô Quang Sơn đã quan niệm: “Giáo án dạy học tích cực có ứng dụng CNTT là kế hoạch bài học, là kịch bản sư phạm đã được giáo viên chuẩn bị chi tiết trước khi lên lớp, thể hiện được mối quan hệ tương tác sư phạm giữa GV và HS, HS và HS (Giáo án dạy học tích cực) và một số nội dung kiến thức, kỹ năng quan trọng cần hình thành cho HS trong quá trình dạy học lại quá trìu tượng đối với các em mà các loại hình PTDH truyền thống (tranh ảnh giáo khoa, bản đồ, biểu đồ, mô hình, mẫu vật, thí nghiệm thật... ) không thể hiện nổi thì sẽ được số hoá (ứng dụng CNTT) và trở thành các thí nghiệm ảo, thí nghiệm mô phỏng, mô hình mô phỏng đơn giản hay các đoạn Video Clip...để trình chiếu trong một thời gian rất ngắn cho HS, đảm bảo phù hợp với nhu cầu nhận thức của HS, giúp cho HS tự mình chiếm lĩnh các kiến thức và kỹ năng mới”. [26, tr.18]
Như vậy, chúng ta có thể hiểu giáo án DHTC có ứng dụng CNTT trước hết phải là một giáo án thể hiện được đầy đủ những đặc trưng cơ bản của một giáo án DHTC và có ứng dụng CNTT, phải tích hợp thêm được các bức ảnh tĩnh, ảnh động, các đoạn Video Clip… khi có nhu cầu thực sự cần thiết.
Để phát huy hiệu quả của giáo án DHTC có ứng dụng CNTT thì GV nên giảng dạy trong môi trường học tập ĐPT. Vì trong môi trường học tập ĐPT tạo ra được sự tương tác giữa GV và HS, giữa GV và các phương tiện truyền thông, giữa HS và các phương tiện truyền thông tạo nhiều thuận lợi để GV thực hiện bài giảng.
Sơ đồ 1.3: Quan hệ tƣơng tác sƣ phạm diễn ra trong quá trình dạy học bằng giáo ánDHTC có ứng dụng CNTT
Từ đó ta có thể hiểu:
Giáo án DHTC có ứng dụng CNTT = Giáo án DHTC + ứng dụng CNTT ở mức cơ bản.
1.3.5.4. Giáo án dạy học tích cực điện tử
Trong quá trình thiết kế và sử dụng giáo án DHTC nếu GV ứng dụng CNTT ở mức nâng cao, tức là không chỉ dừng lại ở việc tích hợp được các ảnh tĩnh, ảnh động, các đoạn Video Clip,... như một giáo án DHTC có ứng dụng CNTT mà còn tạo ra một giáo án DHTC có tính “mở”, cho phép người học trực tiếp tương tác với các nội dung kiến thức có trong giáo án, để có thể tự mình khám phá, tìm hiểu những nội dung kiến thức ấy. Chẳng hạn khi GV dạy về ảnh hưởng của khí hậu và thổ nhưỡng đối với cây trồng bằng giáo án DHTC điện tử thì GV có thể sử dụng phần mềm Macromedia Flash để thiết kế được một thí nghiệm mô phỏng (tư liệu điện tử) mô tả về sự ảnh hưởng của khí hậu và thổ nhưỡng đối với mức độ sinh trưởng và phát triển của một loại cây trồng. Ví dụ trong tư liệu điện tử về sự sinh trưởng và phát triển của cây đậu cho phép HS tương tác được với tư liệu điện tử này, tức là khi HS thay đổi những thông số về nhiệt độ, ánh sáng... khác nhau thì sẽ cho những kết quả sinh trưởng, ra hoa kết trái của cây đậu là khác nhau.
Theo tác giả Ngô Quang Sơn: Giáo án dạy học tích cực điện tử (Giáo án DHTC điện tử) là kế hoạch bài học, là kịch bản sư phạm đã được giáo viên chuẩn bị
Người học PTDH Môi trường học tập ĐPT PTDH truyền thống và PTDH hiện đại Người dạy
chi tiết trước khi lên lớp, thể hiện được mối quan hệ sư phạm tương tác giữa GV và HS, HS và HS (Giáo án dạy học tích cực) và một số nội dung kiến thức, kỹ năng quan trọng cần hình thành cho HS trong quá trình dạy học lại quá trìu tượng đối với các em mà các loại hình PTDH truyền thống (tranh ảnh giáo khoa, bản đồ, biểu đồ, mô hình, mẫu vật, thí nghiệm thật... ) không thể hiện nổi thì sẽ được số hoá (ứng dụng CNTT) và trở thành các thí nghiệm ảo, thí nghiệm mô phỏng, mô hình mô phỏng... (tư liệu điện tử) và tạo được sự tương tác của HS với các tư liệu điện tử này. HS có thể thay đổi các thông số đưa vào nội dung tư liệu điện tử để thu được những kết quả nghiên cứu khác nhau. Các tư liệu điện tử này tạo được sự tương tác của HS với máy tính đã giúp HS tự mình phát hiện kiến thức và hình thành kĩ năng mới.[26, tr18]
Có thể khái quát: Giáo án dạy học tích cực điện tử là giáo án dạy học tích cực được thiết kế có sự tích hợp những nội dung ứng dụng CNTT không chỉ cho học sinh nghe, nhìn, mà còn cho học sinh tương tác.
Xét về hình thức, giáo án DHTC điện tử cũng giống như giáo án DHTC có ứng dụng CNTT vì chúng đều là những giáo án DHTC có tích hợp thêm yếu tố công nghệ.
Để phát huy hiệu quả của giáo án DHTC điện tử thì GV cũng nên giảng dạy trong môi trường học tập ĐPT. Sự tương tác diễn ra trong khi giảng dạy bằng giáo án DHTC điện tử ở môi trường học tập ĐPT cũng tương tự như khi giảng dạy bằng giáo án DHTC có ứng dụng CNTT.
PTDH truyền thống và PTDH hiện đại
Sơ đồ 1.4: Quan hệ tƣơng tác sƣ phạm diễn ra trong quá trình dạy học bằng giáo ánDHTC điệntử
Từ đó ta có thể nhận định:
Giáo án DHTC điện tử = Giáo án DHTC + ứng dụng CNTT ở mức nâng cao.
Người dạy Người học TBDH Môi trường học tập ĐPT PTDH truyền thống và PTDH hiện đại
1.4. Quản lý ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học ở trƣờng Trung học cơ sở
Quản lý ứng dụng CNTT trong quá trình dạy học với mục đích nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Các trường THCS khi quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học sẽ tập trung vào các đối tượng và nội dung quản lý sau:
1.4.1. Quản lý việc xây dựng và sử dụng phòng học đa phương tiện nhằm tích cực hóa quá trình nhận thức của học sinh cực hóa quá trình nhận thức của học sinh
1.4.1.1. Quản lý việc xây dựng phòng học đa phương tiện nhằm tích cực hóa quá trình nhận thức của học sinh
Để tiến hành quản lý việc xây dựng phòng học ĐPT, CBQL nhà trường cần phải lưu ý những điểm sau:
- Phòng học ĐPT, trước hết phải là một phòng học với đầy đủ các chức năng của một phòng học truyền thống đồng thời có tích hợp thêm các PTDH ĐPT (PTDH hiện đại) như: máy chiếu bóng, máy chiếu qua đầu, máy chiếu đa năng, màn chiếu, bản trong, bảng kỹ thuật số, hệ thống loa, tai nghe, máy ghi âm, máy quay phim, bảng cảm ứng,... và đặc biệt là không thể thiếu các giàn máy vi tính có kết nối mạng Internet, và kết nối mạng Lan với nhau.
- Phòng học ĐPT được xây dựng phải đảm bảo có sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố sư phạm và yếu tố công nghệ một cách khoa học. Đồng thời các phòng học ĐPT phải phù hợp với việc tổ chức hoạt động dạy học cho hầu hết các môn học hiện có trong các nhà trường phổ thông hiện nay.
- Để xây dựng được một phòng học ĐPT là hết sức tốn kém, với khả năng tài chính của các trường THCS thì khó có thể xây dựng được một phòng học ĐPT và càng khó khăn trong việc xây dựng cả hệ thống các phòng học ĐPT cho nhà trường. Vì vậy, nhà trường cần phải làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để tranh thủ tối đa sự đồng tình ủng hộ cả về tinh thần lẫn CSVC.
- Khi tiến hành xây dựng phòng học ĐPT cho nhà trường, CBQL cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng tình hình thực tế của nhà trường về CSVC hiện có, nhu cầu thực tế về PTDH hiện đại cho nhà trường (có tính đến tiến trình phát triển của nhà trường và sự lạc hậu của các PTDH hiện đại trong 3 đến 6 năm tới). Trên cơ sở thực tế của nhà trường, hiệu trưởng mới lập kế hoạch cho tiến hành xây dựng phòng học
ĐPT sao cho tránh được những lãng phí không cần thiết và phục vụ tốt cho nhu cầu dạy học của nhà trường.
1.4.1.2. Quản lý việc sử dụng phòng học đa phương tiện nhằm tích cực hóa quá trình nhận thức của học sinh
Ngay sau khi quản lý thành công việc xây dựng các phòng học ĐPT thì Hiệu trưởng phải tiến hành quản lý đưa các phòng học này vào sử dụng sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Muốn các phòng học ĐPT hoạt động có hiệu quả, Hiệu trưởng nhà trường cần phải làm tốt những công việc sau:
- Lên kế hoạch cho toàn bộ cán bộ GV, nhân viên của nhà trường tham gia lớp tập huấn về cách sử dụng hiệu quả các PTDH hiện đại được trang bị trong phòng học ĐPT.
- Cử một GV có trình độ tin học của nhà trường như GV tin học làm nhân viên phòng học ĐPT để hỗ trợ GV về mặt kỹ thuật trong quá trình GV sử dụng phòng học ĐPT tổ chức hoạt động dạy học.
- Nghiên cứu đề ra nội quy của phòng học ĐPT một cách chặt chẽ để cho tất cả mọi người đều có ý thức bảo vệ các phương tiện có trong phòng học ĐPT, cần phải có kế hoạch bảo dưỡng định kỳ những phương tiện này.
- Phải thường xuyên quan tâm đến hiệu quả sử dụng phòng học ĐPT.
1.4.2. Quản lý việc sử dụng các phần mềm dạy học để học sinh khai thác, khám phá kiến thức mới
Để GV của nhà trường có thể khai thác tính năng của các phần mềm được diễn ra theo chiều hướng thuận lợi, mỗi nhà trường nên nhờ thêm sự hỗ trợ từ phía các chuyên gia tin học. Sau khi nghiên cứu, tìm hiểu về các phần mềm dạy học, những GV này phải có trách nhiệm về triển khai những điều mà họ tìm hiểu được cho các thành viên trong tổ chuyên môn, cùng những GV khác trong tổ chuyên môn tiếp tục nghiên cứu và đi đến thống nhất việc ứng dụng các phần mềm để thiết kế tư liệu điện tử tích hợp vào GADHTC có ứng dụng CNTT một cách hợp lý.
1.4.3. Quản lý việc thiết kế và sử dụng giáo án dạy học tích cực có ứng dụng Công nghệ thông tin Công nghệ thông tin
1.4.3.1. Quản lý việc thiết kế giáo án dạy học tích cực có ứng dụng Công nghệ thông tin
Trong kế hoạch thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT phải đảm bảo mục tiêu, kế hoạch năm học của nhà trường, trên cơ sở kế hoạch chung ấy, CBQL chỉ đạo cho các tổ chuyên môn lập kế hoạch thực hiện và đẩy mạnh việc thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT. Khi lập kế hoạch thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT, CBQL cần dựa trên các nguyên tắc sau:
- Phù hợp với điều kiện và khả năng thực tế của đội ngũ CBGV nhà trường. - Gắn với từng chủ đề, từng bài cụ thể.
- Sử dụng hiệu quả PTDH hiện đại.
- Phù hợp với trình độ nhận thức của đối tượng HS nhà trường.
Mỗi tổ chuyên môn tiến hành các hoạt động có liên quan chặt chẽ tới việc thực hiện các mục tiêu thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT; đồng thời trên cơ sở đó giám sát và đánh giá việc thực hiện các mục tiêu đã đặt ra, trong những điều kiện cụ thể có thể điều chỉnh các hoạt động sao cho phù hợp.
* Tổ chức, chỉ đạo thực hiện việc thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT
Khi CBQL tiến hành chỉ đạo việc thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT phải định hướng cho GV tuân thủ các nguyên tắc của một GADHTC và ứng dụng CNTT một cách phù hợp đối với tùng nội dung kiến thức có trong bài dạy. Để làm được điều này, CBQL cần hướng dẫn GV làm tốt những công việc sau:
+ Tìm hiểu nội dung chủ đề, xác định mục tiêu, soạn giáo án (GADHTC). + Xác định phần nào, nội dung nào của bài cần sự hỗ trợ của CNTT. + Thu thập và xử lý chi tiết các tư liệu liên quan đến bài dạy
+ Kết quả: Đảm bảo sự chính xác về kiến thức, hình thức trình bày bài giảng trực quan, khoa học có sự cân đối giữa yếu tố công nghệ và yếu tố sư phạm.
Trong đó cần lưu ý:
- Đảm bảo nguyên tắc về mục tiêu bài dạy, thời gian và các bước lên lớp. - Cân nhắc khi sử dụng các PTDH hiện đại cho các nội dung kiến thức có trong bài dạy (không nên sử dụng trong toàn bộ tiết học).
- Các kiến thức, đoạn Video, Audio đưa vào trình chiếu phải được chọn lọc chính xác, dễ hiểu, thể hiện được logic cấu trúc của bài dạy.
- Tổ chức những hội thảo trao đổi kinh nghiệm ứng dụng CNTT trong dạy học để GADHTC có ứng dụng CNTT của GV nhà trường thiết kế sẽ ngày một chất lượng hơn.
* Kiểm tra, đánh giá việc thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT
Kiểm tra, đánh giá việc thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT với mục đích đặt ra các tiêu chí đánh giá chất lượng và hiệu quả quá trình thiết kế GADHTC có