trình thiết kế giáo án dạy học tích cực điện tử cho giáo viên và tổ chuyên môn
3.2.5.1. Mục đích của biện pháp
- Xây dựng quy trình thiết kế giáo án DHTCĐT.
- Hướng dẫn, chỉ đạo GV thực hiện đúng quy trình thiết kế để nâng cao chất lượng bài soạn và sử dụng hiệu quả giáo án DHTCĐT. Giúp cho việc thực hiện quy trình thiết kế giáo án DHTCĐT có tính khoa học, thống nhất và đạt hiệu quả cao.
- Tổ chức kiểm tra giám sát, thi đua khen thưởng động viên kịp thời nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của cán bộ GV.
- Đảm bảo tính đồng bộ giữa GV với HS, vận dụng phù hợp với kiến thức. Tránh tình trạng:
+ Lạm dụng chức năng trình diễn của các phần mềm + HS không ghi kịp bài, không kịp hiểu rõ vấn đề + Ứng dụng CNTT chỉ là hình thức
3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Lãnh đạo trường nắm vững chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, Bộ, Sở về ứng dụng CNTT theo kịp sự phát triển CNTT, đặc biệt việc sử dụng giáo án DHTCĐT để hướng dẫn và quản lý đạt hiệu quả cao nhất.
Khi GV đã được đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng tin học cơ bản, nắm bắt được các phần mềm tiện ích trong việc ứng dụng vào thiết kế và sử dụng giáo án
DHTCĐT đồng thời hiểu rõ được tiện ích của ứng dụng CNTT trong dạy học thì vấn đềkhó khăn đối với họ là làm thế nào để thiết kế thành công giáo án DHTCĐT và sử dụng nó có hiệu quả nhất. Qua điều tra cho thấy sự chỉ đạo thực hiện quy trình thiết kế ở các đơn vị chưa được thống nhất và phụ thuộc chủ yếu vào sự tự tìm tòi, học hỏi của bản thân GV. Qua nghiên cứu tác giả mạnh dạn đưa ra các nội dung và phương thức chỉ đạo công tác này tại đơn vị như sau:
Thứ nhất:Xây dựng quy trình thiết kế giáo án DHTCĐT
Giáo án DHTCĐT là sự tích hợp hài hòa giữa các phương pháp, biện pháp dạy học tích cực với CNTT. Giáo án DHTCĐT không chỉ thể hiện yếu tố công nghệ. Các bản trình chiếu đơn giản được thiết kế trên PowerPoint hay một số phần mềm trình diễn không thể coi là giáo án DHTCĐT và đem sử dụng trong tiết DHTC. Coi giáo án DHTCĐT là sự tích hợp của giáo án dạy học tích cực vào môi trường ứng dụng CNTT. GV phải thấy rằng việc thực hiện BGTCĐT là thực hiện một tiết DHTC có ứng dụng CNTT. Giáo án DHTCĐT vừa là giáo án vừa là một loại hình PTDH. Giáo án DHTCĐT là giáo án DHTC được nhúngvào môi trường CNTT. CBQL nhà trường giới thiệu cho GV mô hình ứng dụng CNTT trong dạy học:
Mô hình 3.2: Mô hình ứng dụng CNTT trong dạy học
Mối quan hệ hữu cơ giữa giáo án DHTCĐT và giáo án DHTC đó được các chuyên gia giáo dục và chuyên gia CNTT của UNESCO PARIS thể hiện như sau:
+ Giáo án dạy học tích cực điện tử = Giáo án dạy học tích cực + ứng dụng CNTT. Hay là:
GV thiết kế GADHTC
Môi trường ứng dụng CNTT Mức 1: Ứng dụng CNTT ở mức đơn
giản, mức phổ cập (mức cơ bản). GV có kiến thức kĩ năng tin học cơ bản
Mức 2: Ứng dụng CNTT ở mức nâng cao. GV có kiến thức kĩ năng tin học nâng cao hoặc GV có thể kết hợp với GV tin học hay các chuyên gia CNTT
GADHTC có ứng dụng CNTT
GADHTC điện tử
+ Giáo án dạy học tích cực điện tử = Giáo án dạy học tích cực trong môi trường ứng dụng CNTT.
- Giáo án DHTCĐT sẽ gồm 2 phần: Phần giáo án DHTCĐT (Theo cấu trúc giáo án DHTC cụ thể viết tay hoặc sử dụng MS.Word, đánh máy trên máy vi tính) và Phần có ứng dụng CNTT (các thí nghiệm ảo, thí nghiệm mô phỏng, mô hình mô phỏng, Video Clip... được thiết kế qua các phần mềm) được thiết kế trên máy vi tính.
Với định hướng mới và chính xác về giáo án DHTCĐT, GV sẽ biết cách thiết kế giáo án DHTCĐT hiệu quả theo các bước sau:
Bước 1: Thiết kế giáo án dạy học tích cực nhằm tích cực hoá quá trình nhận
thức, quá trình tư duy của HS trong quá trình dạy học theo cấu trúc sau: Mục tiêu bài học Chuẩn bị các loại hình PTDH truyền thống và các loại hình PTDH hiện đại Sử dụng hệ thống phương pháp, biện pháp phù hợp Thiết kế tiến trình dạy học (Giải quyết tuần tự từng nhiệm vụ nhận thức cho HS bao gồm các thao tác định hướng của GV và thao tác thi công của HS cho đến khi HS tự mình chiếm lĩnh kiến thức mới...). Giáo án DHTC có thể thiết kế trên phần mềm MS.Word hoặc MS.PowerPoint. Giáo án DHTC là sự chuẩn bị của GV trước khi lên lớp.
Bước 2: Chọn và chắt lọc kỹ một số nội dung cụ thể ứng dụng CNTT trong dạy học theo nguyên tắc sau:
+ Trong bài dạy có nội dung kiến thức quá trừu tượng mà các loại hình phương tiện dạy học truyền thống không thể hiện được (ví dụ: dạy về động cơ nhiệt hút, nén, nổ, xả, cấu trúc nguyên tử, hạt nhân.... mà chỉ sử dụng tranh giáo khoa tĩnh hay mô hình tĩnh thì quá trừu tượng với HS, cần thiết kế mô hình động mô phỏng... bằng phần mềm Macromedia Flash, hay các phần mềm hỗ trợ khác).
+ GV và HS không thể tiến hành được thí nghiệm chứng minh, thí nghiệm nghiên cứu ở trên lớp vì thí nghiệm quá nguy hiểm, độc hại, đắt tiền (Thiết kế và sử dụng thí nghiệm ảo, thí nghiệm mô phỏng hoặc tiến hành thí nghiệm thật trong phòng thí nghiệm thành các đoạn Video Clip).
+ Những hiện tượng tự nhiên mà HS không biết và không thể tiếp cận được, ví dụ: sóng thần, núi lửa... Phải sử dụng các đoạn Video Clip cho HS xem trong quá trình dạy học.
Bước 3: Thiết kế các thí nghiệm ảo, thí nghiệm mô phỏng, mô hình mô phỏng... tạo sự tương tác giữa HS và máy vi tính bằng phần mềm Macromedia Flash.
Bước 4: Tích hợp các thí nghiệm ảo, thí nghiệm mô phỏng, mô hình mô phỏng... vào các nội dung phù hợp trong giáo án dạy học tích cực để trình bày, biểu diễn trong quá trình dạy học (có thể tạo các Hyperlink trong MS.Word hay MS.PowerPoint).
Bước 5: Đóng gói toàn bộ nội dung dữ liệu giáo án DHTCĐT (Như thế giáo
án dạy học tích cực đó đã được nhúng vào môi trường ứng dụng CNTT).
Thứ hai: Quản lý quy trình thiết kế giáo án dạy học tích cực điện tử
- Tập huấn, bồi dưỡng cho CBGV những kiến thức cơ bản về thiết kế giáo án DHTCĐT
- Xây dựng các nguyên tắc cơ bản trong việc thiết kế giáo án DHTCĐT
+ Việc thiết kế giáo án DHTCĐT phải luôn hướng vào mục tiêu đào tạo và phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS.
+ Việc thiết kế giáo án DHTCĐT phải góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tích cực, phát triển tư duy độc lập cho HS.
+ Việc thiết kế giáo án DHTCĐT ở từng trường THCS phải phù hợp với điều kiện PTDH, trình độ tin học của đội ngũ CBQLGD và GV.
+ Chỉ đạo các tổ chuyên môn căn cứ vào kế hoạch của trường để lên kế hoạch chung của tổ, của từng giáo viên. Thường xuyên tổ chức các buổi thuyết trình các thao tác thiết kế giáo án DHTCĐT nhằm góp ý rút kinh nghiệm, góp phần hoàn thành quan niệm và định hướng thiết kế và sử dụng giáo án DHTCĐT.
Trong quản lý nhà trường tổ chuyên môn có vị trí hết sức quan trọng trong việc quản lý quá trình dạy học. Để làm tốt công tác này thì ngay từ đầu năm học, mỗi tổ chuyên môn phải hoạt động theo kế hoạch chung của nhà trường và yêu cầu tổ chuyên môn có kế hoạch cụ thể, rõ ràng, từng tuần, từng tháng, từng học kì và cả năm học theo đặc trưng riêng của từng tổ, nhóm. Tổ chuyên môn cần xây dựng chuyên đề sinh hoạt riêng, chuyên sâu về cách thiết kế và sử dụng giáo án DHTCĐT, dành một thời gian nhất định trong tổng thời gian sinh hoạt tổ để thảo luận, góp ý, đánh giá, áp dụng thử, triển khai việc thiết kế và sử dụng giáo án
DHTCĐT. Các thành viên rà soát lại các bài dạy và đề xuất những bài nào hoặc nội dung nào có thể thiết kế giáo án DHTCĐT hiệu quả. Từ đó, tổ có một danh mục các giáo án DHTCĐT. Ngoài ra tổ trưởng chuyên môn còn chỉ đạo các thành viên trong tổ mình tập trung xây dựng mẫu một giáo án DHTCĐT của một môn học nào đó. Trước hết nhóm trưởng chuyên môn sẽ nêu ra một tiết dạy cụ thể có thể kết hợp giáo án DHTC với ĐPT, sau đó GV có thể xem cấu trúc SGK, sách hướng dẫn các tài liệu tham khảo và kiến thức tin học có được… Cùng nhau xác định trọng tâm của bài từ đó xác định mục tiêu của bài (về kiến thức, kỹ năng, thái độ). Lưu ý giáo viên là “Mỗi hoạt động nhận thức nên bắt đầu bằng một động từ chỉ hành động”. Từ đó, giáo viên sẽ dễ dàng kiểm tra học sinh có thực hiện được mục tiêu của bài học không. Sau đó, dự kiến cách đo lường các mục tiêu vừa đưa ra. VD: để giải quyết mục tiêu thứ nhất của bài học thì giáo viên đưa ra Những bài tập gì? Những câu hỏi gì? Sử dụng hình ảnh hay đoạn phim nào? Cần đa phương tiện gì? Giải
quyết hoạt động đó bằng cách nào? Muốn vậy giáo viên phải có sự lựa chọn bài tập
(hay ví dụ) lựa chọn phương pháp, phương tiện sao cho phù hợp để kiểm tra được kết quả học tập của các em ngay ở trên lớp. Đây là vấn đề cốt lõi của một giáo án DHTC nói chung và của một giáo án DHTCĐT nói riêng. Bên cạnh đó giáo viên còn phải bố trí thời gian cho từng phần để đảm bảo tiến độ bài dạy.
Sau khi tập hợp được ý kiến thống nhất lập thành cấu trúc một giáo án DHTCĐT thì tổ chuyên môn cử ra một thành viên trong tổ về nhà thiết kế lại cho chi tiết. Sau đó thực nghiệm trên lớp và tổ chuyên môn trực tiếp rút kinh nghiệm, bổ sung. Từ đó giáo viên trong tổ có những hình thức áp dụng cho đối tượng học sinh lớp mình một cách thích hợp hơn.
Bằng hình thức sinh hoạt này, giáo viên có nhiều cơ hội để học tập kinh nghiệm lẫn nhau, có điều kiện tìm hiểu sâu, hiểu kỹ và hiểu đúng nhờ sự trao đổi tập thể.
+ Trên cơ sở lý luận và thực tế rút kinh nghiệm qua các giáo án được thiết kế sử dụng giáo án DHTCĐT đúc kết thành văn bản chỉ đạo mang tính pháp quy.
+ Chỉ đạo Chi đoàn thanh niên là nòng cốt trong học tập và nâng cao trình độ ngoại ngữ tin học.
Hiệu trưởng làm trưởng ban trong đó có tiểu ban thiết kế và sử dụng giáo án DHTCĐT để theo dõi, giúp đỡ các CB, GV, tích hợp và triển khai các hoạt động về ứng dụng CNTT, thiết kế và sử dụng giáo án DHTCĐT trong nhà trường, coi tiêu chí thiết kế và sử dụng giáo án DHTCĐT là một tiêu chí thi đua trong nhà trường.
+ Kết hợp với Công đoàn nhà trường xây dựng chương trình hành động thúc đẩy động viên, triển khai thực hiện.
+ Tổ trưởng chuyên môn nhận kế hoạch phổ biến đến cho từng giáo viên, theo dõi tiến độ thực hiện của từng cá nhân, báo cáo hàng tuần với BGH.
+ Mời chuyên gia về nói chuyện, trao đổi, tư vấn và tập huấn…
+ Thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá việc thiết kế và sử dụng giáo án DHTCĐT.
Cần lưu ý phải xây dựng quy chế quản lý phù hợp cho từng mảng công việc, từng đối tượng tham gia.