Biện pháp 4: Chỉ đạo việc xây dựng quy trình thiết kế và thực hiện quy

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng từ nay đến năm 2020 (Trang 86)

trình thiết kế giáo án dạy học tích cực có ứng dụng Công nghệ thông tin cho giáo viên và tổ chuyên môn

3.2.4.1. Mục đích của biện pháp

Xây dựng được một quy trình chuẩn áp dụng cho GV THCS giảng dạy ở tất cả các bộ môn khi thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT.

3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Để xây dựng được một quy trình chuẩn áp dụng cho GV THCS giảng dạy ở tất cả các bộ môn khi thiết kế giáo án DHTC có ứng dụng CNTT, cụ thể như sau:

Mô hình 3.1: Ứng dụng CNTT hiệu quả trong quá trình dạy học

Giáo viên chọn bài

Giáo viên thiết kế giáo án DHTC

Sử dụng thiết bị dạy học hiện đại. Nhúng nội dung kiến thức vào môi trường CNTT

Sử dụng thiết bị dạy học truyền thống Thể hiện trên bảng tĩnh, thí nghiệm thật. Học sinh nhìn và rút ra kết luận Bài dạy học tích cực Giáo án DHTC có ứng dụng CNTT Giáo án DHTC điện tử Môi trường dạy học

đa phương tiện

Môi trường dạy học đa phương tiện Thể hiện trên bảng tĩnh, bảng động:

Thí nghiệm ảo, thí nghiệm mô phỏng. Học sinh nghe nhìn và rút ra kết luận

Thể hiện trên bảng tĩnh, bảng động: Thí nghiệm ảo, thí nghiệm mô phỏng. Học sinh nghe nhìn, tương tác và rút ra kết luận

Sau khi nhà trường đã tiến hành bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học cơ bản và trình độ sử dụng các phần mềm dạy học cho CBGV thì công việc tiếp theo khó khăn hơn đó là làm thế nào để giúp CBGV ứng dụng được những điều họ đã học vào việc thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT.

- Tổ chuyên môn ở trường THCS 1 tháng họp 2 lần, CBQL cần tăng cường chỉ đạo các tổ chuyên môn đưa nội dung thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT vào sinh hoạt chuyên môn. Cách tiến hành như sau: các GV cùng trao đổi, lựa chọn những bài dạy có thể ứng dụng hiệu quả CNTT sau đó phân công thiết kế, xây dựng thành chuyên đề, rút kinh nghiệm và triển khai dạy. Qua điều tra thực tế ở các trường cho thấy, cả 23 trường THCS của huyện Tiên Lãng chưa có quy trình hướng dẫn GV thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT. Cho nên tác giả mạnh dạn đề xuất quy trình thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT như sau:

Trước hết mỗi GV cần nắm được bản chất của GADHTC có ứng dụng CNTT:

Để thiết kế được GADHTC phải trải qua 4 giai đoạn:

* Giai đoạn 1: Xác định mục tiêu bài học

Để xác định được mục tiêu của bài học GV cần phải làm tốt những việc sau:

- Tìm hiểu những yêu cầu chung của chương trình môn học, căn cứ vào nội dung bài học và năng lực hiện có của HS.

- Trên cơ sở đó xác định mục tiêu của bài học ở các phương diện về kiến thức, kỹ năng, thái độ cần đạt ở HS.

+ Những yêu cầu về nắm vững tri thức, gồm các cấp độ: Biết, hiểu, ứng dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá. Giai đoạn 1 Xác định mục tiêu bài học Giai đoạn 4 Thiết kế các hoạt động nhận thức của HS Giai đoạn 3 Lựa chọn và phối hợp các PPDH Giai đoạn 2 Lựa chọn TBDH

+ Những yêu cầu về kỹ năng, có các kỹ năng: nhận biết, vận dụng, thực hành…

+ Những yêu cầu về giáo dục thái độ cho HS, có các cấp độ: Tiếp thu, hưởng ứng, đánh giá, tổ chức giá trị mới, hành động theo giá trị…

+ Những yêu cầu về phát triển nhận thức cho HS như: Chú ý, quan sát, tưởng tượng, tư duy, cảm xúc, khả năng sáng tạo…

* Giai đoạn 2: Lựa chọn PTDH

Khi lựa chọn PTDH, GV cần phải dựa vào CSVC hiện có của nhà trường, xác định được các PTDH mà mình cần dùng trong bài dạy đồng thời có các phương án dự phòng khi các PTDH có thể bị hỏng, mất điện,...khi đang sử dụng. Ngoài ra GV cũng cần lựa chọn PTDH phù hợp với nội dung bài học, ý đồ sư phạm của mình và trình độ nhận thức của HS.

* Giai đoạn 3: Lựa chọn và phối hợp các PPDH

Lựa chọn và phối hợp các PPDH để có một giờ dạy đạt hiệu quả, GV cần phải căn cứ vào:

- PTDH

- Nội dung kiến thức cần truyền đạt - Đặc điểm về đối tượng người học - Đặc điểm của các PPDH.

Khi lựa chọn và phối hợp các phương pháp trong một bài dạy, GV cần lưu ý: Không có PPDH nào là vạn năng. Mỗi một PPDH đều có ưu nhược điểm riêng của nó cho nên cần phải phối hợp các phương pháp để lấy ưu điểm của phương pháp này khắc phục nhược điểm của phương pháp kia.

* Giai đoạn 4: Thiết kế các hoạt động nhận thức của HS

Các hoạt động được thiết kế trong bài học cần phải được GV thực hiện theo tiến trình bài dạy, các hoạt động này phải phù hợp với phương tiện, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học mà GV đã lựa chọn trước đó.

Có thể có những loại hoạt động sau:

- Loại hoạt động khởi động: Đây là loại hoạt động được thực hiện vào đầu giờ học với mục đích gây hứng thú học tập để HS hứng khởi bước vào bài học mới hoặc ôn lại kiến thức cũ có liên quan đến nội dung bài học mới hoặc cung cấp thông

tin chính của bài học mới. GV cũng có thể khởi động giờ học bằng hình thức tổ chức trò chơi mà thông qua đó GV vừa có thể nhắc lại kiến thức, kỹ năng cũ đồng thời cũng có thể giới thiệu kiến thức, kỹ năng mới. Việc lựa chọn khởi động giờ học cho HS ra sao không nên dập khuôn máy móc mà mỗi GV cần phải căn cứ vào nội dung bài mới, vị trí của bài mới trong chương trình, vào PTDH và cũng cần phải căn cứ vào trình độ nhận thức của đối tượng người học,… để làm sao có thể lựa chọn được hình thức khởi động giờ học phù hợp nhất, giúp cho HS có được tâm thế tốt nhất để bước vào bài học mới.

- Loại hoạt động thực hiện những mục tiêu cơ bản của bài học: Loại hoạt động này được thực hiện vào thời gian chính của giờ học, bao gồm các hoạt động học tập của HS dưới sự tổ chức, hướng dẫn của GV.

- Loại hoạt động kết thúc bài học: Loại hoạt động này diễn ra vào cuối giờ học, bao gồm các hoạt động với mục đích:

+ Tổng kết nội dung chính, kiến thức trọng tâm của giờ học

+ Hoạt động vận dụng kiến thức, kỹ năng mới học vào giải quyết các vấn đề có liên quan.

+ Tiếp nhận những nhiệm vụ nối tiếp về bài học ở nhà và chuẩn bị bài mới. Để thiết kế được các hoạt động đem lại hiệu quả trong quá trình dạy học, GV cần phải lưu ý những điểm sau:

Không nên chia một bài học thành quá nhiều hoạt động, vì như thế sẽ không thể làm nổi bật lên nội dung kiến thức và kỹ năng ở mỗi hoạt động, đồng thời cũng rất khó khăn trong việc tổ chức hoạt động dạy học.

Khi viết từng hoạt động nhận thức, GV cần nêu đủ những thông tin sau: (1) Tên của hoạt động nhận thức (nhiệm vụ nhận thức)

(2) Mục tiêu của hoạt động nhận thức

(3) Các việc làm cụ thể của GV và HS sẽ diễn ra (4) PTDH cần sử dụng

(5) Dự kiến thời gian

(6) Kết quả của hoạt động nhận thức

Trên cơ sở GV đã nắm vững việc thiết kế GADHTC, CBQL có thể hướng dẫn GV thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT theo quy trình sau:

* Bƣớc 1: Chuẩn bị

Chuẩn bị chu đáo trước khi soạn giáo án sẽ giúp cho quá trình thiết kế giáo án của GV được diễn ra thuận lợi và nâng cao được chất lượng của giáo án. Để chuẩn bị cho việc thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT, GV cần làm tốt những công việc sau:

- Tìm hiểu kỹ nội dung bài dạy để nắm được nội dung kiến thức trọng tâm của bài dạy.

- Soạn trước giáo án cho bài dạy theo cấu trúc của GADHTC.

* Bƣớc 2: Xây dựng ý tưởng cho việc thiết kế nội dung tư liệu điện tử sẽ tích hợp vào GADHTC.

Ý tưởng là khởi nguồn của mọi sự thành công cho nên đây là bước hết sức quan trọng. Ở bước này, GV cần thực hiện những công việc sau:

- Hình dung được toàn bộ tiến trình hoạt động sư phạm sẽ diễn ra trong giờ dạy. - Căn cứ vào mục tiêu của bài học và các hoạt động trong giờ dạy đã xác định. Trên cơ sở đó xác định xem phần nào, nội dung nào của bài dạy cần đến sự hỗ trợ của CNTT.

- Đối với những nội dung, đơn vị kiến thức cần đến sự hỗ trợ của CNTT thì ý tưởng ứng dụng CNTT vào đó như thế nào, cần thiết ở mức độ nào. Để giải quyết tốt những vấn đề này phải phụ thuộc vào trình độ tin học, năng lực sư phạm của mỗi GV.

* Bƣớc 3: Thực hiện các ý tưởng trên máy (Thiết kế nội dung tư liệu điện tử) - Xử lý chuyển các nội dung trên vào máy tính để được một GADHTC có ứng dụng CNTT bằng các phần mềm dạy học.

- Ý tưởng cho việc thiết kế nội dung các tư liệu điện tử tích hợp vào GADHTC là do GV nghĩ ra, tuy nhiên để biến những ý tưởng ấy thành hiện thực, tức là có thể thể hiện được những ý tưởng trên máy tính lại là một việc không hề đơn giản, bởi nó còn phụ thuộc vào trình độ tin học của GV, chức năng của các phần mềm dạy học. Khi thực hiện ý tưởng của mình không được nếu là do trình độ tin học còn hạn chế thì GV có thể tìm đến đồng nghiệp hoặc các chuyên gia tin học để được tư vấn, giúp đỡ. Còn nếu là do hạn chế của công nghệ, tức là với công nghệ hiện tại vẫn chưa thể thực hiện được thì GV buộc phải từ bỏ ý tưởng ban đầu và tìm

đến với ý tưởng khác. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng nỗ lực và sự linh hoạt, tùy cơ ứng biến của GV.

- Khi tiến hành thiết kế trên máy phải luôn chú ý đến yếu tố thời gian, tính khoa học, tính sư phạm.

* Bƣớc 4: Kiểm tra và hoàn thiện công việc thiết kế nội dung tư liệu điện tử - Chạy thử nội dung tư liệu điện tử đã thiết kế được trên máy tính để điều chỉnh những sai sót về mặt kỹ thuật và sự bất hợp lý trong thiết kế.

- Cuối cùng sau khi đã hoàn thiện nội dung tư liệu điện tử để tích hợp vào GADHTC cần phải có phương án sao lưu dự phòng (lưu lại trên máy tính, lưu vào USB, lưu vào đĩa CD… và lưu trên mạng Internet dưới dạng thư điện tử cũng rất tiện lợi và an toàn).

Một phần của tài liệu Quản lý ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trung học cơ sở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng từ nay đến năm 2020 (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)