Yên Bái là tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa, là 1 trong 13 tỉnh vùng núi phía Bắc, nằm giữa 2 vùng Đông Bắc và Tây Bắc. Phía Bắc giáp tỉnh Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía Đông giáp 2 tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang và phía Tây giáp tỉnh Sơn La. Yên Bái có 9 đơn vị hành chính (1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện) với tổng số 180 xã, phƣờng, thị trấn (159 xã và 21 phƣờng, thị trấn); trong đó có 70 xã vùng cao và 62 xã đặc biệt khó khăn đƣợc đầu tƣ theo các chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nƣớc, có 2 huyện vùng cao Trạm Tấu, Mù Cang Chải (đồng bào Mông chiếm trên 80%) nằm trong 61 huyện nghèo, đặc biệt khó khăn của cả nƣớc.. Yên Bái là đầu mối và trung độ của các tuyến giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng thuỷ từ Hải Phòng, Hà Nội lên cửa khẩu Lào Cai, là một lợi thế trong việc giao lƣu với các tỉnh bạn, với các thị trƣờng lớn trong và ngoài nƣớc.
33 Trong những năm qua, tỉnh Yên Bái đã đạt đƣợc những kết quả nhất định trên nhiều lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội. Nền kinh tế tiếp tục phát triển với tốc độ tăng trƣởng bình quân giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012 là 13,33%.
Nông, lâm nghiệp chuyển dịch tích cực theo hƣớng sản xuất hàng hóa; phát triển vùng sản xuất lúa hàng hoá năng suất, chất lƣợng cao và vùng ngô hàng hoá trên đất 2 vụ lúa, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh tăng năng suất, đƣa năng suất lúa từ 38,89 tạ/ha năm 2005 lên 50,2 tạ/ha năm 2010; tổng sản lƣợng lƣơng thực đạt 46.000 tấn, tăng 6.000 tấn so với đầu nhiệm kỳ, góp phần đảm bảo an ninh lƣơng thực trên địa bàn và cung cấp một phần lƣơng thực cho thị trƣờng.
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có bƣớc phát triển mạnh, tốc độ tăng trƣởng của ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp bình quân đạt 19,7%; giá trị sản lƣợng công nghiệp tăng 2,5 lần so với năm 2008. Nét nổi bật của phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trong 5 năm qua là phát huy tiềm năng thế mạnh về khoáng sản để mở rộng đầu tƣ và phát triển cả về khai thác và chế biến sâu; tăng cƣờng đầu tƣ trong lĩnh vực vật liệu xây dựng đảm bảo cả về quy mô và chất lƣợng; giữ vững các ngành nghề truyền thống và phát triển một số ngành nghề mới.
Hạ tầng cơ sở đƣợc quan tâm đầu tƣ, đặc biệt là việc tuyên truyền huy động sức dân làm đƣờng giao thông nông thôn đƣợc triển khai thực hiện tốt với phƣơng châm “Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm” tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội, an ninh - quốc phòng của huyện.
Hoạt động thƣơng mại, dịch vụ, du lịch cũng có nhiều khởi sắc…
Bên cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc, vẫn còn có những tồn tại trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế chƣa tƣơng xứng với tiềm năng và chƣa bền vững; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm,
34 chất lƣợng, hiệu quả chƣa cao. Thu cân đối ngân sách trên địa bàn tỉnh hàng năm còn thấp. Hiệu quả đầu tƣ thấp, tình trạng lãng phí, thất thoát vốn đầu tƣ còn xảy ra.
Công tác thu ngân sách và phân bổ ngân sách luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong nhiều năm qua, đối với công tác thu ngân sách trên địa bàn tỉnh vẫn dựa nhiều vào các khoản thu về đất (tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, giao đất có thu tiền, đấu giá quyền sử dụng đất…). Các nguồn thu này không phản ánh đƣợc sự phát triển của nền kinh tế của địa phƣơng và không mang tỉnh bền vững. Đi kèm với đó là tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân diễn biến phức tạp mỗi khi có dự án thu hồi đất làm đƣờng hoặc các công trình khác. Không những thế, công tác quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh còn chƣa đƣợc sâu sát, dẫn tới nhiều quỹ đất sử dụng không có hiệu quả, gây lãng phí. Đoàn Thanh tra liên ngành theo Quyết định số 185/QĐ-TTr ngày 24/9/2013 và Quyết định số 429/QĐ-TTr ngày 31/10/2013 của Chánh Thanh tra tỉnh Yên Bái đã tiến hành kiểm tra tình hình sử dụng đất tại 28 đơn vị (với 33 quỹ đất đƣợc kiểm tra), kết quả đã kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định thu hồi đối với 31 quỹ đất, tổng diện tích kiến nghị thu hồi là 552.142,7m2 đất, trong đó có 6.517m2 đất của các hộ gia đình đang quản lý và sử dụng, diện tích còn lại 545.628,7m2 đất là của các cơ quan, tổ chức đang quản lý và sử dụng không có hiệu quả hoặc bỏ hoang gây lãng phí.
Nhƣ vậy, đối với cả công tác thu ngân sách và phân bổ ngân sách tại tỉnh Yên Bái trong những năm qua vẫn còn có những hạn chế, cần phải sớm khắc phục.
35
Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu về kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái năm 2012
Chỉ tiêu Đơn vị
tính
Giá trị thực hiện
1. Tăng trƣởng kinh tế 13,5
+ Nông, lâm nghiệp % 5
+ Công nghiệp, xây dựng % 18
+ Dịch vụ % 14,2 2. Thu nhập bình quân đầu ngƣời Triệu đồng 15,5 3. Tổng sản lƣợng lƣơng thực có hạt tấn 268.000 4. Sản lƣợng chè búp tƣơi tấn 91.000 5. Tăng tổng đàn gia súc chính % 3 6. Trồng mới rừng sản xuất Ha 15.000 7. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn Tỷ đồng 3.900 8. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu
dịch vụ tiêu dùng Tỷ đồng 7.000 9. Kim ngạch xuất khẩu trực tiếp Triệu USD 40 10. Tổng thu ngân sách tỉnh Tỷ đồng 1.100 11. Tổng vốn đầu tƣ phát triển trên địa bàn Tỷ đồng 7.500 12. Tạo việc làm mới Lao động 17.600 13. Tỷ lệ hộ nghèo giảm (so với năm 2011) % 3
Hiện nay tỉnh Yên Bái đang trong quá trình xây dựng và phát triển, chú trọng công tác xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Về kinh tế, giá trị của lĩnh vực dịch vụ đang chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số GDP của tỉnh. Công nghiệp-xây dựng với lợi thế nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú (quặng, đá…) và thƣơng mại, du lịch có thế mạng đƣợc thiên nhiên ƣu đãi với nhiều danh lam, thắng cảnh đẹp. Tuy nhiên chƣa đƣợc
36 khai thác và sử dụng có hiệu quả. Do đó nguồn ngân sách không thể đáp ứng so với nhu cầu chi tiêu. Tổng thu ngân sách của tỉnh mới chỉ đáp ứng đƣợc khoảng 70-80% nhiệm vụ chi thƣờng xuyên. Vì vậy, trong thời gian qua công tác phân bổ ngân sách cho đầu tƣ phát triển các ngành kinh tế trọng điểm chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, chƣa phát huy đƣợc tối đa lợi thế và tiềm năng của các ngành, các thành phần kinh tế.