1.3.1. Hƣớng dẫn lập dự toán phân bổ NSNN.
Hàng năm, căn cứ Chỉ thị của Thủ tƣớng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách năm sau, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tƣ ban hành Thông tƣ hƣớng dẫn xây dựng dự toán ngân
30 sách Nhà nƣớc, hƣớng dẫn lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và thông báo số kiểm tra dự toán NSNN. Căn cứ vào đó, các Bộ, cơ quan ở Trung ƣơng hƣớng dẫn và thông báo số kiểm tra dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc; UBND cấp trên hƣớng dẫn và thông báo số kiểm tra dự toán ngân sách cho các đơn vị và UBND cấp dƣới trực thuộc.
1.3.2. Lập, thảo luận và tổng hợp dự toán NSNN.
Bộ Tài chỉnh chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ trình Thủ tƣớng Chính phủ giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho các cơ quan ở Trung ƣơng theo từng lĩnh vực; nhiệm vụ thu, chi, tỷ lệ phần trăm các khoản thu phân chia, mức bổ sung cân đối cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng.
1.3.3 Quyết định phân bổ và giao dự toán NSNN
Nhận đƣợc quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách của Thủ tƣớng Chính phủ, UBND các cấp trình HĐND cùng cấp quyết định dự toán ngân sách địa phƣơng, phƣơng án phân bổ ngân sách cấp mình và mức bổ sung ngân sách cho cấp dƣới.
31
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
NSNN là một bộ phận quan trọng và đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống tài chính quốc gia. Ngân sách nhà nƣớc Việt Nam gồm Ngân sách Trung ƣơng (NSTW) và Ngân sách địa phƣơng (NSĐP). Ngân sách địa phƣơng có NS của đơn vị hành chính các cấp có HĐND và UBND. Phù hợp với mô hình tổ chức chính quyền Nhà nƣớc ta hiện nay, NSĐP bao gồm NS cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng; NS cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và NS cấp xã, phƣờng, thị trấn.
Về nguyên tắc, quá trình lập dự toán, phân bổ NSNN đƣợc thực hiện thống nhất từ Trung ƣơng đến các địa phƣơng, tuân thủ theo đúng các quy định của Luật Ngân sách Nhà nƣớc và các văn bản hƣớng dẫn thi hành. Tuy nhiên, đối với từng địa phƣơng lại có những điều kiện về kinh tế, xã hội, địa lý, dân cƣ…khác nhau, do đó công tác phân bổ ngân sách của từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng cũng có những điểm rất riêng biệt.
32
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN BỔ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2009-2012
Dựa trên những cơ sở lý luận đã nghiên cứu tại Chƣơng 1, nội dung chƣơng này tập trung đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại tỉnh Yên Bái thông qua 2 lĩnh vực đó là: Phân bổ ngân sách chi thƣờng xuyên và Phân bổ ngân sách Nhà nƣớc chi đầu tƣ phát triển (đối với mỗi lĩnh vực cần phải xác định đƣợc nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ ngân sách).
Căn cứ các số liệu thu thập đƣợc, xây dựng đƣợc các biểu, bảng thể hiện kết quả phân bổ ngân sách Nhà nƣớc trong lĩnh vực chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ phát triển tại tỉnh Yên Bái giai đoạn 2009-2012, so sánh, đánh giá số liệu thực tế qua các năm để rút ra đƣợc những vấn đề đặt ra từ thực trạng công tác phân bổ ngân sách giai đoạn 2009-2012. Từ đó làm cơ sở để đƣa ra các giải pháp hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách Nhà nƣớc.
2.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH YÊN BÁI
Yên Bái là tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa, là 1 trong 13 tỉnh vùng núi phía Bắc, nằm giữa 2 vùng Đông Bắc và Tây Bắc. Phía Bắc giáp tỉnh Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía Đông giáp 2 tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang và phía Tây giáp tỉnh Sơn La. Yên Bái có 9 đơn vị hành chính (1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện) với tổng số 180 xã, phƣờng, thị trấn (159 xã và 21 phƣờng, thị trấn); trong đó có 70 xã vùng cao và 62 xã đặc biệt khó khăn đƣợc đầu tƣ theo các chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nƣớc, có 2 huyện vùng cao Trạm Tấu, Mù Cang Chải (đồng bào Mông chiếm trên 80%) nằm trong 61 huyện nghèo, đặc biệt khó khăn của cả nƣớc.. Yên Bái là đầu mối và trung độ của các tuyến giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng thuỷ từ Hải Phòng, Hà Nội lên cửa khẩu Lào Cai, là một lợi thế trong việc giao lƣu với các tỉnh bạn, với các thị trƣờng lớn trong và ngoài nƣớc.
33 Trong những năm qua, tỉnh Yên Bái đã đạt đƣợc những kết quả nhất định trên nhiều lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội. Nền kinh tế tiếp tục phát triển với tốc độ tăng trƣởng bình quân giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012 là 13,33%.
Nông, lâm nghiệp chuyển dịch tích cực theo hƣớng sản xuất hàng hóa; phát triển vùng sản xuất lúa hàng hoá năng suất, chất lƣợng cao và vùng ngô hàng hoá trên đất 2 vụ lúa, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh tăng năng suất, đƣa năng suất lúa từ 38,89 tạ/ha năm 2005 lên 50,2 tạ/ha năm 2010; tổng sản lƣợng lƣơng thực đạt 46.000 tấn, tăng 6.000 tấn so với đầu nhiệm kỳ, góp phần đảm bảo an ninh lƣơng thực trên địa bàn và cung cấp một phần lƣơng thực cho thị trƣờng.
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có bƣớc phát triển mạnh, tốc độ tăng trƣởng của ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp bình quân đạt 19,7%; giá trị sản lƣợng công nghiệp tăng 2,5 lần so với năm 2008. Nét nổi bật của phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trong 5 năm qua là phát huy tiềm năng thế mạnh về khoáng sản để mở rộng đầu tƣ và phát triển cả về khai thác và chế biến sâu; tăng cƣờng đầu tƣ trong lĩnh vực vật liệu xây dựng đảm bảo cả về quy mô và chất lƣợng; giữ vững các ngành nghề truyền thống và phát triển một số ngành nghề mới.
Hạ tầng cơ sở đƣợc quan tâm đầu tƣ, đặc biệt là việc tuyên truyền huy động sức dân làm đƣờng giao thông nông thôn đƣợc triển khai thực hiện tốt với phƣơng châm “Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm” tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội, an ninh - quốc phòng của huyện.
Hoạt động thƣơng mại, dịch vụ, du lịch cũng có nhiều khởi sắc…
Bên cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc, vẫn còn có những tồn tại trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế chƣa tƣơng xứng với tiềm năng và chƣa bền vững; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm,
34 chất lƣợng, hiệu quả chƣa cao. Thu cân đối ngân sách trên địa bàn tỉnh hàng năm còn thấp. Hiệu quả đầu tƣ thấp, tình trạng lãng phí, thất thoát vốn đầu tƣ còn xảy ra.
Công tác thu ngân sách và phân bổ ngân sách luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong nhiều năm qua, đối với công tác thu ngân sách trên địa bàn tỉnh vẫn dựa nhiều vào các khoản thu về đất (tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, giao đất có thu tiền, đấu giá quyền sử dụng đất…). Các nguồn thu này không phản ánh đƣợc sự phát triển của nền kinh tế của địa phƣơng và không mang tỉnh bền vững. Đi kèm với đó là tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân diễn biến phức tạp mỗi khi có dự án thu hồi đất làm đƣờng hoặc các công trình khác. Không những thế, công tác quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh còn chƣa đƣợc sâu sát, dẫn tới nhiều quỹ đất sử dụng không có hiệu quả, gây lãng phí. Đoàn Thanh tra liên ngành theo Quyết định số 185/QĐ-TTr ngày 24/9/2013 và Quyết định số 429/QĐ-TTr ngày 31/10/2013 của Chánh Thanh tra tỉnh Yên Bái đã tiến hành kiểm tra tình hình sử dụng đất tại 28 đơn vị (với 33 quỹ đất đƣợc kiểm tra), kết quả đã kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định thu hồi đối với 31 quỹ đất, tổng diện tích kiến nghị thu hồi là 552.142,7m2 đất, trong đó có 6.517m2 đất của các hộ gia đình đang quản lý và sử dụng, diện tích còn lại 545.628,7m2 đất là của các cơ quan, tổ chức đang quản lý và sử dụng không có hiệu quả hoặc bỏ hoang gây lãng phí.
Nhƣ vậy, đối với cả công tác thu ngân sách và phân bổ ngân sách tại tỉnh Yên Bái trong những năm qua vẫn còn có những hạn chế, cần phải sớm khắc phục.
35
Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu về kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái năm 2012
Chỉ tiêu Đơn vị
tính
Giá trị thực hiện
1. Tăng trƣởng kinh tế 13,5
+ Nông, lâm nghiệp % 5
+ Công nghiệp, xây dựng % 18
+ Dịch vụ % 14,2 2. Thu nhập bình quân đầu ngƣời Triệu đồng 15,5 3. Tổng sản lƣợng lƣơng thực có hạt tấn 268.000 4. Sản lƣợng chè búp tƣơi tấn 91.000 5. Tăng tổng đàn gia súc chính % 3 6. Trồng mới rừng sản xuất Ha 15.000 7. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn Tỷ đồng 3.900 8. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu
dịch vụ tiêu dùng Tỷ đồng 7.000 9. Kim ngạch xuất khẩu trực tiếp Triệu USD 40 10. Tổng thu ngân sách tỉnh Tỷ đồng 1.100 11. Tổng vốn đầu tƣ phát triển trên địa bàn Tỷ đồng 7.500 12. Tạo việc làm mới Lao động 17.600 13. Tỷ lệ hộ nghèo giảm (so với năm 2011) % 3
Hiện nay tỉnh Yên Bái đang trong quá trình xây dựng và phát triển, chú trọng công tác xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Về kinh tế, giá trị của lĩnh vực dịch vụ đang chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số GDP của tỉnh. Công nghiệp-xây dựng với lợi thế nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú (quặng, đá…) và thƣơng mại, du lịch có thế mạng đƣợc thiên nhiên ƣu đãi với nhiều danh lam, thắng cảnh đẹp. Tuy nhiên chƣa đƣợc
36 khai thác và sử dụng có hiệu quả. Do đó nguồn ngân sách không thể đáp ứng so với nhu cầu chi tiêu. Tổng thu ngân sách của tỉnh mới chỉ đáp ứng đƣợc khoảng 70-80% nhiệm vụ chi thƣờng xuyên. Vì vậy, trong thời gian qua công tác phân bổ ngân sách cho đầu tƣ phát triển các ngành kinh tế trọng điểm chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, chƣa phát huy đƣợc tối đa lợi thế và tiềm năng của các ngành, các thành phần kinh tế.
2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN BỔ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2009-2012 TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2009-2012
2.2.1. PBNS lĩnh vực chi thƣờng xuyên
2.2.1.1. Nguyên tắc cơ bản PBNS chi thƣờng xuyên
Trong thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã tiến hành PBNS trên cơ sở các nguyên tắc phù hợp với các quy định của pháp luật về Ngân sách, đảm bảo thừa kế những nguyên tắc cơ bản và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phƣơng, cụ thể:
HĐND, UBND tỉnh đã căn cứ vào tổng số ngân sách chi thƣờng xuyên đƣợc Bộ Tài chính giao, kế thừa tỷ lệ PBNS địa phƣơng giai đoạn 2005-2008 để xác định tỷ lệ PBNS cho các ngành, lĩnh vực, địa phƣơng và các đơn vị rên cơ sở, chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao.
Căn cứ vào các chỉ tiêu phát triển KTXH, các tiêu chí phù hợp nhƣ dân số, biên chế và quỹ tiền lƣơng, số học sinh, số giƣờng bệnh…để tính toán, xây dựng định mức PBNS chi thƣờng xuyên cho từng năm. Trong đó có xem xét tính đặc thù và mục tiêu phát triển của các địa phƣơng, đơn vị để bổ sung kinh phí.
Phân bổ kinh phí bảo đảm thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nƣớc, kinh phí thực hiện chế độ cải cách tiền lƣơng hàng năm.
Sau khi tính toán mà tổng ngân sách phân bổ năm 2009 mà thấp hơn hoặc bằng năm 2008 thì bổ sung để đảm bảo số phân bổ ngân sách hàng năm tối thiểu tăng 3%.
37
2.2.1.2. Tiêu chí, định mức PBNS chi thƣờng xuyên
Vận dụng định mức phân bổ chi thƣờng xuyên giữa ngân sách Trung ƣơng và NSĐP, từ tình hình phân cấp giữa ngân sách tỉnh với ngân sách huyện, xã và khả năng cân đối ngân sách của địa phƣơng, tỉnh đã xây dựng, áp dụng các tiêu chí, định mức PBNS làm căn cứ phân bổ NSNN địa phƣơng năm 2009 và giai đoạn ổn định 2009-2012 cho từng lĩnh vực cụ thể trong tất cả các lĩnh vực.
Hệ thống định mức phân bổ ngân sách chi thƣờng xuyên của tỉnh đƣợc phân chia theo 2 cấp ngân sách đó là: Ngân sách tỉnh gồm: NS cho các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh; Ngân sách cấp huyện, thành phố trực thuộc tỉnh gồm định mức phân bổ ngân sách cho các cơ quan, đơn vị thuộc huyện, thành phố quản lý và ngân sách các xã, phƣờng, thị trấn.
a. Đối với lĩnh vực Quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể:
Tiêu chí đƣợc lựa chọn để PBNS trong lĩnh vực quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể là số biên chế và đơn vị hành chính cấp huyện, xã.
PBNS trƣớc hết phải đảm bảo tính đủ quỹ tiền lƣơng và các khoản đóng góp theo lƣơng cho cán bộ, công chức theo biên chế. Ngoài ra, căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách của tỉnh để hỗ trợ đối với các tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp. Đối với một số đơn vị có tính chất đặc thù nhƣ Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng UBND tỉnh thì bên cạnh tính định mức bình quân nhƣ các đơn vị khác sẽ đƣợc phân bổ bổ sung chi đặc thù theo nhiệm vụ thực tế phát sinh. Số kinh phí bổ sung sẽ đƣợc UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định hàng năm. Việc bổ sung nhƣ vậy là phù hợp với đặc thù của các đơn vị này, tuy nhiên điều này cũng dẫn đến việc cấp kinh phí đôi lúc còn chƣa đảm bảo tính hợp lý.
Có thể minh họa cụ thể qua định mức PBNS cho một số lĩnh vực nhƣ sau:
38
Bảng 2.2 Định mức đƣợc phân bổ theo tiêu chí biên chế (bao gồm cả hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP của Chính phủ) tại tỉnh Yên Bái năm 2011
Đơn vị tính: triệu đồng/biên chế/năm (Biên chế ngân sách cấp)
TT Nội dung Định mức phân bổ
1 Cấp tỉnh
- Các đơn vị dƣới 11 biên chế 63,0 - Các đơn vị từ 11 biên chế đến 20 biên chế 62,2 - Các đơn vị từ 21 đến 30 biên chế 61,5 - Các đơn vị từ 31 đến 45 biên chế 60,0 - Các đơn vị từ 46 biên chế trở lên 58,5
2 Cấp huyện
- Huyện Trạm Tấu, Mù cang Chải 60,3 - Các huyện, thị xã còn lại 57,6
Nguồn: Nghị quyết số 10/2010/NQ-HĐND tỉnh Yên Bái ngày 29/10/2010
Cũng nhƣ các địa phƣơng khác, việc lựa chọn số biên chế cán bộ, công chức làm tiêu chí phân bổ ngân sách là tƣơng đối phù hợp do biên chế là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh quy mô, nhiệm vụ trong hoạt động quản lý của các đơn vị; mặt khác tỷ lệ chi cho con ngƣời thƣờng chiếm trên 60% trong tổng chi quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể.
Bên cạnh đó việc phân bổ ngân sách cho lĩnh vực này cần phải xét đến yếu tố dân số và diện tích nữa thì mới đảm bảo công bằng và hợp lý hơn.
Việc PBNS của địa phƣơng đã tính đến sự khác biệt giữa các cấp, các vùng do nhiệm vụ và đặc điểm khác nhau, đồng thời đã chú ý ƣu tiên tiềm năng định mức phân bổ ngân sách cho các huyện, xã có điều kiện kinh tế khó khăn. Tuy nhiên PBNS cho lĩnh vực này còn có mặt hạn chế và chƣa hợp lý
39 nhƣ chƣa khuyến khích các đơn vị, địa phƣơng thực hiện tinh giảm biên chế, thu gọ bộ máy, chƣa xem xét đến các yếu tố khác nhƣ dân số, diện tích tự nhiên. Trên thực tế huyện Trạm Tấu có diện tích nhỏ hơn, ở vùng thấp hơn so với huyện Mù Cang Chải tuy nhiên định mức PBNS lại giống nhau (đều là 60,3 triệu đồng/biên chế/năm) dẫn tới huyện Mù Cang Chải sẽ gặp khó khăn