Việc lựa chọn chiến lƣợc đòi hỏi phải trả lời 3 câu hỏi: - Tổ chức duy trì hoạt động trong những lĩnh vực nào? - Tổ chức rút khỏi những lĩnh vực nào?
- Tổ chức mở rộng những dạng kinh doanh nào?
Tiến trình chọn lựa chiến lƣợc tổng quát cần tiến hành các bƣớc sau: - Nhận ra chiến lƣợc hiện nay
- Quản lý hạng mục vốn đầu tƣ - Đánh giá chiến lƣợc tổ chức
1.4.3.1. Nhận diện chiến lược hiện tại
Nhà quản trị phải biết doanh nghiệp đang hoạt động ở đâu và tổ chức đang theo đuổi chiến lƣợc nào. Sự nhận ra chiến lƣợc kết hợp hiện nay cho ta căn bản chiến lƣợc hiện có mới và đƣợc xác nhận. Có các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hƣởng đến việc lựa chọn: (1) khuôn khổ và sự khác biệt của doanh nghiệp; (2) bản chất tổng quát và đặc tính rút vốn gần đây của doanh nghiệp; (3) những tỷ lệ, căn bản và xu hƣớng hoạt động gần đây của doanh nghiệp; (4) những cơ hội theo đuổi hiện nay; (5) vị trí với đe dọa bên ngoài.
Những yếu tố then chốt bên trong là: (1) những mục tiêu của doanh nghiệp; (2) những tiêu chuẩn cung cấp tài nguyên và mẫu mực trong danh sách vốn đầu tƣ các đơn vị trong doanh nghiệp; (3) thái độ đối với rủi ro tài chính; (4) tập trung nghiên cứu và phát triển; (5) những chiến lƣợc khu vực chức năng.
1.4.3.2. Chọn chiến lược của tổ chức
Những ảnh hƣởng then chốt của chiến lƣợc là sức mạnh tổ chức, mục tiêu, những thái độ của lực lƣợng lao động, những nguồn tài chính, những khả năng của tổ chức, những phản ứng của những thành phần ảnh hƣởng và việc định thời điểm.
1.4.3.2.1.Sức mạnh của tổ chức
Sức mạnh của tổ chức hay vị trí tƣơng đối so với những tổ chức cạnh tranh có một tác động chính yếu vào tiến trình chọn lựa chiến lƣợc. Những doanh nghiệp mạnh và những doanh nghiệp yếu thƣờng muốn chọn lựa nhiều loại chiến lƣợc. Hình 1.2: Ma trận chiến lƣợc chính Nguồn : [7, tr.284] SỰ TĂNG TRƢỞNG NHANH CHÓNG Góc phần tƣ thứ II - Phát triển thị trƣờng - Thâm nhập thị trƣờng - Phát triển sản phẩm - Kết hợp theo chiều ngang - Loại bớt - Thanh lý Góc phần tƣ thứ I - Phát triển thị trƣờng - Thâm nhập thị trƣờng - Phát triển sản phẩm - Kết hợp về phía trƣớc - Kết hợp về phía sau - Kết hợp chiều ngang - Đa dạng hóa tập trung Góc phần tƣ thứ III
- Giảm bớt chi tiêu - Đa dạng hóa tập trung - Đa dạng hóa theo chiều ngang
- Đa dạng hóa liên kết - Loại bớt; Thanh lý
Góc phần tƣ thứ IV - Đa dạng hóa tập trung - Đa dạng hóa theo chiều ngang
- Đa dạng hóa liên kết - Liên doanh SỰ TĂNG TRƢỞNG CHẬM CHẠP CỦA THỊ TRƢỜNG Vị trí cạnh tranh mạnh Vị trí cạnh tranh yếu
1.4.3.2.2.Mục tiêu
Mục tiêu đƣợc chọn lựa chịu ảnh hƣởng trực tiếp bởi : - Những ý kiến của nhà quản trị cấp cao nhất .
- Thái độ của các nhà quản trị cao cấp đối với may rủi.
1.4.3.2.3.Nguồn tài chính
Cơ sở tài chính của một tổ chức cũng ảnh hƣởng và đôi khi có thể quyết định đến sự chọn lựa chiến lƣợc.
1.4.3.2.4.Sự cam kết với chiến lược trước
Mặc dù sự cam kết với chiến lƣợc trƣớc của ban quản trị cấp cao khích lệ chọn lựa chiến lƣợc, nó cũng có thể gây ra khó khăn. Cam kết và theo đuổi một chiến lƣợc đã định cho nhiều thời kỳ đặt kế hoạch có thể sinh ra sức ỳ làm giảm bớt các tác động của chiến lƣợc tiếp theo.
1.4.3.2.5.Mức độ phụ thuộc bên ngoài
Một số tổ chức phụ thuộc một cách to lớn vào một hay nhiều yếu tố bên ngoài (các bộ sở ban ngành). Những tổ chức này có thể phải chọn một chiến lƣợc bình thƣờng không đƣợc chọn để duy trì những quan hệ cần thiết cho sự kết hợp then chốt.
1.4.3.2.6.Định thời gian
Sự thành công những chiến lƣợc của tổ chức bị lệ thuộc nặng nề vào quá trình định thời điểm. Một khía cạnh khác liên quan tới khái niệm cửa sổ chiến lƣợc. Tƣ tƣởng căn bản ở đây là những cơ hội tồn tại trong một thời điểm xác định bởi vì các nguồn lực và luật pháp tiến triển và thay đổi theo thời gian. Thời kỳ hạn chế khi có sự thích hợp chiến lƣợc giữa cơ hội và thẩm quyền của tổ chức đƣợc coi nhƣ là cửa sổ chiến lƣợc. Trong khi cửa sổ chiến lƣợc mở, tổ chức phải tập trung vào cơ hội, bởi vì những thay đổi sẽ tiến triển trong thời kỳ tiếp theo.