2.7.2.1.Môi trường chính trị pháp luật
a. Chính trị:
Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 06-08-2008 Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ƣơng khóa X về xây dựng đội ngũ tri thức trong thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc đã khẳng định: “Trong mọi thời đại, trí thức là lực lƣợng nòng cốt sáng tạo và truyền bá trí thức. Đội ngũ trí thức đƣợc đào tạo bằng nhiều con đƣờng khác nhau đang hoạt động trong các lĩnh vực của đời sống kinh tế và xã hội, các trƣờng Đại học trong nƣớc chính là nới đào tạo một lực lƣợng trí thức đông đảo và chủ yếu phục vụ cho cho quá trình phát triển đất nƣớc”.
Nhƣ vậy, đủ để thấy rằng sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc đối với nền giáo dục là không hề nhỏ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển giáo dục sánh vai với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới.
b. Pháp luật:
Lĩnh vực giáo dục đƣợc nhà nƣớc khuyến khích phát triển, đào tạo đƣợc coi là đầu tƣ tƣơng lai dài hạn.
Trƣờng Đại học Điện lực là trƣờng công lập thuộc EVN - Bộ Công thƣơng, nguồn thu duy nhất của trƣờng là thu trực tiếp từ học phí và thu từ các dịch vụ. Trong khi các trƣờng công lập khác đều đƣợc hỗ trợ kinh phí của Bộ Giáo dục và Bộ chủ quản; từ năm 2007 Trƣờng Đại học Điện lực tự chủ về kinh tế, đó cũng là môt phần khó khăn lớn nhất của Trƣờng.
2.7.2.2.Môi trường kinh tế
Kinh tế Việt Nam đang đứng trƣớc những khó khăn rất lớn, đó là nợ xấu ngân hàng, các doanh nghiệp tƣ nhân phá sản tăng, doanh nghiệp nhà nƣớc kinh doanh kém hiệu quả, sức mua nội địa giảm, thất nghiệp tăng nhanh… Đối với chính phủ, vấn đề quan tâm nhất hiện nay là các vấn đề về kinh tế: làm sao để vực dậy một nền kinh tế tăng trƣởng ốm yếu.
Câu hỏi đặt ra là bắt đầu những cải cách về chính sách đầu tƣ nguồn nhân lực nhƣ thế nào. Đây là một câu hỏi liên quan đến giáo dục và Giáo dục có phát triển? có giúp tạo ra “hƣng thịnh quốc gia” và sự phát triển cho cả xã hội hay không? Là nhiệm vụ của toàn nghành giáo dục nói chung.
2.7.2.3.Môi trường văn hóa - xã hội
Cùng với chủ nghĩa yêu nƣớc và chủ nghĩa nhân văn, từ ngàn đời nay, hiếu học đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Theo cuốn Từ điển Tiếng Việt, truyền thống hiếu học là thói quen ham thích, coi trọng việc học hành đƣợc hình thành lâu đời, đƣợc truyền từ đời này sang đời khác.
Dân tộc Việt nam có tinh thần ham học hỏi, thích hiểu biết một cách tự nguyện và bền vững... Lênin cũng dạy rằng: Học! Học nữa! Học mãi! Đặc biệt trong thời đại kinh tế tri thức hôm nay, với sự phát triển nhƣ vũ bão của khoa học kỹ thuật, kiến thức bùng nổ và tăng lên theo cấp số nhân thì việc rèn luyện kỹ năng học một cách chuyên nghiệp càng là một điều bắt buộc.Với ý thức: ”Học nhi bất yếm, Hối nhân bất quyện” (Học không biết chán, dạy ngƣời không biết mỏi), ông bà ta xƣa dù nghèo mấy cũng cố cho con đi học kiếm dăm ba chữ để làm ngƣời.
Việc đề cao giá trị của trí tuệ, thái độ trân trọng việc học hành cũng là điều đƣợc dân gian hết sức quan tâm, thái độ luôn coi trọng sự học, coi trọng ngƣời có học. Ở nƣớc ta, tƣ tƣởng coi đọc sách là thanh cao là quan niệm rất phổ biến đối với các nhà Nho.
2.7.2.4.Xu thế phát triển giáo dục Đại học trên thế giới
Đổi mới giáo dục trên phạm vi toàn cầu, hiện đại hóa và nâng cao tính thực tiễn. Quá trình đổi mới giáo dục và đào tạo đang diễn ra trên quy mô rất lớn, bất kể đó là nƣớc phát triển hay đang phát triển. Xu hƣớng này đã mang lại những thay đổi từ quan niệm về chất lƣợng giáo dục, kết quả của quá trình giáo dục đến cách tổ chức quá trình và hệ thống giáo dục. Các trƣờng đại học từ chỗ đào tạo theo hƣớng cục bộ, đóng kín chuyển sang đào tạo theo hƣớng liên thông, đa hệ; giảng viên ở các trƣờng Đại học thay vì chỉ truyền đạt tri thức nay chuyển sang cung cấp cho sinh viên phƣơng pháp tƣ duy sáng tạo.
Ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và kỹ thuật số. Nền kinh tế tri thức với cuộc cách mạng công nghệ thông tin sẽ tiếp tục phát triển và có những bƣớc nhảy vọt trong thế kỷ XXI, đƣa thế giới từ kỷ nguyên công nghệ sang kỷ nguyên thông tin. Các phƣơng tiện truyền thông, mạng viễn thông, internet đã và đang tác động mạnh mẽ tới tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, trong đó có lĩnh vực đào tạo đại học đang và sẽ biến đổi sâu sắc đời sống vật chất tinh thần của xã hội, chính sự phát triển của công nghệ thông tin sẽ tác động tích cực đến quá trình đổi mới của nhà trƣờng nếu biết khai thác những ảnh hƣởng tích cực của khoa học công nghệ.