Trong giai đoạn 2009-2012 trƣờng chú trọng phát triển chủ yếu về lƣợng, đặc biệt là các hệ đào tạo liên thông từ Trung cấp lên Cao đẳng và từ Cao đẳng lên Đại học, trong thời gian tới ngoài việc phát triển mở rộng quy mô về chất nhƣ thời gian trƣớc, nhà trƣờng sẽ chú trọng phát triển về chất phấn đấu trở thành trƣờng Đại học có chất lƣợng cao.
Để thực hiện đƣợc điều này, hàng năm Nhà trƣờng tiến hành rà soát, điều chỉnh chƣơng trình đào tạo trên cơ sở tham khảo ý kiến các thành viên trong trƣờng và ngoài xã hội. Có so sánh đối chiều với các chƣơng trình đào tạo tƣơng ứng của các nƣớc phát triển về giáo dục, trong đó loại bỏ một số nội dung đào tạo không còn phù hợp.
Xây dựng chƣơng trình khung và chƣơng trình chi tiết: Sau đại học 4 ngành, Đại học 20 ngành, Cao đẳng 15 ngành, Trung học chuyên nghiệp 9 ngành.
Bảng 3.2: Dự báo nhu cầu lao động ngành điện
Năm 2010 2015 2020
Tổng số lao động EVN 90704 95055 105603
Lao động bổ sung (3,5-4%) 4164 4352 4547
Đào tạo nâng cao (đào tạo lại) 3311 4480 4637
Tổng 7475 8832 9184
Đào tạo bổ sung 10091 10573 11048
Tổng số đào tạo hàng năm 17566 19305 20232
Lao động kỹ thuật cần đào tạo cho DN kinh doanh điện
Số lao động kỹ thuật điện cần đào tạo cho DN tiêu thụ điện
(Nguồn:[19] )
Phát triển các chƣơng trình dậy học nhằm mục đích thích nghi tốt hơn với sự phát triển và thay đổi nhanh chóng của thị trƣờng lao động. Tiến tới áp dụng đào tạo theo học chế tín chỉ cho tất cả các hệ, bậc đào tạo của trƣờng theo lộ trình hợp lý. Chú trọng sử dụng công nghệ thông tin hiện đại vào hoạt động đào tạo.
Trên cơ sở đổi mới chƣơng trình, nội dung đào tạo, có chƣơng trình đầu tƣ thích đáng cho việc xây dựng các hệ thống giáo trình, học liệu phục vụ học tập và nghiên cứu.
3.4.4. Phát triển cơ sở vật chất
Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học của trƣờng đạt chuẩn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đẩy mạnh việc mở rộng mặt bằng, hạ tầng cơ sở trong thời gian sớm nhất, phát triển thêm số lƣợng phòng học, tin học, thực hành ứng dụng tập trung tại cơ sở I và Cơ sở II để tránh tình trạng phân tán trong quản lý. Đảm bảo đầy đủ các phòng thực hành máy tính, thực hành ngoại ngữ theo yêu cầu đào tạo. các phòng đƣợc trang bị đầy đủ máy chiếu, âm thanh, ánh sáng, đƣợc cài đặt các chƣơng trình mô phỏng cho các chuyên ngành đào tạo phục vụ cho công tác NCKH.
Xây dựng hoàn chỉnh trang mạng thông tin nội bộ kết nối các cơ sở, hoàn thiện hệ thống thƣ viện điện tử, phát triển mạng không dây cho toàn trƣờng đảm bảo trao đổi thông tin nhanh chóng, hiệu quả.
Căn cứ vào diện tích đất, diện tích xây dựng có đƣợc vào mỗi giai đoạn cùng với quy mô đào tạo, quy mô nhân sự, mô hình quản lý, nguồn lực tài chính để trang bị các hệ thống hạ tầng kỹ thuật, các khu nhà ở cho sinh viên và học viên.
3.4.5. Phát triển nghiên cứu khoa học công nghệ
3.4.5.1. Nghiên cứu khoa học trong khối Cán bộ, Giảng viên
Tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển nghiên cứu khoa học trong đội ngũ giảng viên và sinh viên, trợ giúp tạo ra tiềm lực về thời gian, vật chất, kiến thức về quản lý kinh tế và kinh nghiệm hoàn thiện hồ sơ, sản phẩm NCKH và chuyển giao công nghệ.
Nuôi dƣỡng giảng viên lòng say mê NCKH theo định hƣớng hợp lý, liên tục bám sát thực tế sản xuất, tìm ra hƣớng đề tài hợp lý, hữu ích, tổ chức tốt quá trình thực hiện đề tài, chắt lọc kết quả từ các đề tài NCKH và chuyển giao công nghệ, hệ thống hóa, bổ sung vào bài giảng và giáo trình.
Tận dụng nguồn nhân lực có trình độ và thâm niên công tác NCKH trong nhà trƣờng để tổ chức các buổi bồi dƣỡng chuyên đề cho giảng viên trẻ, chƣa có kinh nghiệm NCKH để nâng cao đồng bộ cho mọi giảng viên. Đồng thời có hƣớng dẫn cụ thể theo các hƣớng: nghiên cứu ứng dụng trong công tác quản lý, nghiên cứu ứng dụng trực tiếp vào quá trình đào tạo: nội dung, mục tiêu, phƣơng pháp phƣơng tiện dạy học. Cụ thể tổ chức bồi dƣỡng chuyên đề Phƣơng pháp nghiên cứu trong trƣờng tối thiểu 3 tháng tổ chức 1 lần để cập nhật kiến thức phƣơng pháp NCKH cho cán bộ giảng viên. Đồng thời, cũng cần chú trọng đề xuất các chế độ khen thƣởng kịp thời đối với giảng viên tham gia NCKH, đặc biệt là các giảng viên đạt thành tích cao cụ thể nhƣ: tặng giấy khen, tiền thƣởng, tiêu chuẩn để bình xét thi đua.
Hƣớng đến thành lập câu lạc bộ NCKH trong nhà trƣờng, tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ thƣờng xuyên để giảng viên ở các bộ môn khác nhau, các khoa khác nhau có thể cùng nghiên cứu các công trình và các vấn đề liên quan.
Yêu cầu các đề tài NCKH của giảng viên phải đảm bảo xác định đúng mục tiêu, đối tƣợng nghiên cứu cho phù hợp với nội dung chƣơng trình đào tạo. Kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn giúp giảng viên củng cố kiến thức đã đƣợc học ở nhà trƣờng, đi vào từng lĩnh vực cụ thể; phạm vi địa bàn nghiên cứu không quá rộng. Ngoài ra, trƣờng cần đổi mới quản lý hoạt động khoa học công nghệ và xây dựng kế hoạch NCKH trong giảng viên từng năm học; nâng kinh phí cho các đề tài NCKH của giảng viên. Ngoài ra thu hút nguồn kinh phí tài trợ cho hoạt động NCKH của giảng viên, vừa giúp các đề tài có tính ứng dụng cao hơn.
3.4.5.2. Nghiên cứu khoa học cho sinh viên
Cần đổi mới phƣơng pháp xác định nhiệm vụ nghiên cứu theo hƣớng các khoa, bộ môn gợi mở những chủ đề, định hƣớng nội dung nghiên cứu cho sinh viên. Nội dung nghiên cứu tập trung vào những vấn đề lý luận hoặc thực tiễn thuộc các môn học trong chƣơng trình đào tạo; ƣu tiên khuyến khích nghiên cứu những vấn đề thuộc khoa học giáo dục, nhất là đề tài nghiên cứu nhằm tìm kiếm những giải pháp nâng cao hiệu quả chất lƣợng tự học tập, quản lý rèn luyện của sinh viên. Từ đó sinh viên chủ động tìm kiếm, ấp ủ những ý tƣởng khoa học, tên đề tài mà họ cảm thấy tâm đắc, sinh viên có thể tự liên hệ tìm cán bộ, giảng viên hƣớng dẫn khoa học trong các lĩnh vực chuyên môn phù hợp theo quy định, khuyến khích sinh viên tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học do cán bộ, giảng viên nhà trƣờng thực hiện. Sau khi nhận đƣợc các đề tài do sinh viên đăng ký, các khoa, bộ môn phân công cán bộ, giảng viên hƣớng dẫn; tổ chức cho sinh viên báo cáo thuyết minh đề tài để nhận xét, góp ý, đánh giá tính khả thi và hoàn chỉnh tên đề tài.
Đảm bảo các đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên phải vừa sức, ít tốn kém về tài chính, thời gian đi lại trong quá trình thực hiện. Tính vừa sức thể hiện ở việc xác định mục tiêu, đối tƣợng nghiên cứu phù hợp với nội dung chƣơng trình đào tạo. Kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn giúp sinh viên củng cố kiến thức đã đƣợc học ở nhà trƣờng, đi vào từng lĩnh vực cụ thể
Lập chỉ tiêu xét chuyển tiếp ở bậc sau đại học cho những sinh viên có thành tích cao trong học tập, rèn luyện và nghiên cứu khoa học. Sự quan tâm này sẽ là động lực to lớn để sinh viên nỗ lực phấn đấu toàn diện về mọi mặt, nhƣ vậy chất lƣợng đào tạo của nhà trƣờng sẽ đƣợc nâng cao.
3.4.6. Phát triển hợp tác quốc tế
Tăng cƣờng ký kết và triển khai thực hiện các văn bản hợp tác với các trƣờng Đại học, các tổ chức quốc tế, nâng cao chất lƣợng hợp tác quốc tế ở tất cả các khâu, các mặt nhằm tranh thủ sự hỗ trợ tối đa của các tổ chức, cơ quan nƣớc ngoài để phát triển sự nghiệp đào tạo và NCKH.
Cử cán bộ, giảng viên đi học tập, nghiên cứu sinh tại các nƣớc theo chỉ tiêu của EVN và của các cấp Bộ phân công cho Trƣờng và chủ động đề xuất cử một số đoàn đi học hỏi kinh nghiệm ở một số nƣớc nhất là các nƣớc trong khu vực.
Xây dựng một số chƣơng trình đào tạo quốc tế giảng dậy bằng ngoại ngữ theo tiêu chuẩn quốc tế, có thể liên thông với các trƣờng trong khu vực nhằm cung cấp cho sinh viên tại chỗ có nhu cầu cũng nhƣ sinh viên quốc tế kết nối hệ thống đào tạo của trƣờng cới các hệ thống đào tạo trong khu vực và trên thế giới.
Tiếp tục thực hiện dự án phát triển trung tâm đào tạo ngành điện trên cơ sở hợp tác hỗ trợ kỹ thuật với học viên công nghệ Chisholm (Australia) đào tạo hệ cao đẳng ngành Hệ thống điện tạo Trƣờng Đại học Điện lực theo chƣơng trình của Australia. Sinh viên sau khi tốt nghiệp các chƣơng trình này có thể tiếp tục học liên thông tại các trƣờng đại học của Australia.
3.4.7. Phát triển nguồn nhân lực
3.4.7.1.Duy trì và phát triển nguồn nhân lực hiện có
Phân loại đội ngũ giảng viên, lập kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đội ngũ nhằm xây dựng đội ngũ giảng viên vững mạnh cả về số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu.
Tích cực gửi giảng viên đi đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở cả trong nƣớc và ngoài nƣớc, xác định trọng tâm là tiến sĩ.
Luôn luôn phải bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho giảng viên, dẫn đến hoạt động chuyên môn sẽ tốt hơn, tạo sự hứng khởi, yêu mến và say sƣa với nghề nghiệp sƣ phạm. Thông qua đó có hy vọng về sự thăng tiến trong công việc, dự định viễn cảnh tƣơng lai, lý tƣởng nghề nghiệp có điều kiện hình thành và phát triển.
Bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm chủ yếu là bồi dƣỡng quy chế huấn luyện, quy trình soạn giáo án, thông qua giáo án, chƣơng trình môn học, quy chế thi kiểm tra...
Xét một cách rộng hơn chất lƣợng giảng viên phụ thuộc phần lớn cơ chế của nhà nƣớc, tập đoàn Điện lực Việt Nam và Trƣờng Đại học Điện lực. Vì vậy, cần phải có chính sách tiền lƣơng, phụ cấp, tiền thƣởng và đãi ngộ thỏa đáng cho giảng viên.
Mặt khác trong sự đòi hỏi đãi ngộ, sự kính trọng từ phía xã hội, mỗi giảng viên phải tích cực học tập, rèn luyện, nâng cáo trình độ, đạo đức của mình, xứng đáng là một giảng viên ƣu tú trong công tác “trồng ngƣời”.
Liên tục rà soát, kiểm tra và kiêm quyết đƣa ra khỏi nguồn những cán bộ thoái hóa, biến chất, đồng thời tiếp tục bổ xung các cán bộ có đủ năng lực và phẩm chất.
Kéo dài thời gian công tác và đãi ngộ ngay cả với những chuyên gia, giảng viên, cán bộ có trình độ cao.
3.4.7.2.Thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao
Nâng cao chất lƣợng trong công tác tuyến dụng đầu vào của Nhà trƣờng. Tổ chức các đợt thi nghiêm túc, ngoài ra còn phải nghiên cứu các phƣơng pháp tuyển chọn mới nhằm đảm bảo tính công bằng, khách quan, trung thực để có thể đánh giá đƣợc cả kiến thức, tiềm năng, năng khiếu của từng cá nhân. Thực hiện rà soát, lựa chọn cá nhân, lĩnh vực, chuyên ngành thu hút đảm bảo có chất lƣợng.
Có chế độ tiền lƣơng, thƣởng hợp lý để cá nhân đƣợc tuyển yên tâm tiếp cận công tác, hỗ trợ đất hoặc nhà ở đảm bảo điều kiện tối thiểu cho cuộc sống. Thực hiện hỗ trợ đối với điều kiện khác đối với gia đình của cá nhân đƣợc tuyển nhƣ việc làm, trƣờng học...
Tận dụng nguồn nhân lực trẻ, có năng lực, phẩm chất đạo đức từ những sinh viên sau khi tốt nghiệp của trƣờng quay lại phục vụ cho trƣờng.
Đầu tƣ xây dựng hạ tầng, đổi mới, cải thiện điều kiện làm việc nhằm khích lệ tinh thần, tạo điều kiện thuận lợi nhất để làm việc đạt hiệu quả cao.
Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, văn hóa lành mạnh tạo điều kiện để cá nhân đƣợc tuyển dụng và cán bộ, giảng viên của trƣờng yên tâm thực hiện tốt nhiệm vụ.