2.7.3.1.Áp lực từ phía sinh viên, các doanh nghiệp
Để tồn tại và phát triển các trƣờng Đại học, Cao đẳng phải đối mặt với các thách thức về đào tạo kiến thức chuyên môn và kiến thức về quản lý không chỉ đạt tiêu chuẩn quốc gia mà còn áp lực lớn hơn nữa là trình độ trong khu vực và thể giới; trong hoàn cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO thì sinh viên ra trƣờng phải đạt trình độ chuyên môn và đáp ứng đƣợc yêu cầu của doanh nghiệp đòi hỏi.
2.7.3.2.Áp lực từ đối thủ cạnh tranh
Lĩnh vực đào tạo thế mạnh của Trƣờng Đại học Điện lực là các chuyên ngành về điện nhƣ: Hệ thống điện, quản lý năng lƣợng, công nghệ tự động, công nghệ năng lƣợng (nhiệt điện, thủy điện). Tuy nghiên, nhà trƣờng còn đào tạo các chuyên ngành khác thu hút nhiều sinh viên nhƣ: Quản trị kinh doanh, kế toán, điện tử viễn thông, công nghệ thông tin, công nghệ cơ khí, cơ điện từ. Dựa trên các lĩnh vực đào tạo đó trƣờng các định các đối thủ cạnh tranh chủ yếu tại khu vực Hà Nội chia thành hai khối cạnh tranh bao gồm:
Đứng đầu là trƣờng Đại học bách khoa Hà Nội về các chuyên ngành cơ khí, cơ điện tử, công nghệ thông tin và năng lƣợng. Chuyên ngành điện tử viễn thông có trƣờng Học viện công nghệ bƣu chính viễn thông…
- Khối ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, kế toán:
Các trƣờng đứng đầu trong khối ngành này là trƣờng Đại học kinh tế quốc dân, Đại học Ngoại thƣơng và học viện tài chính…
Các trƣờng này có truyền thống trong lĩnh vực đào tạo, khả năng và uy tín cao đƣợc xã hội chấp nhận
2.7.3.3.Áp lực từ phía ngành giáo dục
Phát triển sự nghiệp giáo dục cần dựa trên một hệ thống triết lý. Đó chính là một hệ thống quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nƣớc cần đƣợc vận dụng một cách sáng tạo, phù hợp với thực tiễn trong giai đoạn mới.
Giáo dục và đào tạo có sứ mạng đào tạo con ngƣời Việt Nam phát triển toàn diện, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến của Đất nƣớc trong bối cảnh toàn cầu hóa, đồng thời tạo lập nền tảng và động lực công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Giáo dục và đào tạo phải góp phần tạo nên một thế hệ ngƣời lao động có tri thức, có đạo đức, có bản tính trung thực, có tƣ duy phê phán, sáng tạo, có kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng nghề nghiệp để làm việc hiệu quả trong môi trƣờng toàn cầu hóa vừa hợp tác vừa cạnh tranh. Điều này đòi hỏi phải có những thay đổi căn bản về giáo dục từ nội dung, phƣơng pháp dạy học đến việc xây dựng những môi trƣờng giáo dục lành mạnh và thuận lợi, giúp ngƣời học chủ động, tích cực, kiến tạo kiến thức, phát triển kỹ năng và vận dụng những điều đã học vào cuộc sống
Giáo dục phải đảm bảo chất lƣợng trong điều kiện chi phí còn hạn hẹp. Chất lƣợng là mục tiêu hàng đầu của nền giáo dục, nhƣng chất lƣợng cũng đòi hỏi đầu tƣ thỏa đáng. Trong thập niên tới nƣớc ta chƣa thể đòi hỏi sự đầu tƣ của nhà nƣớc cho giáo dục ngang bằng đầu tƣ của nhiều quốc gia khác trên thế giới, đặc biệt là những nƣớc phát triển.
CHƢƠNG 3
CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC ĐẾN NĂM 2020