Sự cần thiết phải nâng cao chất lƣợng công tác quản trị rủi ro

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải (Trang 84)

2. 1 Dấu hiệu nhận biết

3.1 Sự cần thiết phải nâng cao chất lƣợng công tác quản trị rủi ro

3.1.1 Môi trƣờng và áp lực cạnh tranh

Trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, các ngân hàng thương mại ở Việt Nam chịu nhiều áp lực cạnh tranh trong việc duy trì và mở rộng thị phần. Sự xuất hiện của các ngân hàng nước ngoài, các tổ chức ngân hàng thương mại trong nước, các định chế tài chính khác…Mặc dù thị phần của các ngân hàng nước ngoài trong giai đoạn này còn thấp song với rất nhiều ưu thế như nguồn vốn lớn, kinh nghiệm kinh doanh, công nghệ, nhân sự chất lượng cao thì đây có thể được coi là những đối thủ cạnh tranh mạnh đối với các ngân hàng thương mại trong nước.

Sự ra đời và phát triển của các ngân hàng thương mại trong nước trong thời gian qua khiên cho chính các tổ chức này phải cạnh tranh để chia nhau thị phần. Sự tăng trưởng của ngành ngân hàng luôn gắn liền với diễn biến của nền kinh tế. Khi nền kinh tế gặp nhiều biến động thì hoạt động của ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là phải đối mặt với các loại rủi ro.

Chính những áp lực này mà buộc các ngân hàng thương mại ở Việt Nam phải tìm phương hướng đổi mới, bắt kịp với xu hướng, diễn biến của thời đại nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, trong đó phải kể đến các yếu tố quan trọng như:

+ Con người: Đây là yếu tố quan trọng bậc nhất hiện nay của các ngân hàng thương mại ở nước ta, vì nguồn nhân sự chất lượng cao còn thực sự khan hiếm, biểu hiện ở hiện tượng thay đổi nhân sự cấp cao giữa các ngân hàng. Nhân viên ngân hàng còn thiếu năng lực, kinh nghiệm, chưa được đào

tạo nghiệp vụ chuyên sâu cũng khiến cho chất lượng phục vụ của các ngân hàng không cao, ảnh hưởng đến chất lượng kinh doanh của ngân hàng.

+ Chiến lược kinh doanh còn chưa thiếu sự khác biệt, chạy theo xu hướng của các ngân hàng lớn trong khi năng lực kinh doanh còn hạn chế, do đó khi có rủi ro xảy ra, các ngân hàng thương mại nhỏ rất khó chống đỡ. Định hướng phát triển còn mang tính chung chung và trong một thời gian ngắn, do đó khiến cho các ngân hàng thương mại này luôn phải tìm các xoay sở trước những biến động bất lợi của thị trường.

+ Hệ thống quản trị: đây là yếu tố liên quan đến yếu tố con người. Do lao động chất lượng cao còn thấp nên việc nhân sự chất lượng cao phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ là phổ biến ở các ngân hàng thương mại, do đó khả năng tập trung vào một chuyên môn bị giảm sút, ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của hệ thống.

+ Năng lực tài chính: So với các ngân hàng thương mại trong khu vực, quy mô nguồn vốn của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam thấp hơn rất nhiều. Việc thu hút tiền gửi của khách hàng gặp nhiều khó khăn do sự cạnh tranh của nhiều ngân hàng và các tổ chức tài chính khác đã khiến cho các ngân hàng thương mại rơi vào tình trạng chạy đua lãi suất, làm ảnh hưởng nhiều đến hoạt động chung của nền kinh tế, còn về phía khách hàng thì chủ yếu lựa chọn phương án gửi tiền ngắn hạn, do đó khiến cho các ngân hàng thương mại khó có thể xây dựng được các chiến lược đầu tư và cho vay vào các dự án trung và dài hạn cũng là một việc dễ hiểu.

+ Ngoài một số các ngân hàng thương mại đã đầu tư cơ bản được hệ thống công nghệ hiện đại để phát triển các phần mềm quản lý thì hầu hết các ngân hàng thương mại còn lại gặp khó khăn trong vấn đề này vì trên thực tế việc đầu tư công nghệ đồng nghĩa với việc đầu tư cho cả nguồn nhân lực để sử dụng được công nghệ. Do đó, đây có thể coi là bài toán khó đối với các

ngân hàng thương mại có nguồn vốn nhỏ có mong muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của mình với các đối thủ trong ngành.

3.1.2 Mục tiêu và định hƣớng

Với các khó khăn kể trên thì việc xây dựng riêng cho tổ chức mình một định hướng và mục tiêu kinh doanh là rất cần thiết, trước hết nó sẽ giúp các ngân hàng thương mại xây dựng cho mình một phương thức tiếp cận khách hàng hiệu quả, tránh được các rủi ro do tăng trưởng nóng và xu hướng chạy đua sai lầm nhằm thu hút tiền gửi của khách hàng dẫn đến các rủi ro nguy hiểm trong hoạt động kinh doanh loại hình này. Ngân hàng MSB cũng không nằm ngoài quy luật đó, họ đã hiểu rất rõ sự phát triển của ngân hàng mình gắn liền với hiệu quả của công tác quản trị rủi ro, do đó việc nâng cao chất lượng của công tác quản trị rủi ro là một phần quan trọng trong hoạt động. Các định hướng và mục tiêu kinh doanh đúng đắn sẽ giúp cho MSB không chỉ đứng vững trên thị trường mà còn giúp MSB phát triển hơn nữa trong sự nghiệp của mình. Các nhà quản trị MSB hiểu rất rõ điều này và căn cứ vào tình hình kinh doanh hiện tại và xu hướng phát triển của ngành, họ cũng đã xây dựng cho mình những bước đi riêng nhằm phát triển hoạt động của mình đồng thời xây dựng khối quản trị rủi ro chuyên biệt để hạn chế và xử lý rủi ro một cách hiệu quả nhất, hạn chế tốt nhất rủi ro có thể xảy ra. Cụ thể, trong giai đoạn luận văn nghiên cứu này:

+ Về mục tiêu

Căn cứ vào thực lực, các kết quả kinh doanh trong các năm qua và cùng các đánh giá trên thị trường tài chính, MSB đã đặt ra mục tiêu cơ bản là đến năm 2012 sẽ trở thành một trong mười NHTMCP lớn nhất Việt Nam với quy mô về vốn, tài sản và lợi nhuận.

Để thực hiện các mục tiêu trên, các nhà quản trị MSB đã xây dựng các chương trình chính sách cụ thể, trong đó có việc xây dựng các định hướng mang tính chiến lược, từ đó làm kim chỉ nam cho việc thực hiện các mục tiêu.

+ Về định hướng chiến lược:

- Tăng trưởng cao bằng cách tạo nên sự khác biệt trên cơ sở hiểu biết nhu cầu khách hàng và hướng tới khách hàng.

- Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro đồng bộ, hiệu quả và chuyên nghiệp để đảm bảo cho sự phát triển bền vững.

- Duy trì tình trạng tài chính ở mức độ an toàn cao, tối ưu hóa việc sử dụng vốn cổ đông (ROE mục tiêu là 30%) để xây dựng MSB trở thành 1 định chế tài chính vững mạnh, có khả năng vượt qua mọi thách thức trong môi trường kinh doanh còn chưa hoàn thiện của ngân hàng Việt Nam.

- Có chiến lược chuẩn bị nguồn nhân lực và đào tạo lực lượng nhân viên chuyên nghiệp nhằm đảm bảo quá trình vận hành của hệ thống liên tục, thông suốt và hiệu quả.

- Xây dựng “Văn hóa MSB” trở thành yếu tố tinh thần gắn kết toàn hệ thống một cách xuyên suốt.

Đây hoàn toàn là những định hướng và mục tiêu mà MSB có thể làm được vì sự ổn định và thịnh vượng của mỗi ngân hàng sẽ đóng góp vào sự ổn định chung của nền kinh tế đất nước.

3.2 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro3.2.1 Đối với hoạt động quản trị rủi ro tín dụng 3.2.1 Đối với hoạt động quản trị rủi ro tín dụng

Về phía ngân hàng MSB

- Về mặt lý thuyết, có rất nhiều các chỉ tiêu có thể nhận dạng và đo lường rủi ro tín dụng, do đó MSB cần nghiên cứu xây dựng hoàn thiện hơn nữa quy chế về quản trị rủi ro tín dụng, áp dụng triệt để các mô hình lượng

hóa rủi ro tín dụng nhằm phòng ngừa và xử lý các rủi ro một cách nhanh nhất, hạn chế thấp nhất những hậu quả của rủi ro tín dụng.

- Xây dựng quy trình thẩm định và cho vay chặt chẽ. MSB có thể tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia có nền tài chính ngân hàng lâu đời và phát triển để tìm ra cho mình những biện pháp quản trị rủi ro tín dụng hợp lý. Ví dụ Thái Lan là một quốc gia nằm trong cùng khu vực Đông Nam Á, và là quốc gia có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng. Sau những biến cố của cuộc khủng hoảng tài chính, hệ thống ngân hàng nước này cũng gặp không ít khó khăn, song với những nỗ lực điều chỉnh chính sách và đặc biệt là các chính sách về tín dụng đã giúp các ngân hàng này giảm được rất nhiều rủi ro, trong đó phải kể đến một số các điểm đặc trưng như sau:

+ Tách bạch, phân công rõ chức năng của các bộ phận và tuân thủ cac khâu trong quy trình giải quyết các khoản vay. Phân loại khách hàng theo từng nhóm riêng biệt như: khách hàng tiêu dùng, khách hàng kinh doanh, khách hàng cá nhân…để nhận thức rõ được tính chất của mục đích vay làm cơ sở cho việc xác định các nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận tín dụng trong ngân hàng.

Theo kinh nghiệm của Kasikorn Bank, quy trình cho vay cần đảm bảo tuân thủ các khâu: Tiếp xúc khách hàng->Phân tích tín dụng->Thẩm định tín dụng->Đánh giá rủi ro tín dụng->Quyết định cho vay-> Thủ tục giấy tờ hợp đồng giải ngân-> Đánh giá chất lượng, xem lại khoản vay.

Trong đó, khâu phân tích tín dụng vẫn đảm bảo dựa trên phương pháp phân tích truyền thống, tức là đánh giá doanh nghiệp vay dựa trên danh tiếng, mối quan hệ và tài sản đảm bảo. Đồng thời áp dụng phương pháp 5C vào việc dự báo dòng tiền, phân tích các chỉ tiêu tài chính chủ yếu.

Việc thẩm định tín dụng, theo Siamcity Bank, họ đã chia khách hàng theo từng nhóm để từ đó có các phương thức khác nhau trong việc ra quyết định cho vay.

+ Tuân thủ nghiêm các vấn đề có tính nguyên tắc trong tín dụng, cụ thể khi khách hàng đến làm thủ tục vay, ngân hàng cần phải giải đáp được các vấn đề sau trước khi đưa ra quyết định, cụ thể:

Tư cách của khách hàng

Hiệu quả kinh doanh của khách hàng Mục đích của khoản vay

Nguồn trả nợ

Khả năng kiểm soát khoản vay

Năng lực quản trị doanh nghiệp của khách hàng Thực trạng tài chính của khách hàng.

Để trả lời các câu hỏi trên, ngân hàng phải phân tích được tài chính của khách hàng có kết hợp với nguyên nhân đi vay của khách hàng. Ngân hàng có thể tìm hiểu thông qua các chỉ tiêu tài chính cơ bản có trong các báo cáo tài chính thường niên. Từ các phân tích đó, ngân hàng dự báo và đưa ra nhận định về rủi ro trong kinh doanh và rủi ro ngành, cấu trúc chi phí, lợi nhuận, … + Cho điểm khách hàng: được áp dụng theo tiêu chuẩn của S&P (Standard and Poor), Kasikorn Bank áp dụng thang xếp loại tín dụng như là một quyết định đối với việc quyết định tự động đối với các khoản cho vay.

+ Tuân thủ thẩm quyền phán quyết tín dụng

+ Giám sát khoản vay để có được các thông tin về khách hàng, có biện pháp xử lý kịp thời các tình huống của rủi ro.

Ngoài ra, các ngân hàng thương mại của Thái Lan đều áp dụng sổ tay tín dụng được viết rất chi tiết, dễ áp dụng. Do xây dựng được một quy chế rõ ràng đối hoạt động tín dụng nên hệ thống ngân hàng của nước này đã vượt

qua được rất nhiều khó khăn. Do đó, các quy trình tín dụng trên đây có thể được coi là một bài học để MSB cũng như các ngân hàng thương mại của Việt Nam tham khảo trong quá trình hoàn thiện và đi lên của mình.

- Rủi ro tín dụng có rất nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân của hoạt động thông tin tín dụng còn nhiều bất cập. Do đó, để nâng cao chất lượng của quản trị rủi ro tín dụng, cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động thông tin tín dụng.

Theo báo cáo hoạt động tín dụng năm 2003 của ngân hàng thế giới, ngân hàng thế giới đã phân tích và đưa ra một chỉ số gọi là thông tin tín dụng, chỉ số này được xây dựng dựa trên cơ sở của 6 nhân tố đo lường phạm vi, khả năng tiếp cận và chất lượng thông tin tín dụng sẵn có. Mỗi nhân tố được gán 1 điểm, chỉ số này có giá trị từ 0-6, giá trị càng cao thể hiện hoạt động thông tin tín dụng càng tốt. Qua các nghiên cứu cho thấy việc xây dựng hệ thống thông tin tín dụng trong ngân hàng có ý nghĩa rất to lớn, nó góp phần đảm bảo an toàn hoạt động cho hệ thống tiền tệ, ngân hàng và phát triển mở rộng tín dụng, đồng thời đẩy mạnh phát triển thị trường thẻ bền vững. Nó cũng giúp cho việc định danh tài khoản mới, quản lý tài khoản cũ và tổng hợp chất lượng các dòng thu nhập, cung cấp thông tin tích cực và thông tin tiêu cực, chấm điểm tín dụng hàng tháng, phân tích các thuộc tính đối với khách hàng để xây dựng mô hình rủi ro hàng tháng, lợi ích cho việc phát triển thị trường Visa Card.

Mặc dù qua phân tích các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng của MSB, các hệ số vẫn đảm bảo mức an toàn là cần thiết. Song, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, việc đối mặt với cạnh tranh từ các ngân hàng thương mại khác trong hệ thống và từ các tổ chức tài chính lớn mạnh của nước ngoài, MSB cần chủ động hơn nữa trong việc hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro trong đó có quản lý rủi ro tín dụng.

- Khi có rủi ro tín dụng xảy ra, ngân hàng có thể áp dụng các biện pháp chuyển nợ quá hạn, thu nợ trước hạn, hay xử lý các tài sản đảm bảo theo hợp đồng.

- Có chính sách đào tạo và phát triển năng lực, đạo đức nhân viên tín dụng, nhằm hạn chế rủi ro từ phía các các bộ nhân viên ngân hàng khi không phân tích được tài chính, hành vi của khách hàng và có hành vi câu kết với khách hàng nhằm chiếm đoạt tài sản của ngân hàng.

Về phía ngân hàng nhà nƣớc

Sau khi ra nhập WTO, ngân hàng nhà nước nhanh chóng triển khai nghiên cứu bổ sung, sửa đổi và ban hành mới các quy định phục vụ công tác quản lý nhằm xây dựng ngân hàng nhà nước thành ngân hàng trung ương hiện đại. Chỉ đạo việc tổng kết các luật ngân hàng, biên soạn Luật ngân hàng nhà nước và luật các tổ chức tín dụng cũng như triển khai đề án thanh toán không dùng tiền mặt…Để nâng cao hơn nữa vai trò của quản lý đối với hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại, ngân hàng nhà nước cần:

- Xây dựng và ban hành các giải pháp chính sách đồng bộ trong công tác hoàn thiện phương pháp kiểm soát và kiểm toán nội bộ trong các tổ chức tín dụng và tiến tới áp dụng theo các chuẩn mực quốc tế.

- Hoàn thiện hệ thống thanh tra, giám sát từ trung ương đến cơ sở và cần có sự độc lập tương đối trong điều hành và hoạt động nghiệp vụ trong tổ chức bộ máy của ngân hàng nhà nước, ứng dụng các nguyên tắc cơ bản về giám sát hiệu quả hoạt động theo hiệp ước Basel, thực hiện nghiêm chỉnh các quy tắc thận trọng và minh bạch trong công tác thanh tra.

- Ban hành các quy định nhằm hoàn thiện hệ thống giám sát ngân hàng theo các hướng cơ bản:

+ Nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính, phát hiện sớm các dấu hiệu của rủi ro, trong đó bao gồm cả việc thành lập các đoàn thanh tra

khảo sát trực tiếp theo nguyên tắc chọn mẫu ngẫu nhiên và phân tích báo cáo tài chính độc lập.

+ Phát triển và thống nhất cách thức giám sát ngân hàng trên cơ sở lý luận và thực tiễn.

+ Xây dựng cách tiếp cận tới công việc đánh giá chất lượng quản trị rủi ro trong nội bộ các tổ chức tín dụng.

- Hoàn thiện và đưa vào sử dụng sổ tay tín dụng theo tiêu chuẩn quốc

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)