Quản trị thanh khoản nợ

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải (Trang 38)

- Quản trị thanh khoản mua: là cách tiếp cận mới dựa vào thị trường tiền tệ để giải quyết tình trạng thiếu thanh khoản, đây là biện pháp mua trên thị trường liên ngân hàng hoặc trên thị trường hợp đồng mua lại hoặc ngân hàng sẽ phát hành các chứng chỉ tiền gửi bán buôn, có thời hạn hoặc bán bớt một số kỳ phiếu, trái phiếu..

Ưu điểm của phương pháp này là: cho phép ngân hàng duy trì quy mô tổng thể của bảng cân đối kế toán, không thay đổi quy mô và cơ cấu của bên tài sản. Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là điều này có thể gây tốn kém cho các ngân hàng vì nó đang phải trả lãi suất thị trường cho quỹ trên thị trường bán buôn để bù đắp cho khoản rút tiền ròng trên tiền gửi phải trả lãi suất thấp. Như vậy, chi phí quỹ mua càng cao so với lãi thu được trên tài sản, cách quản trị thanh khoản này ngày càng ít hấp dẫn hơn.

- Quản trị thanh khoản dự trữ: thay vì đáp ứng việc rút tiền ròng bằng việc mua thanh khoản trên thị trường tiền tệ bán buôn, ngân hàng có thể sử

dụng phương pháp quản trị thanh khoản dự trữ, nghĩa là ngân hàng có thể thanh lý một phần tài sản, sử dụng thanh khoản dự trữ của nó. Theo truyền thống, các ngân hàng ở Mỹ chỉ nắm giữ dự trữ tiền mặt tại Dự trữ Liên bang và trong két của họ cho mục đích này. Dự trữ Liên bang ấn định mức dự trữ tối thiểu bắt buộc bằng tiền mặt mà các ngân hàng phải nắm giữ. Dù vậy, các ngân hàng vẫn có xu hướng nắm giữ dự trữ tiền mặt nhiều hơn mức tối thiểu cần thiết để đáp ứng việc cạn thanh khoản. Chi phí đối với ngân hàng do việc sử dụng thanh khoản dự trữ, không kể sự giảm sút quy mô tài sản là ở chỗ nó phải nắm giữ lượng tài sản vượt mức không sinh lãi dưới dạng tiền mặt trên bảng cân đối kế toán. Như vậy, chi phí của việc sử dụng tiền mặt để đáp ứng nhu cầu thanh khoản là phần lợi nhuận bị bỏ qua (chi phí cơ hội) do không thể đầu tư số tiền này vào khoản vay và những tài sản đem lại thu nhập cao hơn.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)