1.4.1. Khái niệm
Rủi ro thanh khoản là khả năng ngân hàng không có được đủ vốn khả dụng (cung thanh khoản) với chi phí hợp lý vào đúng thời điểm mà ngân hàng cần để đáp ứng cầu thanh khoản.
Như vậy mối quan hệ về cung – cầu về vốn thanh khoản này quyết định trạng thái thanh khoản ròng của ngân hàng tại bất cứ thời điểm nào. Khi nhu cầu về thanh khoản của ngân hàng vượt quá cung thanh khoản, ngân hàng đứng trước tình trạng thâm hụt thanh khoản, nhà quản trị ngân hàng phải quyết định phải bổ sung vốn thanh khoản như thế nào và ngược lại, nếu tại một thời điểm nào đó, tổng cung thanh khoản vượt quá tổng cầu thanh khoản, tình trạng thặng dư thanh khoản xuất hiện và nhà quản trị ngân hàng phải xem xét việc đầu tư có hiệu quả các khoản thặng dư vốn thanh khoản này cho tới khi chúng cần được sử dụng để đáp ứng nhu cầu thanh khoản trong tương lai.
Cầu về vốn khả dụng phản ánh nhu cầu rút tiền khỏi ngân hàng ở những thời điểm khác nhau, nhu cầu này phát sinh từ các yêu cầu rút vốn khỏi ngân hàng từ những khách hàng gửi tiền, nhu cầu tín dụng của các khách hàng mà ngân hàng mong muốn đáp ứng và các nhu cầu khác như thanh toán nợ đến hạn với các tổ chức tín dụng khác, đáp ứng các yêu cầu của ngân hàng trung ương,….Cầu về vốn khả dụng sẽ chịu sự tác động của các nhân tố:
+ Các điều kiện kinh tế vĩ mô như tăng trưởng kinh tế, lạm phát... Trong điều kiện nền kinh tế tăng trưởng cao, các nhu cầu vay vốn để mở rộng
sản xuất kinh doanh hay đầu tư tăng, làm gia tăng những yêu cầu tín dụng từ phía khách hàng, từ đó tăng cầu về vốn khả dụng của ngân hàng. Ngược lại, trong nền kinh tế suy thoái, hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư bị thu hẹp làm giảm những yêu cầu vay mượn của khách hàng, dẫn đến giảm cầu về vốn khả dụng.
+ Lạm phát: Khi lạm phát gia tăng, đồng tiền mất giá làm giảm lợi tức của các khoản tiền gửi. Lúc này nhu cầu rút các khoản tiền gửi khỏi ngân hàng để chuyển sang mua vàng, ngoại tệ, chứng khoán,…làm công cụ dự trữ giá trị tăng. Việc này làm tăng cầu về vốn khả dụng của ngân hàng.
+ Lãi suất huy động và lãi suất cho vay: nếu có sự chênh lệch lớn về lãi suất huy động giữa các ngân hàng, sẽ có sự rút tiền gửi từ các ngân hàng có lãi suất huy động kém hấp dẫn làm tăng cầu thanh khoản đối với các ngân hàng đó. Hay trong trường hợp, lãi suất cho vay cao sẽ làm giảm nhu cầu tín dụng từ phía khách hàng, cầu thanh khoản sẽ giảm.
+ Sự khác biệt về lợi tức giữa các khoản tiền gửi và các cơ hội đầu tư như đầu tư vào chứng khoán, vàng hay bất động sản,…Nếu lợi tức từ các khoản đầu tư vào chứng khoán, vàng hay bất động sản,…là cao và hấp dẫn hơn các khoản tiền gửi thì nhu cầu rút vốn khỏi ngân hàng để chuyển sang các kênh đầu tư này là lớn, do đó làm gia tăng cầu thanh khoản.
+ Các quy định và chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước. Khi ngân hàng nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt thông qua việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất chiết khấu và tái cấp vốn, bán tín phiếu cho các ngân hàng,… sẽ làm tăng nhu cầu vốn khả dụng của các ngân hàng. Ngược lại, một chính sách tiền tệ nới lỏng sẽ làm giảm nhu cầu vốn khả dụng cho các ngân hàng.
+ Các nhân tố trên có mức độ tác động khác nhau đến cầu thanh khoản của ngân hàng tùy vào điều kiện, hoàn cảnh, mức độ và cường độ tác động.
Nguồn cung thanh khoản của ngân hàng chủ yếu từ các khoản tiền gửi bổ sung trên tài khoản mới cũng như trên những tài khoản hiện tại; nguồn thanh toán nợ của khách hàng và nguồn thu từ việc bán các tài sản; hay doanh thu bán các dịch vụ tài chính và từ hoạt động vay nợ trên thị trường tiền tệ. Các nguồn cung thanh khoản này chịu sự tác động của các nhân tố:
+ Các điều kiện kinh tế vĩ mô: trong điều kiện môi trường kinh doanh thuận lợi, tăng trưởng cao,…thì việc huy động các khoản tiền gửi từ khu vực dân cư và các tổ chức kinh tế trở nên dễ dàng hơn, các nguồn tiền gửi gia tăng giúp tăng nguồn cung thanh khoản cho ngân hàng. Cũng tương tự, khả năng trả nợ của khách hàng tăng, doanh thu từ việc cung cấp các dịch vụ tài chính tăng,…làm tăng cung thanh khoản. Ngược lại, khi điều kiện kinh tế vĩ mô trở nên xấu đi như môi trường kinh doanh không thuận lợi, suy thoái kinh tế hay lạm phát cao,…sẽ có tác động làm giảm nguồn cung tiền gửi, giảm khả năng trả nợ của khách hàng, giảm các khoản thu dịch vụ khác của ngân hàng, kết quả là nguồn cung vốn khả dụng của ngân hàng giảm.
+ Sự phát triển và tính dễ dàng tiếp cận của thị trường tiền tệ. Thị trường tiền tệ là nguồn huy động vốn ngắn hạn linh hoạt và an toàn của các ngân hàng. Thị trường tiền tệ phát triển và nếu các ngân hàng đều có khả năng tiếp cận được với thị trường này thì sẽ giúp cho các ngân hàng huy động được một nguồn cung thanh khoản ngắn hạn khá lớn để đảm bảo khả năng chi trả của mình.
Như vậy có thể thấy, rủi ro thanh khoản có thể xuất phát từ cả hai bên tài sản và nợ của ngân hàng.
- Rủi ro thanh khoản bên Nợ:
Thông thường trong bảng cân đối kế toán của một ngân hàng có một khối lượng lớn các khoản nghĩa vụ ngắn hạn như tiền gửi không kỳ hạn và các tài khoản giao dịch khác tạo quỹ cho các tài sản tương đối dài hạn. Tài
khoản tiền gửi không kỳ hạn và các tài khoản giao dịch khác là những hợp đồng cho quyền người nắm giữ được thực hiện các quyền đòi tiền của họ đối với ngân hàng vào bất kỳ thời gian nào và yêu cầu hoàn trả ngay mệnh giá của khoản tiền gửi bằng tiền mặt. Ví dụ, một khách hàng có số dư tài khoản tiền gửi không kỳ hạn là 10.000$, khách hàng này có thể đòi trả tiền mặt tức thì, và một số khách hàng khác cũng có số dư tài khoản tiền gửi không kỳ hạn tương tự có thể có yêu cầu tương tự như vậy. Trên lý thuyết, nếu một ngân hàng có 20% số nợ của nó là tiền gửi không kỳ hạn và các tài khoản giao dịch khác thì phải sẵn sàng hoàn trả số tiền đó bằng cách thanh lý lượng tài sản tương đương vào một ngày làm việc bất kỳ của ngân hàng. Trên thực tế, một ngân hàng nhận tiền gửi tiết kiệm có thể dự đoán được một tỷ lệ nhỏ trong số tiền gửi của họ sẽ bị rút trong một ngày bất kỳ. Tuy nhiên, các khoản tiền này bị rút ra có thể được bù đắp lại một phần nhờ các dòng vào tiền gửi mới (và các thu nhập được tạo ra từ các hoạt động nội, ngoại bảng của ngân hàng). Các nhà quản trị sẽ theo dõi trạng thái rút tiền ròng này. Cụ thể, các nhà quản trị sẽ dự đoán được phân phối xác suất của trạng thái rút tiền ròng (chênh lệch giữa rút tiền gửi và bổ sung tiền gửi) trong một ngày làm việc bình thường của ngân hàng.
Rủi ro thanh khoản bên Nợ xảy ra khi lượng tiền gửi bị rút ra được bù đắp bằng tiền gửi mới và các khoản thu nhập khác song khoản tiền gửi bị rút ra lớn hơn khoản tiền gửi bổ sung, trường hợp này gọi là rút tiền ròng.
- Rủi ro thanh khoản bên TS: Khi ngân hàng phải thực hiện cam kết các khoản vay và các hạn mức tín dụng khác khi khách hàng yêu cầu. Nếu như việc rút tiền gửi có thể gây ra các vấn đề về thanh khoản cho một ngân hàng thì đòi hỏi về khoản vay và việc những người vay thực hiện các cam kết khoản vay và những hạn mức tín dụng khác của họ có thể gây ra các vấn đề về rủi ro thanh khoản. Trong thời gian gần đây, các ngân hàng thương mại đã
cam kết các khoản vay lên mức khổng lồ với chúng sẽ không được sử dụng tới. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu của các cơ quan quản lý gần đây cho thấy hệ số các khoản vay được cam kết mà không sử dụng của các ngân hàng so với lượng tài sản sẵn có (như tài sản tiền gửi và các chứng chỉ tiền gửi) đã tăng lên rất cao. Như vậy, các cam kết khoản vay cao hiện tại có thể gây nguy hiểm đối với các ngân hàng.
Ngoài ra, những thay đổi dự tính của lãi suất có thể làm cho giá trị danh mục đầu tư có biến động mạnh. Nếu lãi suất tăng sẽ khiến cho giá trị của danh mục chứng khoán đầu tư giảm và có thể dẫn tới thiệt hại lớn trong giá trị danh mục. Thêm nữa, rủi ro thanh khoản trong một thị trường nào đó xấu đi do các nhà giao dịch trên thị trường muốn bán và không ai muốn mua. Một số ý kiến cho rằng những phát triển trong công nghệ và trong những lĩnh vực khác đã dẫn tới một sự cải thiện vững chắc trong tính thanh khoản của các thị trường tài chính. Song điều này còn chưa thể khẳng định vì ví dụ có một xu hướng dẫn tới hành vi số đông mà theo đó các nhà giao dịch muốn thực hiện cùng một kiểu giao dịch (ví dụ giao dịch bán) tại cùng một thời điểm. Khi đó, thanh khoản cạn kiệt và các chứng khoán đầu tư chỉ có thể bán được với giá thấp. Kết quả là một sự giảm sút mạnh giá trị của danh mục đầu tư và rủi ro thanh khoản của ngân hàng sẽ tăng lên.
1.4.2. Các phƣơng pháp đo lƣờng thanh khoản
1.4.2.1. Phương pháp báo cáo thanh khoản ròng
Theo nghiên cứu đã nêu trên, rủi ro thanh khoản của một ngân hàng bắt nguồn từ sự điều hành hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp, như việc rút tiền gửi hay có nhu cầu về khoản vay mới, do đó sự cần thiết phải đáp ứng những nhu cầu này bằng cách thanh lý tài sản hoặc vay mượn quỹ. Do đó, nhà quản trị ngân hàng phải đo lường được trạng thái thanh khoản của một ngân hàng trên cơ sở hàng ngày có thể. Công cụ hữu ích hiện nay là báo cáo thanh
khoản ròng, liệt kê các nguồn và việc sử dụng thanh khoản, từ đó cung cấp một thước đo về trạng thái thanh khoản ròng của một ngân hàng.
Ngân hàng có ba nguồn thanh khoản cơ bản: + Tài sản coi như tiền.
+ Năng lực đi vay tối đa trên thị trường tiền tệ, hoặc hợp đồng mua lại. + Tiền dự trữ vượt mức.
1.4.2.2. So sánh hệ số với nhóm đồng đẳng
Một cách khác để đo lường mức độ rủi ro thanh khoản của ngân hàng là so sánh một hệ số quan trọng và các đặc điểm chính của bảng cân đối kế toán của ngân hàng như:
- Khoản vay/ tiền gửi và quỹ vay/ tổng tài sản: Nếu các hệ số này là cao chứng tỏ ngân hàng dựa mạnh vào thị trường tiền tệ ngắn hạn hơn là dựa vào khoản tiền gửi không kỳ hạn để tài trợ khoản vay. Điều này đồng nghĩa với các vấn đề thanh khoản trong tương lai nếu ngân hàng đã kề cận giới hạn vay trên thị trường quỹ mua.
- Cam kết khoản vay/tài sản: Nếu hệ số này cao cho thấy sự cần thiết có một độ thanh khoản cao để cung cấp cho những khoản vay rút bất kỳ ngoài dự tính trên những khoản vay này. Những ngân hàng có mức cam kết cao thường đối mặt với rủi ro thanh khoản lớn hơn so với những ngân hàng có cam kết thấp.
1.4.2.3. Các chỉ số thanh khoản
Đo lường khoản mất mát tiềm năng của ngân hàng do phải bán bớt tài sản đột ngột so với lượng tiền mà ngân hàng có thể nhận được theo giá trị thị trường trong những điều kiện thị trường bình thường.
+ Chỉ số trạng thái tiền mặt=(tiền mặt+tiền gửi tại tổ chức tín dụng khác)/Tổng tài sản.
+ Chỉ số chứng khoán thanh khoản=Chứng khoán chính phủ/ Tổng tài sản
+ Chỉ số năng lực cho vay=( Dư nợ tín dụng+dư nợ cho thuê tài chính)/ Tổng tài sản
+ Chỉ số tiền nóng= Tiền nóng bên tài sản có/Tiền nóng bên tài sản nợ + Chỉ số tiền gửi thường xuyên=Tổng tiền gửi thường xuyên/tổng tài sản
+ Chỉ số cấu trúc tiền gửi= Tiền gửi không kỳ hạn/ Tiền gửi có kỳ hạn + Chỉ số tín dụng/ tiền gửi
+ Chỉ số tiền đi vay/ tổng tài sản + Chỉ số cam kết tín dụng/tổng tài sản
1.4.3. Các chiến lƣợc quản trị rủi ro thanh khoản
1.4.3.1. Quản trị thanh khoản nợ
- Quản trị thanh khoản mua: là cách tiếp cận mới dựa vào thị trường tiền tệ để giải quyết tình trạng thiếu thanh khoản, đây là biện pháp mua trên thị trường liên ngân hàng hoặc trên thị trường hợp đồng mua lại hoặc ngân hàng sẽ phát hành các chứng chỉ tiền gửi bán buôn, có thời hạn hoặc bán bớt một số kỳ phiếu, trái phiếu..
Ưu điểm của phương pháp này là: cho phép ngân hàng duy trì quy mô tổng thể của bảng cân đối kế toán, không thay đổi quy mô và cơ cấu của bên tài sản. Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là điều này có thể gây tốn kém cho các ngân hàng vì nó đang phải trả lãi suất thị trường cho quỹ trên thị trường bán buôn để bù đắp cho khoản rút tiền ròng trên tiền gửi phải trả lãi suất thấp. Như vậy, chi phí quỹ mua càng cao so với lãi thu được trên tài sản, cách quản trị thanh khoản này ngày càng ít hấp dẫn hơn.
- Quản trị thanh khoản dự trữ: thay vì đáp ứng việc rút tiền ròng bằng việc mua thanh khoản trên thị trường tiền tệ bán buôn, ngân hàng có thể sử
dụng phương pháp quản trị thanh khoản dự trữ, nghĩa là ngân hàng có thể thanh lý một phần tài sản, sử dụng thanh khoản dự trữ của nó. Theo truyền thống, các ngân hàng ở Mỹ chỉ nắm giữ dự trữ tiền mặt tại Dự trữ Liên bang và trong két của họ cho mục đích này. Dự trữ Liên bang ấn định mức dự trữ tối thiểu bắt buộc bằng tiền mặt mà các ngân hàng phải nắm giữ. Dù vậy, các ngân hàng vẫn có xu hướng nắm giữ dự trữ tiền mặt nhiều hơn mức tối thiểu cần thiết để đáp ứng việc cạn thanh khoản. Chi phí đối với ngân hàng do việc sử dụng thanh khoản dự trữ, không kể sự giảm sút quy mô tài sản là ở chỗ nó phải nắm giữ lượng tài sản vượt mức không sinh lãi dưới dạng tiền mặt trên bảng cân đối kế toán. Như vậy, chi phí của việc sử dụng tiền mặt để đáp ứng nhu cầu thanh khoản là phần lợi nhuận bị bỏ qua (chi phí cơ hội) do không thể đầu tư số tiền này vào khoản vay và những tài sản đem lại thu nhập cao hơn.
1.4.3.2. Quản lý thanh khoản tài sản
Khi rủi ro bắt nguồn từ bên tài sản tức là việc ngân hàng phải thực hiện cam kết khoản vay và các hạn mức tín dụng khác khi khách hàng yêu cầu thì buộc ngân hàng phải có phương án giải quyết vấn đề này, thông thường ngân hàng thường áp dụng các 2 biện pháp:
- Vay thêm tiền trên thị trường tiền tệ và cho vay số tiền đó (quản trị thanh khoản mua)
- Giảm bớt tiền dự trữ vượt mức (quản trị thanh khoản dự trữ)
1.4.3.3. Quản lý thanh khoản phối hợp
Theo chiến lược này, một phần nhu cầu dự trữ thanh khoản sẽ được đáp ứng bằng việc dự trữ tài sản thanh khoản. Phần còn lại của nhu cầu thanh khoản được giải quyết bằng những hợp đồng hạn mức tín dụng từ các ngân hàng đại lý hoặc từ những người cho vay khác.
Nguyên lý cơ bản của ngân hàng thương mại là đi vay để cho vay nên hoạt động kinh doanh của ngân hàng chịu ảnh hưởng của các yếu tố rủi ro là