2. 1 Dấu hiệu nhận biết
2.4 Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại MSB
2.4.1 Nhận diện rủi ro thanh khoản
Tính cho đến thời điểm cuối năm 2008, các ngân hàng thương mại Việt Nam đã có sự gia tăng nhanh chóng về số và chất lượng, tuy nhiên mới chỉ chiếm 33,94% tổng dư nợ và 33,14% tổng vốn huy động. Điều này cho thấy, sức hấp dẫn của các ngân hàng thương mại đối với mọi thành phần dân cư và kinh tế là còn thấp. Song nếu nhìn nhận một cách riêng lẻ, thì có thể thấy nỗ lực duy trì và phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại ở nước ta có bước phát triển đáng kể và ngày càng khẳng định được tầm quan trọng của mình vào sự hoạt động chung của thị trường này.
Hệ thống ngân hàng nước ta được cải cách mạnh mẽ từ giữa những năm 1990 trên cả hai cấp độ là ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mại. Nhờ những cải cách này mà đối với ngân hàng nhà nước, khuôn khổ pháp lý được hoàn thiện hơn và cơ chế quản lý ngân hàng trung ương được cải thiện thông qua việc xóa bỏ các kiểm soát trực tiếp, tạo ra quyền tự chủ và nâng cao trách nhiệm của các ngân hàng thương mại trong việc quyết định các chiến lược, chính sách kinh doanh của mình. Các chính sách cải cách được xây dựng nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống ngân hàng được tiến hành trong
nhiều năm nhằm tăng cường thể chế, giám sát và quản lý lĩnh vực này hoạt động có hiệu quả hơn thông qua việc phát triển thị trường vốn, nâng cao tính minh bạch và tự chịu trách nhiệm, cải thiện năng lực tài chính và áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế vào việc xây dựng chiến lược phát triển và quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Các ngân hàng thương mại được khuyến khích hoạt động theo định hướng thị trường hơn nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngân hàng thương mại nhà nước và cả hệ thống ngân hàng quốc gia.
Mặc dù có sự ra đời khá nhanh của các ngân hàng trong thời gian này, song các ngân hàng thương mại này đều có quy mô còn khá nhỏ (nhỏ hơn rất nhiều so với một ngân hàng có quy mô trung bình trong cùng khu vực). Do đó, điểm đầu tiên trong công cuộc cải cách này đối với các ngân hàng thương mại là tăng vốn điều lệ để đạt được tiêu chuẩn chung quốc tế là 8%, đây được xem là điểm yếu quan trọng làm suy giảm sức cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng, đồng thời giải quyết các vấn đề về nợ xấu (do rủi ro tín dụng là chủ yếu) gây ra. Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại cũng được tăng cường về chất lượng quản trị và đưa ứng dụng của công nghệ thông tin vào hoạt động nhằm hạn chế tối đa những rủi ro trong hoạt động kinh doanh gây ra.
Mặc dù đây là nỗ lực chung của toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam, song trong quá trình đi lên vẫn còn tồn tại rất nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của mỗi ngân hàng.
Bên cạnh những chính sách nhằm hoàn thiện hệ thống của mình, những điều kiện kinh tế vĩ mô cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến việc điều tiết các chính sách này. Cụ thể, năm 2007 khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO đồng nghĩa với việc lượng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng mạnh đã gây nên sức ép đối với tỷ giá hối đoái, ngân hàng nhà nước phải bỏ tiền ra để mua ngoại tệ nhằm giữ ổn định tỷ giá và để giảm nguy cơ bùng nổ lạm phát, ngân hàng nhà nước ra quyết định tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc để thu hồi lượng
cung tiền trong lưu thông và phát hành tín phiếu bắt buộc. Việc kiểm soát lạm phát là việc cần làm và ngân hàng nhà nước đã làm được, mặc dù vậy nó cũng gây ra không ít những khó khăn cho các ngân hàng thương mại vì lúc này điểm yếu thanh khoản của các ngân hàng thương mại mới lộ rõ khi để đảm bảo thanh khoản, các ngân hàng thương mại đã lao vào cuộc chạy đua lãi suất nhằm thu hút tiền gửi về ngân hàng mình. Cùng với những ảnh hưởng nhất định từ cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ vào cuối năm 2007, đầu năm 2008 đã khiến cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nước gặp nhiều khó khăn, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa có nguy cơ thua lỗ và phá sản cao. Mặt khác, việc các ngân hàng thương mại tăng trưởng tín dụng quá nóng và đầu tư vào các lĩnh vực có rủi ro cao như chứng khoán và bất động sản. Khi các thị trường này bị ảnh hưởng và suy giảm thì khả năng thu hồi các khoản vay là rất thấp, nguy cơ rủi ro cao.
MSB cũng không nằm ngoài những tác động của lạm phát và của cuộc khủng hoảng kinh tế đó. Bằng việc điều chỉnh kịp thời các kế hoạch kinh doanh cho phù hợp với tình hình thực tế trong giai đoạn này, những kết quả mà MSB đã đạt được đã chứng tỏ bản lĩnh của các nhà quản lý trong công cuộc duy trì và phát triển sự nghiệp của MSB. Trong đó phải kể đến những nỗ lực để duy trì khả năng thanh khoản.
Một điều dễ nhận thấy, giai đoạn này hầu hết tất cả các ngân hàng đều lao vào cuộc chạy đua tăng lãi suất huy động nhằm thu hút tiền gửi của khách hàng. Điều này chứng tỏ, vấn đề về thanh khoản không thực sự được coi trọng. Bên cạnh đó là vấn đề tăng trưởng tín dụng quá nóng trong việc đầu tư vào các lĩnh vực có rủi ro cao như bất động sản và chứng khoán cũng là một dấu hiệu cho thấy các ngân hàng thương mại đã thực sự rất coi nhẹ những dấu hiệu và nguy cơ từ rủi ro thanh khoản.
Dựa trên các lý thuyết về quản trị rủi ro thanh khoản đã trình bày ở trên, cùng với các báo cáo tài chính trong ba năm 2007, 2008 và 2009 tại MSB, luận văn đã lựa chọn một số tiêu chí và chỉ số thanh khoản dưới đây để xem xét tính thanh khoản qua đó đánh giá mức độ rủi ro về thanh khoản tại MSB trong những năm này.
* Vốn điều lệ
Về mặt lý thuyết, vốn điều lệ là số vốn do tất cả các cổ đông đóng góp và được ghi vào điều lệ của MSB, song nó không đảm bảo được sức cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh cũng như hoạt động đầu tư trên các lĩnh vực tài chính khác. Chính vì vậy, việc ra nghị định số 141/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức vốn pháp định đối với các NHTMCP đến hết năm 2008 là 1000 tỷ đồng, đến hết năm 2010 là 3000 tỷ đồng. Theo các báo cáo tài chính, tại thời điểm 31/12/2007 là 1.500 tỷ đồng và tới thời điểm 30/9/2009 vốn điều lệ của MSB đã đạt được là 2.240 tỷ đồng. Như vậy, MSB đã đạt được mức vốn điều lệ tối thiểu cần thiết theo đúng quy định của ngân hàng nhà nước và trong tiến trình phát triển của mình đến hết năm 2010 MSB phấn đấu trở thành 1 trong 10 NHTMCP hàng đầu tại Việt Nam là hoàn toàn có cơ sở.
* Hệ số CAR (là tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu): phản ánh tỷ lệ vốn tự có tối thiểu NH phải đạt được trên tổng tài sản rủi ro. Theo quy định của nhà nước, hệ số CAR hiện tại của các NHTMCP phải duy trì tỷ lệ tối thiểu là bằng 8% giữa vốn tự có và tổng tài sản rủi ro.
Theo kết quả từ các báo cáo tài chính của MSB thì hệ số CAR qua các năm luôn đảm bảo được mức độ an toàn tối thiểu cần thiết. Cụ thể:
31/12/2007: CAR= 20,84% 31/12/2008: CAR= 11,96% 30/9/2009: CAR= 8,5%
Như vậy, nếu xét theo tiêu chí này thì MSB thỏa mãn điều kiện cần thiết, mặc dù tỷ lệ này đã có sự giảm sút đáng kể qua các năm. Song, nếu tính theo hiệp ước Basel II thì không chỉ MSB mà các NHTMCP khác ở Việt Nam rất khó đạt được mức vốn an toàn, vì theo hiệp ước Basel II, mặc dù quy định về an toàn vốn vẫn là 8% nhưng lại kèm theo các điều kiện rằng buộc khác như gắn chặt chẽ với mức độ rủi ro của tài sản ngân hàng. Mức độ rủi ro lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tín nhiệm của khách hàng, thời hạn các khoản vay…trong khi hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam đều không được xếp hạng nên các khoản vay đối với các doanh nghiệp này sẽ phải chịu mức rủi ro là 100%.
* Hệ số H1(vốn tự có/ tổng vốn huy động) và H2 (Vốn tự có/ tổng tài sản có)
Tại thời điểm cuối năm 2007, H1 là 12,01% và H2 là 10,72% Tại thời điểm cuối năm 2008 , H1 là 6,09% và H2 là 5,74%
Theo tiêu chuẩn chung của ngành thì H1 và H2 phải lớn hơn 5%, với các số liệu trên có thể thấy MSB đã đạt được chỉ tiêu này. Tuy nhiên, cả hai chỉ tiêu này đều bị giảm vào thời điểm cuối năm 2008, điều này cho thấy cần phải cân nhắc giữa nguồn vốn tự có so với việc phát triển quy mô hoạt động, việc tăng trưởng về tài sản quá nhanh so với vốn tự có, xét về góc độ an toàn thì cần phải xem xét kỹ hơn để tránh rủi ro trong hoạt động, bởi vì vốn tự có được coi là “tấm đệm” giúp ngân hàng bù đắp những thiệt hại phát sinh trong quá trình hoạt động, tránh nguy cơ phá sản. Điều này cho thấy, việc ngân hàng nhà nước ban hành quy định tăng vốn điều lệ trong hoạt động của các ngân hàng thương mại là hết sức quan trọng.
Nếu so sánh với một số ngân hàng thương mại nhà nước tại cùng thời điểm này, H1 và H2 đều thấp hơn mức quy định (hoặc cao hơn một ít). Khi rủi ro xảy ra các ngân hàng này sẽ khó phản ứng kịp thời vì với vốn tự có nhỏ bé sẽ không thể giúp ngân hàng bù đắp được các khoản thiệt hại. Mặt khác, một
số NHTMCP như Đại Á, Gia Định lại có chỉ số này khá cao, điều này chứng tỏ nguồn vốn tự có của ngân hàng đã tăng xong tạm thời chưa được sử dụng trong khi công tác thu hút tiền gửi của khách hàng không đáp ứng được nhu cầu cho vay.
* Chỉ số H3 (Tiền mặt+ tiền gửi tại các tổ chức tín dụng)/Tổng tài sản có
H3 cao khi tiền gửi khi tiền mặt và tiền gửi cao, đồng nghĩa với việc khả năng đáp ứng thanh khoản cao của ngân hàng. Theo số liệu trên ta thấy tại thời điểm cuối năm 2007 là 48,89039 và cuối năm 2008 là 44, 44%. Mặc dù H3 có bị giảm song là không đáng kể . Nếu H3 thấp, ngân hàng sẽ gặp bất lợi nếu có nhu cầu thanh khoản lớn và đột xuất. Trên thực tế, vào những tháng cuối năm 2007, đầu năm 2008, việc tăng lãi suất tiền gửi và đẩy lãi suất vay qua đêm trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng lên mức cao nhằm mục đích là bảo đảm khả năng thanh khoản. Khi ngân hàng nhà nước quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc, phát hành tín phiếu bắt buộc để thu hồi một lượng tiền lớn trong lưu thông thì các ngân hàng thương mại bắt đầu lo sợ đến khả năng thanh khoản của mình. Do đó các ngân hàng thương mại bắt đầu lao vào cuộc chạy đua lãi suất để cạnh tranh trong việc thu hút tiền gửi của khách hàng.
* H4 = dư nợ/ tiền gửi khách hàng
Chỉ số này giúp việc đánh giá việc các ngân hàng đã sử dụng tiền gửi khách hàng để cung cấp các khoản tín dụng với tỷ lệ là bao nhiêu phần trăm. Nếu H4 càng cao chứng tỏ khả năng thanh khoản càng thấp. Theo các số liệu thống kê và tính toán, năm 2007 MSB có H4 là 88,59% và năm 2008 là 79, 44%. Mặc dù sang năm 2008, H4 có chiều hướng giảm song tỷ lệ này vẫn được coi là khá cao. Chỉ số H4 trung bình giữa 2 năm 2007, 2008 là 64, 015%. Chỉ số này cho biết, ngân hàng cứ huy động được 1 đồng tiền gửi thì cho vay 0,64 đồng. So với H4 trung bình giữa các NHTMCP khác, tỷ lệ này cho thấy MSB vẫn có khả năng đảm bảo được khả năng thanh khoản.
* H5 chỉ số chứng khoán thanh khoản
H5 = (chứng khoán kinh doanh+ chứng khoán sẵn sàng để bán)/ Tổng tài sản có
Năm 2007, H5 = 12, 35% và năm 2008 H5 là 12,04 %. Chỉ số này phản ánh tỷ lệ nắm giữ các chứng khoán có thể chuyển đổi thành tiền mặt, tỷ lệ này càng cao thì trạng thái thanh khoản của ngân hàng càng lớn. So sánh với một số ngân hàng khác trong cùng một thời điểm, chỉ số này của MSB là tương đối khả quan. Tại thời điểm này, đặc biệt có một số ngân hàng không dự trữ loại tài sản này cho nhu cầu thanh khoản như ngân hàng Kiên Long, Westerm hay kể cả SaigonBank (có tỷ lệ thấp: 2007 là 0,1% và sang năm 2008 là 0%) Lý giải cho điều này cũng tương đối đơn giản vì vào thời điểm cuối năm 2007, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có sự suy giảm nghiêm trọng nên việc sử dụng các chứng khoán này không đóng góp được vào việc cải thiện chỉ số thanh khoản nên các ngân hàng đã dự trữ chứng khoán ở mức độ tương đối, thậm chí là bằng 0. Tuy nhiên tại thời điểm cuối năm 2008, việc duy trì tỷ lệ H5 này đã có sự thay đổi, do đó chỉ số H5 ở một số ngân hàng đã được cải thiện đáng kể. Mặc dù vậy, MSB vẫn duy trì tỷ lệ này ở mức cũ.
* Chỉ số H6: Trạng thái thanh khoản ròng đối với các tổ chức tín dụng H6 =(tiền gửi +cho vay tổ chức tín dụng)/(tiền gửi+vay từ tổ chức tín dụng)
Chỉ số này phản ánh việc các ngân hàng đi vay nhiều hơn hay gửi nhiều hơn đối với một tổ chức tín dụng khác. Theo các số liệu báo cáo tài chính và tính toán, năm 2008 H6 tại MSB là 1,05 và năm 2008 là 1,08. Điều này nghĩa là MSB đã gửi lại đối với các tổ chức tín dụng khác nhiều hơn là đi vay. Nó cũng đồng nghĩa với việc chứng tỏ MSB có khả năng khắc phục được tình trạng căng thẳng thanh khoản trong thời điểm khó khăn này, mà một phần nguyên nhân là từ chính sách thắt chặt tín dụng của ngân hàng nhà nước.
2.4.2 Đánh giá hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản
Có thể nhận thấy, so với mặt bằng chung trong hệ thống các NHTMCP tại Việt Nam thì MSB luôn đảm bảo tính thanh khoản của mình ở mức độ có thể hạn chế và kiểm soát được rủi ro thanh khoản. Điều này có được là do, việc tăng vốn điều lệ vào cuối năm 2008 là một điểm nhấn quan trọng, góp phần bảo đảm tính ổn định trong hoạt động.
Đồng thời với hệ thống mạng lưới hoạt động được phủ song ngày một lớn, MSB đã đáp ứng được nhu cầu về vốn của mọi tầng lớp trong dân cư ở mọi thời điểm, mọi nơi, tạo được niềm tin trong dân chúng. Mặc dù cũng có những khó khăn nhất định từ môi trường hoạt động chung song với những kết quả như trên MSB đã chứng tỏ được vị thế của mình là một trong những ngân hàng có thế mạnh về tài chính. Các kết quả trong quản trị rủi ro thanh khoản như trên là do MSB đã bảo đảm tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc:
- Tuân thủ các quy định của ngân hàng nhà nước về tỷ lệ an toàn vốn và thanh khoản trong hoạt động ngân hàng.
- Duy trì tối thiểu 25% giữa giá trị các tài sản có thể thanh toán ngay và các nợ sẽ đến hạn thanh toán trong thời gian một tháng tiếp theo.
- Duy trì tỷ lệ tối thiểu bằng 1 giữa tổng tài sản có thể thanh toán ngay trong khoảng thời gian 7 ngày làm việc tiếp theo và tổng nợ phải thanh toán trong 7 ngày làm việc tiếp theo.
- Tuân thủ các hạn mức thanh khoản quy định trong chính sách quản lý rủi ro thanh khoản theo quy định của ngân hàng nhà nước.
- Tổng hợp và phân tích động thái của khách hàng gửi tiền, xây dựng kế hoạch sử dụng vốn cho hoạt động tín dụng và các hoạt động có rủi ro về