Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP Hàng Hải

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải (Trang 46)

2.2.1. Nhận diện rủi ro tín dụng tại MSB

Rủi ro tín dụng xuất phát từ các hoạt động tín dụng khi khách hàng vay vi phạm các điều kiện của hợp đồng tín dụng làm giảm hay mất giá trị của tài sản, cụ thể khi khách hàng không thực hiện nghĩa vụ đã được MSB bảo lãnh,

hoặc khách hàng không thanh toán đầy đủ và đúng gốc và lãi các khoản vay được MSB cấp.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng, bao gồm các nguyên nhân từ phía khách hàng vay và từ phía ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh này là không thể tránh khỏi những rủi ro đó. Rủi ro tín dụng là một trong những rủi ro lớn nhất của tất cả các ngân hàng thương mại. Do đó, công tác kiểm soát và hạn chế rủi ro có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nó làm tiền đề để các hoạt động khác có thể phát triển. Còn khi rủi ro tín dụng xảy ra, nó sẽ kéo theo hàng loạt các rủi ro khác, ảnh hưởng rất lớn tới kết quả hoạt động của ngân hàng. Các nhà quản trị MSB nhận thức rất rõ điều này nên đã thiết lập và thực hiện chính sách tín dụng với nhiều công cụ, đồng thời MSB luôn nghiêm túc thực hiện việc trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của ngân hàng nhà nước và trích lập các khoản nợ quá hạn theo quyết định của hội đồng tín dụng. Việc thành lập hội đồng tín dụng và phòng giám sát tín dụng 2006 nhằm chuyên nghiệp hóa công tác quản trị chất lượng tín dụng.

2.1.1.1. Tình hình huy động vốn

Bảng 2.2 Tình hình huy động vốn

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008 so với 2007 2009 so với 2008 Số tiền % Số tiền % Nguồn vốn 17.569.024 32.628.054 63.882.044 15.059.030 85.71 31.253.990 95.78 Vốn huy động 15.478.512 29.877.406 43.771.750 14.398.894 93.03 13.894.344 46.50 1.Tiền gửi từ tổ chức kinh tế và cá nhân 15.221.750 29.743.229 41.671.676 14.521.479 95.39 11.928.447 40.1 2. Phát hành giấy tờ có giá 256.762 1.134.177 2.100.074 122.585 47.74 965.897 85.16

0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 2007 2008 2009 Vốn huy động (tỷ đồng)

Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn của MSB qua các năm

Từ bảng trên có thể nhận thấy nguồn vốn huy động chủ yếu của MSB trong thời gian qua vẫn tập trung vào hai đối tượng chính là tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng khác và tiền gửi của khách hàng và đã đạt được kết quả tăng trưởng cao.

Tỷ trọng tiền gửi từ tổ chức kinh tế và cá nhân chiếm một vị trí quan trọng trong cơ cấu vốn huy động. Cụ thể, trong năm 2007 là 15.478.512 triệu đồng, sang năm 2008 là 29.877.466 triệu đồng, tăng 14.521.479 triệu đồng, tương đương 95.39%. Sang năm 2009 tiếp tục có sự tăng trưởng là 43.771.750 triệu đồng, tăng 11.928.447, tương đương 40.1% so với năm 2008. Mặc dù năm 2009 có sự tăng trưởng song tỷ lệ tăng trưởng là không cao vì đây là giai đoạn có nhiều biến động trong nền kinh tế trong đó phải kể đến sự khủng hoảng trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam.

Việc phát hành các giấy tờ có giá cũng được ngân hàng bước đầu đưa vào sử dụng có hiệu quả và cũng đạt được mức độ tăng trưởng cao trong 3 năm. Cụ thể, năm 2007 ngân hàng phát hành và thu về số tiền là 256.762 triệu đồng, sang năm 2008 là 1.134.177 triệu đồng, tăng 122.585 triệu đồng, tương đương tăng 47.74 %. Sang năm 2009 tiếp tục tăng, số tiền thu được là 2.100.074 triệu đồng, tăng 965.897, tương đương 85.16 % so với năm 2008.

Mặc dù mức độ tăng của loại giấy tờ này là không lớn nhưng cũng chứng tỏ được sự quan tâm của khách hàng, bước đầu thay thế được sự quan tâm của khách hàng tới các loại tiết kiệm truyền thống như tích trữ vàng hay ngoại tệ mạnh.

Tỷ trọng của loại giấy tờ có giá này còn thấp trong tổng nguồn vốn huy động, song đây cũng được coi là một nguồn huy động không kém phần hiệu quả trong việc mở rộng cơ cấu vốn huy động của ngân hàng.

Để có được kết quả như vậy, MSB đã xây dựng và phát triển các sản phẩm và dịch vụ đa dạng, phù hợp với nhu cầu của dân cư và các tổ chức tín dụng cả bằng nội tệ và ngoại tệ, tập trung vào hai khu vực cụ thể:

Thị trường 1: Qua thống kê, nguồn vốn huy động từ thị trường 1 này đạt mức tăng trưởng nhanh, tại thời điểm 31/12/2008 tổng nguồn vốn huy động đạt 15.245 tỷ đồng, tăng 6.720 tỷ đồng so với thời điểm cuối năm 2007 và tại thời điểm 30/9/2009, nguồn vốn huy động đã đạt được từ thị trường này là 28.549 tỷ đồng. Thị trường 1 được coi là mục tiêu chiến lược trong hoạt động kinh doanh của MSB, với hệ thống mạng lưới chi nhánh được mở rộng qua các năm và sản phẩm huy động vốn đa dạng, tiện ích, phù hợp với nhu cầu của dân cư và các tổ chức tín dụng, MSB luôn đáp ứng đầy đủ nhu cầu tín dụng của mình, do đó đã thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi lớn trong dân cư.

Thị trường 2: là thị trường tiền gửi của các Tổ chức tín dụng và các Định chế tài chính

Thị trường này cũng được MSB đặc biệt chú ý quan tâm, chú trọng phát triển và cũng ngày càng có được đóng góp không nhỏ trong công tác huy động vốn của MSB. Cụ thể, ta có thể thấy, nguồn tiền gửi của các tổ chức tín dụng cuối năm 2008 là 14.603 tỷ đồng, tăng 6.782 tỷ đồng so với thời điểm cuối năm 2007 và tại thời điểm 30/9/2009, vốn huy động từ nguồn này đạt được 15.178 tỷ đồng.

Ngoài ra ta cũng có thể nhận thấy, nguồn vốn huy động của MSB cũng rất đa dạng và sự đóng góp từ mỗi một loại đối tượng đều có ý nghĩa quan trọng giúp MSB củng cố để phát triển các kế hoạch tín dụng và kinh doanh của mình.

2.1.1.2 Tình hình cho vay và thu nợ

Vốn huy động được đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó tín dụng chiếm một tỷ trọng lớn và đây cũng được coi là lĩnh vực đầu tư mang lại nhiều lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do đó MSB cũng chú trọng đặc biệt trong việc phát triển và khai thác các sản phẩm dịch vụ này, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu vốn của khách hàng và gia tăng giá trị lợi nhuận cho ngân hàng.

Sự tăng trưởng của doanh số cho vay thể hiện quy mô tăng trưởng của công tác tín dụng. Vì bản chất của ngân hàng là đi vay để cho vay nên ngân hàng luôn tìm cách sử dụng nguồn vốn huy động của mình làm sao để đạt được lợi nhuận cao nhất nhằm tránh tình trạng ứ đọng vốn. Thống kê về doanh số cho vay trong ba năm 2007, 2008, 2009 của MSB như sau:

Bảng 2.3: Doanh số cho vay

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007

Năm 2008 Năm 2009 2008 so với 2007 2009 so với 2008 Số tiền % Số tiền % Doanh số cho vay 6.527.868 11.124.146 23.689.498 4.596.278 70,41 12.565.352 112,95 Doanh số thu nợ 8.374.739 13.493.398 24.375.381 5.118.659 61,12 10.881.983 80,64 (Nguồn: BCTC của MSB)

Qua bảng 2.3 nhận thấy doanh số cho vay các năm sau đều tăng hơn so với năm trước. Cụ thể, trong năm 2007 là 6.493.124 triệu đồng, năm 2008 là 11.124.146 triệu đồng, tăng 4.596.278, tương đương 70.41%. Năm 2009 là

23.688.498 triệu đồng, tăng 12.565.352 triệu đồng, tăng 112.95% so với năm 2008. Trong đó, cơ cấu cho vay ngắn hạn không có nhiều biến động, cho vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ lệ cao, cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ lệ nhỏ và ổn định qua các năm.

Sự chênh lệch cho vay giữa ngắn hạn với trung và dài hạn là do sự chỉ đạo của nhà quản trị ngân hàng nhằm mục đích thu hồi vốn nhanh, hạn chế rủi ro do biến động của thị trường.

2.2.2 Tình hình hoạt động và rủi ro tín dụng tại MSB

2. 2.2.1 Dấu hiệu nhận biết

Thông qua một số chỉ tiêu đo lường người ta có thể xác định được mức độ của rủi ro trong hoạt động tín dụng. Căn cứ vào kết quả của các chỉ tiêu này, nhà quản trị ngân hàng sẽ đưa ra được các quyết định cuối cùng cũng như có các phương án kinh doanh tín dụng thích hợp trong các giai đoạn tiếp theo.

Bảng 2.4 Một số chỉ tiêu chung

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu 2007 2008 2009

Doanh số cho vay 6.527.868 11.124.146 23.689.498

Doanh số thu nợ 8.374.739 13.493.398 24.375.381

Vốn huy động 15.478.512 29.877.406 43.771.750

Nợ quá hạn 136.028 223.925 294.741

Dư nợ 6.527.868 11.209.764 19.062.753

(Nguồn: BCTC của MSB)

- Chỉ tiêu nợ quá hạn trên dư nợ: Chỉ tiêu này sẽ phản ánh được mức độ rủi ro của NH, qua bảng 2.3, ta có thể nhận thấy: tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ năm 2007 là 1,43%, sang năm 2008 là 1,99% và sang năm 2009 là 1,55 %. Mặc dù có sự tăng giảm giữa các năm nhưng nhìn chung tỷ lệ này vẫn phản ánh mức độ an toàn trong hoạt động tín dụng.

- Chỉ tiêu doanh số thu nợ trên doanh số cho vay: thực chất chỉ tiêu này chỉ phản ánh được một cách tổng quát về hiệu quả hoạt động trong ngân hàng trong giai đoạn này, theo bảng trên, có thể nhận thấy, doanh số thu nợ đã thể hiện được phần nào kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

- Chỉ tiêu dư nợ trên vốn huy động: chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn huy động của ngân hàng, nó còn thể hiện được khả năng luân chuyển vốn của ngân hàng. Cụ thể, năm 2007 là 0,42 lần, năm 2008 là 0,375 lần và sang năm 2009 là 0,44 lần.

2.2.2.2 Phân tích rủi ro trong hoạt động kinh doanh của MSB

- Tình hình cho vay:

Bảng 2.5: Cho vay theo ngành nghề

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007

Năm 2008 Năm 2009 2008 so với 2007 2009 so với 2008 Số tiền % Số tiền % Nông lâm ngư nghiệp 385.577 444.965 710.684 59.388 15,4 265.719 59,71 Công nghiệp và xây dựng 2.266.702 4.672.141 8.528.219 2.405.436 106,120 3.856.078 82,53 Thương mại dịch vụ 2.649.266 5.228.348 11.844.749 2.579.082 97,35 6.616.401 126,55 Y tế, giáo dục 129.407 166.862 521.168 37.455 28,94 354.306 212,34 Khác 1.096.916 611.830 2.084.678 (485.086) (44,22) 1.472.848 240,72 Tổng 6.527.868 11.124.146 23.689.498 4.596.278 70,41 12.565.352 112,95

(Nguồn: BCTC của MSB và kết quả tính toán của học viên)

Qua bảng 2.5 có thể nhận thấy, đối tượng vay theo ngành nghề của MSB là tương đối rộng, không hạn chế, trong đó khách hàng thuộc ngành thương mại và dịch vụ chiếm tỷ lệ lớn, tăng trưởng ổn định trong các năm, đây cũng là đối tượng khách hàng tiềm năng, do đó cần phải có các biện pháp duy trì và phát triển hơn nữa để thu hút các đối tượng này trong việc sử dụng

Bảng 2.6: Cho vay theo đối tượng khách hàng

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007

Năm 2008 Năm 2009 2008 so với 2007 2009 so với 2008 Số tiền % Số tiền % Tổ chức kinh tế 5.760.329 10.122.972 22.268.128 4.362.643 75,74 12.145.156 119,98 Cá nhân 767.539 1.001.174 1.421.370 233.635 30,43 420.196 41,97 Tổng 6.527.868 11.124.146 23.689.498 4.596.278 70,41 12.565.352 112,95

(Nguồn: BCTC của MSB và kết quả tính toán của học viên)

Các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn cho vay của MSB, cụ thể mức tăng trong năm 2008 so với năm 2007 là 75.74 % và sang năm 2009 mức tăng lên đến 119.98%.

Các cá nhân cũng là nhân tố không kém phần quan trọng trong việc thu hút nguồn vốn huy động, mặc dù tỷ lệ thu hút vốn từ thành phần này còn thấp và có mức tăng trưởng chậm giữa các năm.

Bảng 2.7: Cho vay theo kỳ hạn

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007

Năm 2008 Năm 2009 2008 so với 2007 2009 so với 2008 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 4.183.867 7.786.902 16.108.858 3.603.035 86,17 8.321.956 106,87 Trung và dài hạn 2.344.001 3.337.244 7.580.640 993.243 42,38 4.243.396 127,15 Tổng 6.527.868 11.124.146 23.689.498 4.596.278 70,41 12.565.352 112,95 (Nguồn: BCTC của MSB)

Tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao giữa các năm và so với tín dụng trung và dài hạn. Đây cũng là chính sách của MSB nhằm xoay vòng nguồn vốn có hiệu quả. Qua bảng 2.7 cho thấy MSB đã giải quyết và tăng trưởng tốt tín dụng ngắn hạn. Cụ thể, năm 2008 tăng 86.17% so với năm 2007 và đến

năm 2009 mức tăng đạt 106.87%. Tín dụng trung và dài hạn cũng có mức tăng trưởng vượt bậc trong năm 2009, đạt 127.15% so với năm 2008.

Bảng 2.8: Cho vay theo vùng miền

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008 so với 2007 2009 so với 2008 Số tiền % Số tiền % Miền Bắc 3.236.855 5.450.833 11.370.960 2.213.978 68,39 5.920.127 108,6 Miền Trung 756.697 889.931 1.658.264 133.234 17,61 768.333 86,11 Miền Nam 2.534.316 4.783.382 10.660.274 2.249.066 88,74 5.876.892 122,86 Tổng 6.527.868 11.124.146 23.689.498 4.596.278 70,41 12.565.352 112,95

(Nguồn: BCTC của MSB và kết quả tính toán của học viên)

Tình hình cho vay đạt mức tăng trưởng cao tại hai miền Bắc và Nam, đây cũng là khu vực có nền kinh tế phát triển, tỷ lệ cho vay ổn định. Riêng khu vực miền Trung, mặc dù MSB đã có những kế hoạch triển khai phát triển kinh doanh tại khu vực này, song do nhu cầu tiếp cận vốn vay của ngân hàng của người dân còn chưa cao, đối tượng vay chủ yếu tập trung vào người dân biển nên khả năng rủi ro là rất cao, do đó MSB vẫn áp dụng chính sách cho vay thận trọng tại khu vực này.

-Tình hình thu nợ:

Bảng 2.9: Doanh số thu nợ theo ngành nghề

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007

Năm 2008 Năm 2009 2008 so với 2007 2009 so với 2008 Số tiền % Số tiền % Nông lâm ngư

nghiệp 334.989 539.735 1.218.769 204.746 61,12 679.034 125,81 Công nghiệp 3.266.148 4.857.623 9.262.644 1.591.475 48,72 4.405.021 90,68 Thương mại dịch vụ 3.433.642 7.016.566 12.431.444 3.582.924 104,35 5.414.878 77,17 Y tế, giáo dục 125.621 215.894 487.507 90.273 71,86 217.613 125,81 Khác 1.214.339 863.580 975.017 (350.759) (28,88) 111.437 12,90 Tổng 8.374.739 13.493.398 24.375.381 4.596.278 70,41 12.565.32 112,95

Doanh số thu nợ cao chủ yếu vẫn thuộc về hai đối tượng công nghiệp và thương mại dịch vụ, sở dĩ như vậy là vì đây cũng là hai ngành có mức tăng trưởng cao và có thu nhập ổn định, do đó việc cho vay và thu hồi nợ từ hai đối tượng này vẫn chiếm tỷ lệ chủ yếu. Riêng một số ngành nghề khác có mức thu hồi giảm (cá nhân, hộ gia đình,…) trong năm 2008, đây cũng là thời kỳ nền kinh tế có nhiều biến động, kết quả kinh doanh của các đối tượng này gặp nhiều khó khăn do đó khả năng hoàn trả nợ vay cũng gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, sang năm 2009, tỷ lệ này đã cao hơn, song kết quả này cũng đáng để các nhà quản trị rủi ro MSB cần xem xét lại quy trình cho vay cũng như giám sát các khoản vay để hạn chế tốt nhất những rủi ro.

Bảng 2.10: Doanh số thu nợ theo đối tượng

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007

Năm 2008 Năm 2009 2008 so với 2007 2009 so với 2008 Số tiền % Số tiền % Tổ chức kinh tế 7.118.528 12.144.058 22.425.350 5.025.530 70,59 10.281.292 84,66 Cá nhân 1.256.211 1.349.340 1.950.031 93.129 7,41 600.691 44,51 Tổng 8.374.739 13.493.398 24.375.381 5.118.659 61,12 10.881.983 80,65 (Nguồn: BCTC của MSB)

Có thể nhận thấy, mức thu hồi nợ vay từ các tổ chức kinh tế có sự ổn định và tăng trưởng ổn định. Đây là dấu hiệu tốt trong việc định hướng khách hàng vay của MSB.

Mặc dù, trong năm 2008, khả năng thu hồi nợ từ các cá nhân chỉ đạt 7,41% so với năm trước song sang năm 2009, tỷ lệ này đã tăng lên 44,51% , con số này cho thấy công tác việc xử lý và thu hồi các khoản nợ vay đối với đối tượng khách hàng là cá nhân đã được chú trọng, góp phần hạn chế rủi ro tín dụng.

Bảng 2.11: Doanh số thu nợ theo kỳ hạn

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007

Năm 2008 Năm 2009 2008 so với 2007 2009 so với 2008 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 5.276.086 9.175.511 17.306.521 3.899.425 73,91 8.131.010 88,62 Trung và dài hạn 3.098.653 4.317.887 7.068.860 1.219.234 39,35 2.750.973 63,71 Tổng 8.374.739 13.493.398 24.375.381 5.118.659 61,12 10.881.983 80,65 (Nguồn: BCTC của MSB)

Số liệu trong bản 2.11 cho thấy tỷ lệ thu nợ các khoản nợ ngắn hạn đạt tỷ lệ cao và ổn định trong các năm, đây cũng là dấu hiệu cho thấy các khoản

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)