2. 1 Dấu hiệu nhận biết
3.2.2 Đốivới hoạt động quản trị rủi ro lãi suất
Về phía ngân hàng MSB
MSB quản lý rủi ro lãi suất theo nguyên tắc cẩn trọng. MSB có sử dụng nhiều công cụ để giám sát và quản lý rủi ro lãi suất bao gồm biểu đồ độ lệch kỳ hạn tái định giá, thời lượng của tài sản nợ và có, hệ số nhạy cảm song chủ yếu nhất hiện nay vẫn là mô hình tái định giá.
Mặc dù kết quả đạt được cho thấy MSB đã kiểm soát và giải quyết tốt được hậu quả do rủi ro lãi suất gây ra, song trên thực tế vẫn còn tồn tại một số điểm:
- Trong một số trường hợp, ngân hàng vẫn còn thiếu linh hoạt trong chính sách lãi suất. Đây cũng là xu hướng chung của các ngân hàng thương mại hiện tại, do đó nó làm giảm các giá trị sinh lời của ngân hàng. Phần lớn các hợp đồng vay và cho vay đều duy trì một mức lãi suất cố định hoặc có
thỏa thuận lãi suất với khách hàng theo lãi suất thị trường thì cũng chưa thể hiện được mối quan hệ bình đẳng giữa ngân hàng với khách hàng.
- Các mức lãi suất chưa đa dạng, ít thay đổi, chủ yếu dựa vào thời gian vay và tiền gửi.
- Ngân hàng chưa quan tâm nhiều đến việc đánh giá và xếp hạng khách hàng vay để có chính sách ưu đãi về lãi suất. Chính sách lãi suất tại từng chi nhánh phụ thuộc nhiều vào chính sách lãi suất của hội sở, do đó kéo dài thủ tục vay và cho vay khi các khoản vay phải được sự chỉ đạo từ hội sở. Mặc dù đây cũng là biện pháp hạn chế rủi ro, song nó cũng làm hạn chế thu hút tiền gửi hoặc giải quyết các thủ tục cho vay với khách hàng. Để thay đổi được điều này cũng không phải dễ khi mà, các chi nhánh vẫn làm việc theo sự chỉ đạo sát sao từ hội sở, chưa có người đứng ra chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh tại chi nhánh một cách toàn diện. Đây cũng là điểm yếu trong đội ngũ lãnh đạo của hầu hết các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
Mặc dù MSB đã xây dựng cho mình hội đồng quản lý rủi ro với nhiều công cụ, song thực tế vẫn chỉ dừng lại ở việc xác định các khuynh hướng của rủi ro, chưa đi vào phân tích một cách cụ thể dựa trên các biến động của lãi suất và dự đoán thay đổi lãi suất trên thị trường. Điều này thể hiện rất rõ khi thị trường tài chính trong thời gian qua luôn có những biến động thất thường mà không một đơn vị nào có thể dự đoán trước được, hầu hết các ngân hàng đều sử dụng biện pháp thay đổi theo những biến động sau khi những bất lợi đó xảy ra, nên đã gây tâm lý hoang mang, dè dặt cho cả người gửi tiền và người vay tiền, một số khách hàng vay khi đến hạn hoàn trả thậm chí còn vi phạm hợp đồng bằng cách kéo dài thời hạn nhằm chiếm dụng nguồn vốn vay lãi suất thấp trước đó.
Một lý do khác cũng là nguyên nhân gây ra rủi ro lãi suất là công tác hạch toán theo dõi các khoản nợ quá hạn không chính xác, việc thu lãi vay và
chi lãi tiền gửi yêu cầu phải cập nhật chính xác, thường xuyên, làm cơ sở để các nhà quản trị đưa ra các quyết định hợp lý, kịp thời, tránh hậu quả do rủi ro về lãi suất gây ra.
Các khảo sát tại các ngân hàng thương mại cho thấy, hầu hết các ngân hàng này đều có quy trình quản trị rủi ro lãi suất còn sơ sài, mang tính tượng trưng, các công cụ tài chính phái sinh chưa được áp dụng làm công cụ để điều tiết và hạn chế các rủi ro. Đặc biệt là chưa đưa vào áp dụng hệ thống kiểm toán nội bộ về lãi suất vào thực hiện nên dẫn đến quá trình rủi ro lãi suất của ngân hàng thiếu tính chủ động.
Một nguyên nhân rất quan trọng khác là chất lượng của hệ thống thông tin ngân hàng phục vụ cho công tác quản trị còn hạn chế. Đây cũng là điểm yếu chung của toàn hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam, trong định hướng chiến lược của mình MSB cũng đặt ra nhiệm vụ là hoàn thiện hệ thống thông tin dựa trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc xử lý các thông tin từ bên trong cũng như bên ngoài ngân hàng, giúp công tác quản trị có thể áp dụng nhiều công cụ quản lý hiện đại hơn nữa. Từ đây cũng đặt ra yêu cầu về công tác đào tạo cán bộ nhân viên trong ngân hàng để có thể tiếp thu và xử lý tốt nhất các kỹ thuật tiên tiến vào trong quá trình làm việc của mình nhằm đạt kết quả tốt nhất.
Về phía ngân hàng nhà nƣớc
Nguyên nhân dẫn đến rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại còn xuất phát từ nhiều yếu tố khách quan khác. Cụ thể ở đây, phải kể đến vai trò điều tiết lãi suất trên thị trường của ngân hàng nhà nước còn hạn chế, môi trường pháp lý cho hoạt động thanh toán, tín dụng, điều tiết rủi ro lãi suất chưa đầy đủ cũng chính là một nguyên nhân quan trọng góp phần làm gia tăng loại rủi ro này.
Một điều dễ nhận thấy là sự gia tăng và phát triển nhanh chóng của hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian qua đã chứng tỏ được nhu cầu về vốn rất mạnh trong mọi tầng lớp dân cư. Hoạt động của các doanh nghiệp hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn vay từ các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác, do đó, bất kỳ một sự thay đổi lãi suất trên thị trường, dẫn đến thay đổi lãi suất trong các ngân hàng đều làm ảnh hưởng đến hoạt động của cả người vay và người cho vay. Tình hình lạm phát, suy thoái kinh tế trong những năm qua và không thể phủ nhận được vai trò điều tiết của ngân hàng nhà nước khi ra các quyết định liên quan đến chính sách thắt chặt tiền tệ đồng thời nó cũng làm cho các tổ chức tín dụng thấy được điểm yếu trong hoạt kinh doanh của mình. Thực tế cho thấy, mặc dù biết trước cuộc đua về lãi suất để đảm bảo khả năng thanh khoản cho các ngân hàng và biết trước được rủi ro lãi suất sẽ xảy ra song nó vẫn tồn tại vì lãi suất liên ngân hàng thấp nhưng lãi suất huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế tại các ngân hàng thương mại vẫn tăng cao là vì khả năng tiếp cận khách hàng của các ngân hàng là khác nhau. Các ngân hàng thương mại có quy mô nhỏ với nguồn vốn nhỏ không đủ đáp ứng nhu cầu vay vốn nên phải tăng lãi suất để thu hút tiền gửi của khách hàng, còn các ngân hàng thương mại có quy mô lớn thậm chí có nguồn vốn huy động vượt nhu cầu cho vay song vẫn tăng lãi suất để giữ khách hàng. Do đó, một số ngân hàng thương mại có quy mô nhỏ đã không chống đỡ được với cuộc chạy đua về lãi suất đã buộc phải sáp nhập hoặc bán lại cho các tổ chức tài chính lớn hơn. Đây cũng là lý do mà ngân hàng nhà nước ra quyết định bắt buộc các ngân hàng thương mại phải tăng vốn điều lệ cần thiết tối thiểu và đảm bảo thực hiện dự trữ bắt buộc tại ngân hàng nhà nước theo đúng quy định vì một sự sụp đổ của một ngân hàng nào đó trong hệ thống có thể gây nên ảnh hưởng tiêu cực đối với cả nền kinh tế.