Các chỉ số thanh khoản

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải (Trang 37)

Đo lường khoản mất mát tiềm năng của ngân hàng do phải bán bớt tài sản đột ngột so với lượng tiền mà ngân hàng có thể nhận được theo giá trị thị trường trong những điều kiện thị trường bình thường.

+ Chỉ số trạng thái tiền mặt=(tiền mặt+tiền gửi tại tổ chức tín dụng khác)/Tổng tài sản.

+ Chỉ số chứng khoán thanh khoản=Chứng khoán chính phủ/ Tổng tài sản

+ Chỉ số năng lực cho vay=( Dư nợ tín dụng+dư nợ cho thuê tài chính)/ Tổng tài sản

+ Chỉ số tiền nóng= Tiền nóng bên tài sản có/Tiền nóng bên tài sản nợ + Chỉ số tiền gửi thường xuyên=Tổng tiền gửi thường xuyên/tổng tài sản

+ Chỉ số cấu trúc tiền gửi= Tiền gửi không kỳ hạn/ Tiền gửi có kỳ hạn + Chỉ số tín dụng/ tiền gửi

+ Chỉ số tiền đi vay/ tổng tài sản + Chỉ số cam kết tín dụng/tổng tài sản

1.4.3. Các chiến lƣợc quản trị rủi ro thanh khoản

1.4.3.1. Quản trị thanh khoản nợ

- Quản trị thanh khoản mua: là cách tiếp cận mới dựa vào thị trường tiền tệ để giải quyết tình trạng thiếu thanh khoản, đây là biện pháp mua trên thị trường liên ngân hàng hoặc trên thị trường hợp đồng mua lại hoặc ngân hàng sẽ phát hành các chứng chỉ tiền gửi bán buôn, có thời hạn hoặc bán bớt một số kỳ phiếu, trái phiếu..

Ưu điểm của phương pháp này là: cho phép ngân hàng duy trì quy mô tổng thể của bảng cân đối kế toán, không thay đổi quy mô và cơ cấu của bên tài sản. Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là điều này có thể gây tốn kém cho các ngân hàng vì nó đang phải trả lãi suất thị trường cho quỹ trên thị trường bán buôn để bù đắp cho khoản rút tiền ròng trên tiền gửi phải trả lãi suất thấp. Như vậy, chi phí quỹ mua càng cao so với lãi thu được trên tài sản, cách quản trị thanh khoản này ngày càng ít hấp dẫn hơn.

- Quản trị thanh khoản dự trữ: thay vì đáp ứng việc rút tiền ròng bằng việc mua thanh khoản trên thị trường tiền tệ bán buôn, ngân hàng có thể sử

dụng phương pháp quản trị thanh khoản dự trữ, nghĩa là ngân hàng có thể thanh lý một phần tài sản, sử dụng thanh khoản dự trữ của nó. Theo truyền thống, các ngân hàng ở Mỹ chỉ nắm giữ dự trữ tiền mặt tại Dự trữ Liên bang và trong két của họ cho mục đích này. Dự trữ Liên bang ấn định mức dự trữ tối thiểu bắt buộc bằng tiền mặt mà các ngân hàng phải nắm giữ. Dù vậy, các ngân hàng vẫn có xu hướng nắm giữ dự trữ tiền mặt nhiều hơn mức tối thiểu cần thiết để đáp ứng việc cạn thanh khoản. Chi phí đối với ngân hàng do việc sử dụng thanh khoản dự trữ, không kể sự giảm sút quy mô tài sản là ở chỗ nó phải nắm giữ lượng tài sản vượt mức không sinh lãi dưới dạng tiền mặt trên bảng cân đối kế toán. Như vậy, chi phí của việc sử dụng tiền mặt để đáp ứng nhu cầu thanh khoản là phần lợi nhuận bị bỏ qua (chi phí cơ hội) do không thể đầu tư số tiền này vào khoản vay và những tài sản đem lại thu nhập cao hơn.

1.4.3.2. Quản lý thanh khoản tài sản

Khi rủi ro bắt nguồn từ bên tài sản tức là việc ngân hàng phải thực hiện cam kết khoản vay và các hạn mức tín dụng khác khi khách hàng yêu cầu thì buộc ngân hàng phải có phương án giải quyết vấn đề này, thông thường ngân hàng thường áp dụng các 2 biện pháp:

- Vay thêm tiền trên thị trường tiền tệ và cho vay số tiền đó (quản trị thanh khoản mua)

- Giảm bớt tiền dự trữ vượt mức (quản trị thanh khoản dự trữ)

1.4.3.3. Quản lý thanh khoản phối hợp

Theo chiến lược này, một phần nhu cầu dự trữ thanh khoản sẽ được đáp ứng bằng việc dự trữ tài sản thanh khoản. Phần còn lại của nhu cầu thanh khoản được giải quyết bằng những hợp đồng hạn mức tín dụng từ các ngân hàng đại lý hoặc từ những người cho vay khác.

Nguyên lý cơ bản của ngân hàng thương mại là đi vay để cho vay nên hoạt động kinh doanh của ngân hàng chịu ảnh hưởng của các yếu tố rủi ro là

rất lớn, thậm chí có thể coi việc kinh doanh ngân hàng là chấp nhận kinh doanh rủi ro để tìm kiếm lợi nhuận. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng liên quan đến hoạt động của rất nhiều đối tượng trong nền kinh tế, từ các cá nhân cho tới các tổ chức, doanh nghiệp, vì vậy khi ngân hàng gặp phải bất kỳ một rủi ro nào đều có thể ảnh hưởng tới các đối tượng có liên quan trên tùy thuộc vào mức độ mà rủi ro gây ra. Do đó, để kiểm soát và hạn chế những rủi ro này buộc các nhà quản trị ngân hàng làm tốt công tác quản trị rủi ro.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI 2.1. Khái quát về NHTMCP Hàng Hải

2.1.1. Lịch sử hình thành

Tên gọi đầy đủ bằng tiếng Việt: Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải

Tên gọi bằng tiếng Anh: Maritime Stock Comercial Bank Tên viết tắt : MSB

Trụ sở :# 519 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

NHTMCP Hàng Hải (MSB) được thành lập theo quyết định số 45/GP- UB do Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng cấp ngày 24/12/1991 và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 12/7/1991 theo giấy phép hoạt động số 0001/NH-GP do Thống đốc ngân hàng nhà nước cấp ngày 08/6/1991. Trong hơn 18 năm qua, với phương châm là “ tạo lập giá trị bền vững” ngân hàng đã đạt được những thành tựu rất đáng kể, góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng.

2.1.2. Những thành tựu

Với tầm nhìn là trở thành NHTMCP phát triển bền vững với chất lượng dịch vụ hàng đầu theo các chuẩn mực quốc tế cùng mục tiêu là đến năm 2012 MSB sẽ là một trong mười NHTMCP lớn nhất Việt Nam về quy mô, vốn, tài sản, lợi nhuận. Trong suốt quá trình hoạt động và những kết quả đạt được đã chứng minh được đường lối, định hướng đúng đắn của MSB. Dưới đây là một số cột mốc đáng nhớ của MSB.

- Ngày 12/7/1991: Maritime Bank chính thức khai trương và đi vào hoạt động.

- 1992- 1994: MSB phát triển mạnh việc thực hiện giao dịch qua hệ thống máy tính nối mạng và là một địa chỉ tin cậy về chất lượng dịch vụ đặc biệt là thanh toán quốc tế.

- Năm 1995: Tại Hội sở chính MSB đã thực hiện việc tách riêng Trung tâm điều hành đảm nhận nhiệm vụ quản lý điều hành hệ thống với Hội sở đảm nhận trực tiếp việc giao dịch, kinh doanh. Đây là NHTMCP đầu tiên áp dụng mô hình tổ chức này.

- Năm 1996: MSB đã phát triển mạng lưới Chi nhánh trên 6 tỉnh, thành phố trọng điểm của đất nước.

- Năm 1997: Với sự bảo lãnh của Chính phủ, MSB đã thu xếp được 28 triệu USD thông qua ngân hàng Mỹ (BOA) để đầu tư vào 3 dự án trọng điểm Quốc gia: Đường Láng- Hòa Lạc, Quốc lộ 51, Quốc lộ 14 góp phần quan trọng khẳng định sự đúng đắn của cơ chế Đầu tư- Thu phí- Trả nợ cho các công trình giao thông ở Việt Nam.

- Thời kỳ 1998- 2000: cùng với sự thăng trầm của nền kinh tế đất nước và cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính trong khu vực, MSB cũng đã gặp không ít khó khăn nhưng vẫn duy trì được tốc độ phát triển và hiệu quả kinh doanh.

- Năm 2001: MSB là một trong 6 ngân hàng thương mại Việt Nam được ngân hàng thế giới lựa chọn và tài trợ để tham gia Dự án Hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán. MSB là ngân hàng duy nhất được tiếp tục tham gia giai đoạn 2 của dự án này từ năm 2005 đến nay.

- Thời kỳ 2002- 2004: là giai đoạn duy trì, củng cố hoạt động của MSB. Với sự nỗ lực không ngừng của toàn bộ cán bộ, nhân viên ngân hàng, MSB đã vượt qua được giai đoạn khó khăn để khẳng định vị thế của mình.

- Tháng 8 năm 2005: MSB đã chuyển Hội sở chính từ thành phố Hải Phòng lên thủ đô Hà Nội, một trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa hàng

đầu của đất nước. Sự kiện này đã đóng một vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển toàn diện của MSB. Đây là một sự chuyển hướng chiến lược, thể hiện quyết tâm lớn của MSB trong việc mở rộng ảnh hưởng và mở rộng thị trường.

- Năm 2006- 2007: MSB đã tiến hành việc tái cấu trúc bộ máy một cách cơ bản, toàn diện theo hướng tách riêng các hoạt động kinh doanh và hoạt động hỗ trợ, hình thành các khối nghiệp vụ đồng thời tăng cường vai trò, năng lực quản lý tập trung tại trụ sở chính. Cơ cấu tổ chức mới sau khi tái cấu trúc nhằm bảo đảm tính chỉ đạo xuyên suốt toàn hệ thống. Sản phẩm được quản lý theo định hướng khách hàng và được thiết kế phù hợp với từng nhóm khách hàng. Phát triển kinh doanh và quản lý rủi ro được quan tâm đúng mức. Các kênh phân phối tập trung phân phối sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng mục tiêu.

Sau gần 20 năm hoạt động, ngân hàng MSB đã có những bước phát triển nhanh chóng, ổn định, an toàn và hiệu quả. Vốn điều lệ ban đầu là 40 tỷ đồng, đến ngày 31/12/2007 đạt 1.500 tỷ đồng, tăng 37,5 lần. Tổng tài sản ban đầu là 137 tỷ đồng, đến ngày 31/12/2007 đạt 17.569 tỷ đồng, tăng 182,2 lần. Dư nợ cho vay tại thời điểm cuối năm 1991 là 34 tỷ đồng, đến 31/12/2007 đạt 6.528 tỷ, tăng 192 lần. Lợi nhuận trước thuế cuối năm 1991 là 1,6 tỷ đồng, đến ngày 31/12/2007 đạt 239,9 tỷ đồng, tăng 150 lần.

Các sản phẩm dịch vụ của MSB đều dựa trên nền công nghệ thông tin hiện đại. Trong môi trường kinh doanh nhiều khó khăn, MSB đã vượt qua được và ngày càng khẳng định vị trí của mình.

2.1.3. Mô hình tổ chức

Cơ cấu bộ máy quản trị:

- Đại Hội đồng Cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của MSB, quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn được Luật và Điều lệ MSB quy định.

- Hội đồng Quản trị: do ĐHĐCĐ bầu ra, là cơ quan quản trị ngân hàng, có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. HĐQT giữ vai trò định hướng chiến lược, kế hoạch hoạt động, chỉ đạo và giám sát hoạt động của ngân hàng thông qua ban điều hành và các Hội đồng.

- Ban Kiểm soát: do ĐHĐCĐ bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính của ngân hàng, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, kế toán; hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ; thẩm định báo cáo tài

Đại hội đồng cổ đông

Ban kiểm soát

Hội đồng Quản trị

Các Hội đồng và Ủy viên Ban thư ký HĐQT

Tổng Giám đốc Khối chi nhánh và dịch vụ Khối KH Cá nhân Khối Nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ Khối Tài chính Kế toán Khối Quản lý rủi ro Các Phòng, Ban hỗ trợ Khối KH Doanh nghiệp

Sở Giao dịch, các chi nhánh và Phòng Giao dịch

chính hàng năm nhằm đảm bảo tính chính xác, trung thực và hợp pháp về báo cáo tài chính của ngân hàng.

- Các Hội đồng Ủy ban: do HĐQT thành lập, làm nhiệm vụ tham mưu cho HĐQT trong việc thực hiện chiến lược, kế hoạch kinh doanh, đảm bảo sự phát triển hiệu quả, an toàn và đúng mục tiêu của ngân hàng, bao gồm:

+ Hội đồng tín dụng: có nhiệm vụ quyết định các chính sách về tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng trên toàn hệ thống, xét cấp tín dụng, phê duyệt hạn mức tín dụng của ngân hàng tại các tổ chức tín dụng khác.

+ Ủy ban ALCO: có nhiệm vụ quản lý cấu trúc bảng tổng kết tài sản của ngân hàng, xây dựng và giám sát các chỉ tiêu tài chính, tín dụng phù hợp với chiến lược kinh doanh của ngân hàng.

+ Hội đồng xử lý rủi ro: phê duyệt việc áp dụng biện pháp xử lý nợ, xử lý rủi ro và miễn giảm lãi theo quy định.

- Tổng giám đốc: chịu trách nhiệm trước HĐQT, trước pháp luật về hoạt động kinh doanh hàng ngày của ngân hàng.

2.1.4. Một số chỉ tiêu tài chính

Bảng 2.1:Các chỉ tiêu cơ bản về hoạt động kinh doanh toàn hệ thống

Đvị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tăng (2009 so

với 2008)

Tổng tài sản 17.569 32.827 63.882 94%

Nguồn vốn huy động 15.838 29.941 60.328 102.16%

Dư nợ tín dụng 6.528 11.210 23.698 111.4%

Tỷ lệ nợ xấu 2.08% 1.49% 1.50% 0.01%

Lợi nhuận trước thuế 239.859 437.107 1.005.315 130%

Qua bảng 2.1 cho thấy, nguồn tổng tài sản của ngân hàng qua các năm đều có sự tăng trưởng mặc dù trong năm 2009 chỉ tiêu này có giảm hơn so với mức tăng trưởng của năm trước song vì đây là một giai đoạn khó khăn chung của nền cả kinh tế, ngân hàng buộc phải giảm một số chỉ tiêu để đảm bảo tính ổn định trong kinh doanh của toàn hệ thống. Nhìn vào chỉ tiêu nguồn vốn huy động, chỉ tiêu này vẫn tăng trưởng đều và chiếm một phần quan trọng trong khối lượng tài sản của ngân hàng, đây cũng là nguồn vốn kinh doanh có đóng góp chính cho sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, vì vậy, nhà quản trị cần có các biện pháp chính sách quan tâm hơn nữa đến việc thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ trong dân cư và các tổ chức kinh kế này. Chỉ tiêu dư nợ tín dụng cũng đạt mức tăng trưởng đều qua các năm, các sản phẩm tín dụng mà MSB cung cấp cho khách hàng ngày càng đa dạng, đáp ứng nhu cầu về vốn cho nhiều đối tượng trong nền kinh tế. Trước những biến động không mấy thuận lợi đối với nền kinh tế trong nước, việc nghiên cứu các chính sách và đối tượng cho vay của ngân hàng trở thành một nhiệm vụ quan trọng trong chính sách phát triển nhưng vẫn phải đảm bảo tính an toàn của các khoản vay. Có thể thấy MSB đã hoàn thành tốt nhiệm vụ này thông qua một chỉ tiêu quan trọng khác là tỷ lệ nợ xấu, trong năm 2008 tỷ lệ này đã giảm hơn nhiều so với năm 2007 và mặc dù trong năm 2009, có tăng lên 0,01% nhưng so với tổng dư nợ và tiêu chuẩn đảm bảo an toàn rủi ro tín dụng thì chỉ tiêu này đã phản ánh được hiệu quả của công tác tín dụng trong ngân hàng, do đó lợi nhuận của ngân hàng cũng không ngừng được gia tăng.

2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP Hàng Hải 2.2.1. Nhận diện rủi ro tín dụng tại MSB 2.2.1. Nhận diện rủi ro tín dụng tại MSB

Rủi ro tín dụng xuất phát từ các hoạt động tín dụng khi khách hàng vay vi phạm các điều kiện của hợp đồng tín dụng làm giảm hay mất giá trị của tài sản, cụ thể khi khách hàng không thực hiện nghĩa vụ đã được MSB bảo lãnh,

hoặc khách hàng không thanh toán đầy đủ và đúng gốc và lãi các khoản vay được MSB cấp.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng, bao gồm các nguyên nhân từ phía khách hàng vay và từ phía ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh này là không thể tránh khỏi những rủi ro đó. Rủi ro tín dụng là một trong những rủi ro lớn nhất của tất cả các ngân hàng thương mại. Do đó, công tác kiểm soát và hạn chế rủi ro có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nó làm tiền đề để các hoạt động khác có thể phát triển. Còn khi rủi ro tín dụng xảy ra, nó sẽ

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)