9. Phương pháp thu thập thông tin, phân tích thông tin
1.1.2 Một số hình thức đánh giá HĐGD của GV
Hiện nay, ở các nước trên thế giới, việc đánh giá HĐGD của GV thường được thực hiện bằng nhiều kênh, nhiều phương thức khác nhau như đánh giá thông qua dự giờ học, qua đồng nghiệp, qua nhà quản lý, qua sinh viên, tự đánh giá, qua mạng truyền thông v. v. Mỗi phương pháp đánh giá như vậy đều có ưu và nhược điểm riêng. Dưới đây là ưu nhược điểm của một số hình thức đánh giá HĐGD chủ yếu:
Tự đánh giá của giảng viên
Tự đánh giá là một trong những phương thức đánh giá hoạt động giảng dạy của GV. Thông qua việc tự đánh giá, GV sẽ tự nhìn nhận lại và có cơ hội để hoàn thiện và làm mới mình hơn. Nói cách khác, đây là phương tiện để từng cá nhân GV xác định hiệu quả giảng dạy của mình.Tự đánh giá là do khoa hay nhà quản lý đưa ra một bảng hỏi và người giảng viên sẽ tự đưa ra những mặt mạnh và mặt yếu kém về mình. Nhưng tự đánh giá cũng có nhược điểm là giảng viên chỉ đưa ra nhận xét theo ý chủ quan của họ mà thôi. Mặc dù vậy, hình thức tự đánh giá vẫn được nhiều trường sử dụng. Bản thân mỗi GV là nguồn đánh giá quan trọng về HĐGD của chính họ. Tự đánh giá là người GV tự đưa ra đánh giá về những mặt mạnh và mặt yếu kém của mình theo yêu cầu hoặc theo mẫu do chủ nhiệm bộ môn, chủ nhiệm khoa hoặc các nhà quản lý đưa ra. Chỉ GV mới có thể cung cấp được những mô tả về công việc của chính họ, những suy nghĩ đằng sau công việc và tự đánh giá mức độ
29
thực hiện các mục tiêu. Tự đánh giá của GV cung cấp những minh chứng về HĐGD của họ và để điều chỉnh cải tiến PPGD, các thông tin đánh giá liên quan trực tiếp tới mục tiêu và nhu cầu của GV. Tuy nhiên tự đánh giá của GV có nhược điểm là GV chỉ đưa ra những nhận xét theo chủ quan, tính khách quan không cao. Có những GV miễn cưỡng khi nộp báo cáo tự đánh giá vì quan niệm đó là kết quả tự đánh giá riêng của bản thân.
“Tự đánh giá được coi là đánh giá hữu ích trong việc cải thiện giảng dạy hơn là để hỗ trợ cho những quyết định cá nhân, mở ra cho giảng viên năng giảng dạy”. [35]
Đánh giá thông qua ý kiến của đồng nghiệp, bằng hình thức dự giờ
Ưu điểm của đánh giá thông qua ý kiến của đồng nghiệp là hình thức này đưa ra những chỉ số đánh giá khá cao vì cùng là giảng viên nên họ dễ đưa được các thông tin chính xác về kiến thức, trình độ, phương pháp của giảng viên mà họ nhận xét.
Tuy nhiên, nhược điểm của hình thức này là đồng nghiệp thường chỉ đưa ra những lời nhận xét tốt vì nể nang cũng như sợ làm ảnh hưởng quyền lợi của giảng viên v.v
Đối với đánh giá bằng hình thức dự giờ thì người dự giờ chỉ có thể quan sát một giờ học nhất định mà không thể bao quát được cả một quá trình giảng dạy nên không thể dùng nó để đánh giá một quá trình giảng dạy của giảng viên được. Hơn thế, khi việc dự giờ được báo trước cho giảng viên và sinh viên lớp học đó, cho nên họ sẽ có chuẩn bị trước và như vậy hình thức đánh giá này chỉ có giá trị tin cậy ở mức độ nhất định mà thôi. [36]
Một số nước, thí dụ ở Pháp, người ta coi việc trao đổi của đánh giá giảng viên với giảng viên sau khi đánh giá giảng viên thông qua dự giờ là bước quan trong trọng nhất trong việc đánh giá giảng viên [7, 11]
30
Tuy nhiên, Những nhận xét của từng cá nhân giảng viên trong buổi dự giờ có thể đưa ra những thông tin mang tính chủ quan và không đáng tin cậy. [36]
Đánh giá thông qua mạng truyền thông
Hình thức đánh giá này được thực hiện thông qua việc tạo một trang Web để tất cả mọi người gồm lãnh đạo, đồng nghiệp, sinh viên v v . có thể nhận xét về giảng viên của mình. Ưu điểm của hình thức này là tất cả mọi người dù ở xa cũng có thể đưa ra nhận xét về giảng viên của mình nhưng nhược điểm của nó là vì quá dân chủ nên nhiều khi mất đi tính giáo dục của cách đánh giá này, vì những đánh giá cực đoan, thiếu tính xây dựng.
Đánh giá thông qua ý kiến của nhà quản lý
Nhà quản lý đặt ra các tiêu chuẩn để đánh giá giảng viên theo định kỳ hay theo một chương trình nào đó. Nhưng đều có chung một mục đích là đánh giá hiệu quả giảng dạy của giảng viên để nâng cao chất lượng giảng dạy hay bổ nhiệm cán bộ v. v.
Những minh chứng được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau và được sự đồng ý của tất cả các thành viên trong khoa. Các minh chứng phải mang tính chất liên tục và phải được thu thập qua các học kỳ. Ý kiến phản hồi phải được đưa ra để bảo đảm rằng cán bộ của khoa có tiến bộ trong giảng dạy. Những minh chứng được đưa ra khi các thành viên của khoa có ý kiến phản hồi về các đánh giá đến với họ và từ đó mỗi giảng viên trong khoa có thể nhìn được những tiến bộ của mình [34].
Hình thức đánh giá này được nhiều nước sử dụng. Thí dụ ở Hoa Kỳ, nhiều trường đại học yêu cầu giảng viên được đánh giá phải tham khảo ý kiến của Chủ nhiệm bộ môn để xây dựng một kế hoạch khắc phục những thiếu sót đã được phát hiện và xác định thời gian khắc phục những nhược điểm đó [11,11].
31
Ưu điểm của hình thức đánh giá này là tập hợp đánh giá từ nhiều nguồn như: Đánh giá thông qua đồng nghiệp, qua sinh viên, qua mạng thông tin.v.v… Nhưng nhược điểm của nó là không đánh giá chi tiết được mà chung chung theo một thời gian hay theo một chương trình nhất định.
Đánh giá thông qua ý kiến phản hồi của sinh viên
Đây là hình thức dùng bảng hỏi phát cho lớp học để đánh giá giảng viên dạy môn học đó hay phát ngẫu nhiên, hay phân tầng v . v. cho một số sinh viên để đánh giá giảng viên.
SV tham gia đánh giá hoạt động giảng dạy của GV là việc làm không mới ở các nước có nền giáo dục phát triển thuộc Châu Âu, Hoa Kỳ. Riêng ở Việt Nam, hoạt động này chưa được ủng hộ nhiều. Từ xưa đến nay, trong quan niệm, truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của người Việt Nam thì SV không có quyền nhận xét, đánh giá. Chỉ có thầy đánh giá trò, không có chuyện trò đánh giá thầy. Tuy nhiên, theo xu thế phát triển chung của xã hội, việc đánh giá hoạt động giảng dạy của GV thông qua đánh giá của SV đã bắt đầu được thực hiện trong nhiều trường đại học.
Nghiên cứu phát hiện ra rằng “tham khảo ý kiến đánh giá của sinh viên làm tăng khả năng cải thiện giảng dạy một cách đáng kể” [36]. Chính vì vậy, tại rất nhiều trường đại học và cao đẳng đánh giá của sinh viên được coi trọng, những dữ liệu có hệ thống được thu thập phục vụ cho việc đánh giá giảng dạy.
Thực chất của việc SV đánh giá GV là việc lấy ý kiến phản hồi của SV hay thăm dò mức hài lòng của SV đối với việc giảng dạy của GV. Ngoài việc phản hồi về chất lượng HĐGD của GV, việc làm này còn mang ý nghĩa là sự phản hồi của xã hội đối với chất lượng của nhà trường, của cơ sở giáo dục và đào tạo. Việc lấy ý kiến của SV thể hiện mức độ hài lòng của SV đối với GV, là cơ hội để SV đóng góp ý kiến với GV. Đồng thời hình thức này cung cấp
32
những “thông tin ngược” để GV kiểm tra lại hoạt động giảng dạy của mình. Qua đó GV phát huy những thế mạnh, ưu điểm và khắc phục những tồn tại, hạn chế nhằm đảm bảo chất lượng hoạt động giáo dục. Việc làm này có ý nghĩa thiết thực trong điều kiện hiện nay khi đa số các trường đại học đã, đang và sẽ triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ mà một trong những đặc trưng của loại hình đào tạo này là SV có quyền chọn lớp, chọn GV. SV sẽ chọn những GV giỏi. Đây là động cơ tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh giữa các GV. Thêm vào đó, trình độ và đòi hỏi về kiến thức của SV ngày càng cao, GV cần có ý thức thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn, đổi mới phương pháp giảng dạy, liên tục làm mới mình thì mới đáp ứng được yêu cầu thiết thực đó.
Ưu điểm của hình thức đánh giá này là sinh viên chính là người trực tiếp làm việc với GV trong một khoảng thời gian dài, là người hưởng thụ thành quả giảng dạy của giảng viên cho nên họ là nguồn thông tin phản hồi đầy đủ và có giá trị nhất về hoạt động giảng dạy của GV. Sinh viên là người biết rõ nhất yêu cầu, mong muốn của mình đối với giảng viên.
Nhược điểm là chúng ta chưa đánh giá cao những ý kiến của sinh viên vì còn có nhiều người cho rằng học trò thì không có quyền đánh giá thầy giáo của mình. Mặt khác, yếu tố này cũng bị ảnh hưởng bởi đặc điểm tâm lý xã hội của sinh viên không dám đánh giá thầy vì sợ thầy trù dập gây bất lợi đến kết quả học tập của họ, hoặc nếu đánh giá không tốt cũng ảnh hưởng đến GV của họ.