9. Phương pháp thu thập thông tin, phân tích thông tin
3.1.1 Thống kê theo 5 phương án trả lời của thang đo
Qua số liệu khảo sát 807 sinh viên, tiến hành nhập dữ liệu vào phần mềm tính toán cho ra được thống kê sơ lược về tỉ lệ lựa chọn các mức trong thang đo Likert 5 mức độ của toàn bộ phiếu hỏi trên.
Bảng 3.1 : Thống kê tỷ lệ sinh viên trả lời đối với từng mức trong thang đo
Phƣơng án trả lời Tỷ lệ
Kém hơn nhiều 1.15%
Kém hơn 2.27%
Không thay đổi 9.73%
Tốt hơn 41.67%
Tốt hơn nhiều 45.18%
Tổng cộng 100.00%
Qua bảng số liệu ở trên ta có thể nhận thấy 2 phương án “Kém hơn nhiều” và “Kém hơn” chỉ có tông cộng 3.42 % lựa chọn; Đa phần sinh viên cho rằng hoạt động giảng dạy của giảng viên đã tốt hơn so với trước đây khi chưa có hoạt động thăm dò ý kiến sinh viên. Cụ thể mức Tốt hơn (chiếm
54
41.67%) và Tốt hơn nhiều (45.18%). Còn lại 9.73% sinh viên cho rằng không có sự thay đổi trong các hoạt động của giảng viên.
Biểu đồ phân bố các lựa chọn
Mặc dù số liệu của bảng 3.1 chưa đủ để đưa ra các kết luận về sự thay đổi của giảng viên nhưng cũng có thể thấy được sự chuyển biến tích cực trong hoạt động của giảng viên qua số liệu sinh viên đánh giá.
Phân tích giá trị trung bình và phƣơng sai của phiếu số 1
Sau khi nhập số liệu vào máy, sử dụng phần mềm SPSS phân tích các đại lượng thống kê ta biết được giá trị trung bình và phương sai của các mức mà sinh viên đã đánh giá, đây chính là trung bình và phương sai của toàn phiếu hỏi, ngoài ra ta cũng biết được trung bình và phương sai của từng câu hỏi trong bảng hỏi. Căn cứ vào các số liệu thống kê này sẽ có một số nhận xét về tình hình về hoạt động giảng dạy qua sự đánh giá của sinh viên.
55
Bảng 3.2: Trung bình và độ lệch chuẩn của toàn phiếu hỏi số 1
Mean Minimum Maximum Range
Maximum / Minimum Variance N of Items Item Means 4.275 3.917 4.540 .623 1.159 .046 15 Item Variances .626 .440 .920 .481 2.093 .023 15
Như vậy giá trị trung bình của toàn bộ mẫu khảo sát là 4.275; Phương sai là 0.626. Câu hỏi có giá trị trung bình được đánh giá thấp nhất là 3.917 (tương ứng với câu số 9: GV sử dụng phương tiện kỹ thuật phù hợp hỗ trợ giảng dạy) và giá trị cao nhất là 4.450 ( ứng với câu số 1: Việc đảm bảo giờ giấc lên lớp.). Điều này có nghĩa là sinh viên nhận thấy sự thay đổi tích cực nhất của giảng viên là tiêu chí về đảm bảo giờ giấc lên lớp, như vậy sau khi có hoạt động đánh giá thì giảng viên nghiêm túc hơn trong việc lên lớp đúng giờ. Câu số 6 liên quan đến việc giảng viên tạo điều kiện để cho sinh viên tham gia thảo luận xây dựng bài, qua khảo sát ta nhận thấy rằng có ít sự thay đổi trong giảng viên, điều này có thể do giảng viên không chú trọng đến việc tạo điều kiện cho sinh viên tham gia thảo luận xây dựng bài, đây là vấn đề mà nhà trường cần xem xét nguyên nhân để có các biện pháp cải thiện vấn đề này.
Qua phỏng vấn một số giảng viên, tổ trưởng tổ chuyên môn chúng tôi được biết là giảng viên thường xuyên khuyến khích sinh viên tham gia thảo luận đã được thực hiện rất tốt. Từ đó suy ra rằng mặc dù sinh viên đánh giá ít có sự thay đổi hơn so với các khía cạnh khác. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn được giảng viên ở trường CĐSP TT Huế thực hiện tốt, chỉ là ít bị tác động bởi hoạt động đánh giá của sinh viên hơn mà thôi.
Các chỉ số thống kê về giá trị trung bình và phương sai của từng câu hỏi cụ thể được trình bày trong bảng 3.3 dưới đây.
Bảng 3.3: Trung bình và độ lệch chuẩn của từng câu hỏi trong phiếu số 1
56
Biến quan
sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Số lượng mẫu
Cau hoi 1 4.54 .663 807 Cau hoi 2 4.39 .690 807 Cau hoi 3 4.20 .875 807 Cau hoi 4 4.23 .664 807 Cau hoi 5 4.00 .704 807 Cau hoi 6 4.28 .829 807 Cau hoi 7 4.01 .815 807 Cau hoi 8 4.02 .959 807 Cau hoi 9 3.92 .918 807 Cau hoi 10 4.46 .789 807 Cau hoi 11 4.49 .745 807 Cau hoi 12 4.47 .716 807 Cau hoi 13 4.16 .888 807 Cau hoi 14 4.49 .745 807 Cau hoi 15 4.46 .789 807
Thông qua bảng 3.3 có thể thấy rằng giá trị trung bình của các câu hỏi đều đạt từ mức 4 trở lên tức là sinh viên đánh giá giảng viên đều có sự chuyển biến tích cực ở tất cả các tiêu chí trong bảng hỏi. Giá trị của độ lệch chuẩn từ 0.663 đến 0.959. Trong đó, câu hỏi số 1 đề cập đến giờ giấc lên lớp của giảng viên được sinh viên đánh giá là có sự thay đổi tốt hơn nhiều ( giá trị TB đạt 4.54) so với các tiêu chí khác; đối với câu hỏi số 9 (GV sử dụng phương tiện kỹ thuật phù hợp hổ trợ giảng dạy) kết quả đánh giá của sinh viên cho rằng cũng có sự thay đổi tốt lên nhưng mức thay đổi ít hơn (giá trị TB đạt 3.92) so với các tiêu chí còn lại. Về độ lệch chuẩn,câu hỏi 8 với nội dung “Giảng viên chuẩn bị bài giảng hấp dẫn lôi cuốn người học” và câu hỏi 9 có độ lệch chuẩn lớn (lần lượt có giá trị 0.959 và 0.918) điều này có nghĩa là có sự khác biệt lớn trong ý kiến đánh giá của SV đối với 2 tiêu chí này. Trong thời gian gần đây, nhà trường đã trang bị thêm nhiều cơ sở vật chất phục vụ dạy học, cán bộ giảng viên trong nhà trường đã tích cực sử dụng nhiều hơn với các phương tiện kỹ thuật hiện đại hổ trợ dạy học đặc biệt là máy tính xách tay và máy
57
chiếu projector…, các bài giảng được soạn và trình bày hấp dẫn hơn so với trước đây. Tuy nhiên, việc đánh giá vấn đề này bị ảnh hưởng bởi quan điểm cá nhân của người sinh viên (như thế nào là hấp dẫn hơn, như thế nào là phù hợp hơn) chính vì vậy có sự khác biệt lớn trong các ý kiến đánh giá của sinh viên.
Qua phân tích bảng giá trị trung bình và phương sai ở trên ta thấy rằng trung bình ý kiến đánh giá của SV đều lớn hơn 3 (mức không thay đổi) tức là, các hoạt động giảng dạy đã được sinh viên đánh giá tốt hơn so với trước đây. Tuy nhiên, ta cần phải chứng minh liệu các con số thống kê ở trên có đủ độ tin cậy hay không, rồi trên cơ sở đó mới đưa ra kết luận có ý nghĩa về mặt thống kê. Để khẳng định có sự thay đổi theo chiều hướng tốt hơn của giảng viên ta dùng phương pháp kiểm định T-test để khẳng định rằng các giá trị trung bình này lớn hơn 3 là có ý nghĩa và đủ độ tin cậy để khẳng định.
Bảng 3.4: Kiểm định T-test của các câu hỏi trong phiếu số 1
Test Value = 3 t df Sig. (2-tailed) Mean Difference 99% Confidence Interval of the Difference
Lower Upper Lower Upper Lower Upper Cau hoi 1 65.983 806 .000 1.540 1.48 1.60 Cau hoi 2 57.115 806 .000 1.387 1.32 1.45 Cau hoi 3 38.971 806 .000 1.201 1.12 1.28 Cau hoi 4 52.674 806 .000 1.232 1.17 1.29 Cau hoi 5 40.426 806 .000 1.001 .94 1.07 Cau hoi 6 43.987 806 .000 1.284 1.21 1.36 Cau hoi 7 35.271 806 .000 1.012 .94 1.09 Cau hoi 8 30.126 806 .000 1.017 .93 1.10 Cau hoi 9 28.372 806 .000 .917 .83 1.00 Cau hoi 10 52.441 806 .000 1.457 1.39 1.53 Cau hoi 11 56.914 806 .000 1.493 1.43 1.56 Cau hoi 12 58.189 806 .000 1.466 1.40 1.53 Cau hoi 13 37.159 806 .000 1.161 1.08 1.24 Cau hoi 14 56.914 806 .000 1.493 1.43 1.56 Cau hoi 15 52.441 806 .000 1.457 1.39 1.53
Qua kiểm định T-test với giả thuyết Ho (giá trị trung bình của các câu hỏi bằng 3) với mức ý nghĩa 99%, ta được kết quả như bảng 3.4 ở trên. Dựa
58
vào bảng kết quả ở trên ta thấy rằng giá trị sig. (p-value) là 0.0001 nhỏ hơn rất nhiều so với mức ý nghĩa 0.01 vì vậy ta có thể yên tâm bác bỏ giả thuyết H0. Vậy giá trị trung bình của các câu hỏi trong bảng hỏi là khác 3, kết hợp với bảng giá trị trung bình ở bảng 3.3, ta thấy rằng các giá trị trung bình của các câu từ câu 1 đến câu 15 đều lớn hơn hẳn 3.
Từ đó ta có thể đi đến kết luận, có sự thay đổi tốt hơn trong các mặt của hoạt động giảng dạy của giảng viên, tức là hoạt động giảng dạy của giảng viên trường CĐSP TT Huế có tốt hơn so với trước khi có hoạt động thăm dò ý kiến giảng viên về học phần thông qua ý kiến đánh giá của sinh viên nhà trường.
Sau khi phân tích dữ liệu đối với toàn phiếu hỏi, để chứng minh các giả thuyết nghiên cứu ta tiếp tục đi sâu phân tích theo từng nhân tố của bảng hỏi.