9. Phương pháp thu thập thông tin, phân tích thông tin
2.1.5 Hoạt động đánh giá giảng viên ở trường CĐSP TT Huế
Bắt đầu từ năm học 2008 – 2009 nắm bắt được tình hình, xu thế phát triển của giáo dục đại học hiện đại, nhận thức được tầm quan trọng của việc đánh giá chất lượng giảng viên Nhà trường đã tiến hành thu thập ý kiến của sinh viên về học phần, thực chất của công việc này chính là sử dụng sinh viên để đánh giá hiệu quả giảng dạy của giảng viên. Đây là một một việc làm cần thiết và kịp thời của lãnh đạo nhà trường, bằng chứng là sang năm học 2009- 2010 Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo các trường Đại học phải lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên.
Cho đến nay việc thu thập ý kiến sinh viên về học phần được Nhà trường và các Khoa thực hiện thường xuyên, cuối mỗi học kỳ Ban chủ nhiệm các khoa sẽ chỉ đạo Thư ký khoa đi phát phiếu cho sinh viên của các lớp đã được lựa chọn, có thể chọn một vài giảng viên để đánh giá hoặc chọn đánh giá tất cả các giảng viên tham gia giảng dạy trong học kỳ đó.
Kết quả khảo sát thu được sẽ do Thư ký khoa tổng hợp lại sau đó báo cáo cho Ban chủ nhiệm khoa, Ban chủ nhiệm khoa căn cứ vào số liệu và các ý kiến phản hồi (nếu có) thu được để đưa ra các nhận xét đánh giá về tình hình dạy học của các giảng viên trong khoa. Nếu giảng viên nào bị sinh viên phàn nàn nhiều thì Ban chủ nhiệm khoa và tổ chuyên môn sẽ làm việc trực tiếp với giảng viên đó để làm rõ thêm tình hình giảng dạy và có biện pháp khắc phục kịp thời.
Cho đến nay, việc thu thập ý kiến phản hồi từ SV về HĐGD vẫn được tiến hành đều đặn qua từng học kỳ. Việc xem xét đánh giá chỉ dừng lại ở mức độ đánh giá với các trường hợp đặc biệt và chưa có biện pháp để đo lường đánh giá kết quả một cách chính xác. Vì vậy với đề tài này, tác giả mong muốn sẽ đánh giá được thực trạng giảng dạy của nhà trường một cách chính
44
xác, cụ thể và có tính giá trị cao thông qua các công cụ đo và các phần mềm phân tích xử lý số liệu để đưa ra các kết luận có tính khoa học cao.
2.2 Mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu