II. Quỹ khen thưởng, phúc lợ
2.7.2. Những mặt hạn chế
Quy trình thẩm định dự án đầu tư chưa thực sự,thống nhất, khoa học trong sự phân cấp trách nhiệm các,phòng ban trong Ngân hàng. Sự phối hợp giữa các bộ phận trong quá trình,thẩm định còn hạn chế, cán bộ thẩm định thường làm việc khá độc lập, ít có sự hỗ trợ chia sẻ thông tin và kinh nghiệm cho nhau.
Thẩm định dự án đầu tư nên thực,hiện trong giai đoạn trước, trong và sau khi cho vay. Song tại Chi nhánh chỉ đề cập tới giai đoạn thẩm định ban đầu còn việc kiểm tra, đánh giá tình hình,tài chính của DN, tình hình sử dụng vốn, tiến độ thực hiện dự án chưa được quan tâm thường xuyên. Bởi sau khi cho vay, doanh nghiệp có thể không đảm bảo cam kết với các khoản vay mà họ được nhận.
2.7.2.2. Về phương pháp thẩm định.
Hiện tại Chi nhánh Hải Dương đang áp dụng 4 phương pháp chủ yếu trong quá trình thẩm định tài chính dự án đó là: Phương pháp thẩm định theo trình tự, phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp phân tích độ nhạy và phương pháp dự báo. Việc lựa chọn 4 phương pháp này là hợp lý đối với các nội dung trong khía cạnh thẩm định tài chính, tuy nhiên việc ứng dụng vào trong thực tế khi tiến hành thẩm định vẫn chưa thực sự đem lại tính chắc chắn cao.
Có thể thấy trong phương pháp phân tích độ nhạy, số lượng các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính được đưa ra phân tích chưa nhiều (thường khoàng 2-3 yếu tố); hay như việc dự báo đặc biệt là dự báo thị trường làm căn cứ thẩm định doanh thu và chi phí của dự án vẫn chủ yếu dựa vào yếu tố chủ quan của các cán bộ tín dụng và nguồn thông tin sẵn có trên Internet, thông tin từ các tổ chức, ngân hàng, từ bạn hàng, các đối tác mà vẫn chưa chú trọng nhiều đến việc khảo sát thực tế để tăng cường mức độ chính xác cho các kết quả dự
2.7.2.3. Về nội dung thẩm định tài chính
Khi thẩm định tổng vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư:
Các cán bộ tín dụng chủ yếu dựa vẫn chủ yếu dựa vào các thông tin do chủ dự án cung cấp mà chưa quan tâm nhiều đến việc sử dụng các nguồn thông tin khác. Do đó dẫn đến tính không an toàn trong hoạt động cho vay bởi các chủ dự án thường có một xu hướng chung là đưa ra số tiền cần vay thấp hơn so với thực tế để dễ dàng hơn trong quá trình vay vốn nhưng khi đó dẫn đến những hậu quả khó lường sau này.
Khi thẩm định tỷ suất chiết khấu “r” của dự án:
Trong quá trình tính toán để lựa chọn tỷ suất chiết khấu r của dự án các cán bộ tín dụng đã lựa chọn chỉ tiêu WACC làm căn cứ để tính toán, tuy nhiên các cán bộ tín dụng lại lựa chọn cách tính:
Chi phí vốn bình quân WACC = Chi phí vốn vay* tỷ trọng vốn vay + chi phí vốn chủ sở hữu * tỷ trọng vốn chủ sở hữu
Với cách tính này, vô hình chung các cán bộ tín dụng đã bỏ qua sự tác động của thuế khi tính chi phí vốn vay làm cho việc đưa ra mức tỷ suất chiết khấu “r” có những sai số nhất định.
Khi thẩm định doanh thu, chi phí của dự án:
Khi tiến hành nội dung này CBTD thường chỉ áp dụng một mức giá chung, đối với doanh thu đó là giá bán sản phẩm sau này, còn đối với các khoản mục chi phí đó lại là giá mua các,yếu tố đầu vào. Trên thực tế các loại giá này luôn luôn thay đổi, biến động tùy theo từng thời kỳ khác nhau, tùy theo xu hướng của thị trường của loại hàng hóa, các yếu tố,lạm phát, ngoại cảnh….Mặt khác, các chỉ tiêu này lại có ảnh hưởng rất lớn đến dòng tiền hàng năm của Dự án, nội dung được cho là quan trọng nhất trong,quá trình thẩm định, hơn thế việc xác định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính cũng bị ảnh hưởng ít nhiều,khiến các kết quả của quá trình thẩm định và không phản ánh,đúng thực tại của dự án đầu tư làm cho,các khoản vay trở nên kém hiệu quả.
Khi thẩm định dòng tiền của dự án:
Trong quá trình phân tích tài chính dự án, đó là đa phần các dự án đều được coi như vốn đầu tư thường được bỏ ra,một lần vào năm đầu tiên của dự án nhưng thực tế có thể được bỏ ra vào nhiều giai đoạn khác nhau với quy mô các nguồn vốn khác nhau của dự án, và do tiền có giá trị về mặt thời gian nên điều này có thể làm ảnh hưởng đến việc tính toán sai lệch về dòng tiền thực tế của dự án.
Khi thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính
Khi thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính các cán bộ tín dụng Ngân hàng chưa đề cập đến nhiều chỉ tiêu thường là chỉ đề cập đến 3 chỉ tiêu là: NPV, IRR và T.
2.7.2.4. Về chất lượng của các cán bộ tín dụng thẩm định tài chính dự án
Đội ngũ cán bộ ở Chi nhánh Hải Dương tuy được đào tạo khá bài bản về nghiệp vụ trong trường lớp, các khóa đào tạo thực tế tại Chi nhánh, có sự nhanh nhẹn và nhiệt tình trong công tác nhưng chủ yếu là kiến thức về lĩnh vực tài chính ngân hàng, không có chuyên môn về kỹ thuật nên còn gặp nhiều khó khăn trong thẩm định các lĩnh vực khác nhau, nhất là các lĩnh vực chuyên sâu,về một ngành cụ thể đòi hỏi mức độ am hiểu về kỹ thuật cao, trong trường hợp đó đa phần tại Chi nhánh phải thuê thêm các chuyên gia tư vấn, tuy nhiên chi phí cho vấn đề này là khá lớn.
Mặt khác, như đã phân tích ở trên việc làm kết hợp cả nghiệp vụ tín dụng lẫn nghiệp vụ thẩm định đã tạo ra cường,độ làm việc căng thẳng, công việc thường xuyên chồng chéo và tình,trạng làm thêm giờ là phổ biến,nên chất lượng công tác cũng chưa cao.
Khả năng dự báo và nhạy bén,của các cán bộ tín dụng với thị trường,cũng vẫn còn những hạn chế nhất định bởi còn mang nhiều những yếu tố chủ quan và chủ yếu dựa vào những thông tin mà,chủ đầu tư cung cấp. Chưa có sự cọ sát sâu sắc với thực tế để đánh giá về tình hình thị trường và để đưa ra những dự báo mang tính chính xác cao.
2.7.3. Nguyên nhân của những hạn chế còn tồn tại ở Ngân hàng TMCP PTN ĐBSCL - Hải Dương
2.7.3.1. Nhóm nguyên nhân chủ quan
Quy trình và nội dung thẩm định tài chính dự án chưa cụ thể
Các văn bản hướng dẫn của Chi nhánh Hải Dương đa phần chỉ có những hướng dẫn chung đối với quá trình thẩm định tài chính dự án mà chưa đi sâu chi tiết và cụ thể hóa cách thức tiến hành từng bước như thế nào? làm như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất?
Thẩm định tài chính dự án là một công việc phức tạp nên cần những hướng dẫn cụ thể để các CBTD căn cứ vào đó khi kinh nghiệm của họ còn chưa nhiều và qua đó cũng sẽ làm giảm bớt đi các yếu tố chủ quan trong quá trình thẩm định. Trong quá trình thẩm định đôi khi vẫn còn nhiều quyết định mang tính chủ quan
dụng còn đưa ra các quyết định mang tính chủ quan, đặc biệt là khi thẩm định các khách hàng quen thuộc của Chi nhánh. Những nguồn thông tin về khách hàng đôi khi chưa được cập nhật thường xuyên để đánh giá tình hình tài chính cũng như thẩm định các dự án của các khách hàng đó, cũng thường thông qua bộ số liệu sẵn có của chính khách hàng, điều đó dẫn tới những sự sai lệch trong quá trình thẩm định dự án. Nếu để nhiều yếu tố chủ quan tác động, thì các cán bộ tín dụng sẽ không thể đưa ra được các kết luận mang tính chính xác cao để đảm bảo hiệu quả của các món vay tại Chi nhánh.
Thiếu trang thiết bị, phần mềm chuyên dụng phục vụ công tác thẩm định tài chính dự án
Các cơ sở vật chất để phục,vụ quá trình thẩm định cũng còn nhiều hạn chế, mặc dù đã trang bị rất,nhiều máy tính nhưng vẫn chưa đảm bảo hoàn toàn mỗi người một máy vi tính và máy in. Những phần,mềm chuyên dụng cho công tác thẩm định để sử dụng tại,chi nhánh là chưa có. Các công cụ dự báo và phân tích cũng còn có rất nhiều hạn chế. Chủ yếu sử dụng phần,mềm thông dụng là Excel, điều đó đã ảnh hưởng phần nào đến,hiệu quả công tác thẩm định tài chính dự án tại chi nhánh.
2.7.3.2. Nguyên nhân khách quan
Chất lượng thẩm định dự án không,chỉ phụ thuộc vào bản thân,ngân hàng mà còn phụ thuộc vào các nhân,tố khách quan khác đặc biệt là môi trường vĩ mô. Môi trường kinh tế vĩ mô luôn luôn thay,đổi và tác động mạnh mẽ đến hoạt động của tất cả các chủ thể trong nền kinh tế và khách hàng của Ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long – Hải Dương không phải là một ngoại lệ. Khi môi trường kinh tế vĩ mô thay đổi, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp này cũng bị thay đổi, vì vậy thẩm định tài chính dự án đầu tư không phải lúc nào cũng chính xác và có hiệu quả. Do đó, có những dự án ban đầu tại thời điểm thẩm định thì dự án được đánh giá là có hiệu quả và có tính khả thi cao. Tuy nhiên, do tác động của môi trường kinh tế khiến dự án trở thành không có hiệu quả. Những nhân tố của môi trường vĩ mô đã tác động đến chất lượng công tác thẩm định dự án tại Ngân hàng TMCP PTN ĐBSCL - Hải Dương là:
Pháp luật: Hệ thống pháp luật của chúng ta chưa đồng,bộ còn đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện.Các cán bộ thẩm định trong Ngân hàng còn chưa bắt kịp được sự thay đổi của,các quy định, chính sách. Điều này dẫn đến những sai sót
trong việc đánh giá các vấn đề pháp lý,của dự án.
Môi trường xã hội: Hệ thống các cơ quan,tư vấn về thẩm định,dự án, đặc biệt là phương diện kỹ thuật, thị trường chưa phát triển.
Kinh tế: Môi trường kinh tế,trong và ngoài nước có nhiều biến động bất thường gây khó khăn cho công tác dự báo. Hệ thống các Ngân hàng hiện nay,chưa hoàn thiện, thị trường chứng khoán chưa phát triển mạnh mẽ đã dẫn đến khó xác định mức lãi suất chiết khấu, tỷ giá không thống nhất cũng gây bất lợi cho việc tính toán các chỉ tiêu tài chính dự án. Sự cạnh tranh trên thương trường diễn ra ngày càng gắt gao làm cho nhiều doanh nghiệp bị thua lỗ hoặc phá sản. Hơn nữa, sự cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, Ngân hàng nào cũng muốn vươn lên để giành thị phần cho mình. Chính vì vậy, để cạnh tranh đôi khi các ngân hàng cũng bỏ qua một số thủ tục cần thiết trong,công tác thẩm định. Do đó, nhiều dự án không có tính khả thi, không có khả năng trả nợ vẫn được Ngân hàng duyệt cho vay.
CHƯƠNG 3