Phương pháp phân tích độ nhạy

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn đầu tư tại Ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long Chi nhánh Hải Dương (Trang 27)

CBTD Chi nhánh sử dụng phương pháp này để đánh giá các chỉ tiêu NPV, IRR, … đối với các yếu tố của dự án như: tổng vốn đầu tư, sản lượng tiêu thụ thực tế, giá thành nguyên vật liệu đầu vào, giá bán sản phẩm. Cán bộ thẩm định sẽ cho các yếu tố này thay đổi và tính toán lại các chỉ tiêu hiệu quả của dự án, từ đó đánh giá xem yếu tố nào tác động nhiều nhất tới hiệu quả dự án. Cụ thể như sau:

+Sản lượng sản xuất giảm 5%, 10%, 15%... do máy móc hoạt động không hết công suất, nhu cầu thị,trường tiêu thụ,giảm hoặc khả năng tổ chức sản xuất không tốt… dẫn đến doanh thu giảm.

+Chi phí sản xuất tăng 5%, 10% ,15%…do giá cả nguyên vật liệu tăng, tiền lương cho người lao động tăng, giá bán sản phẩm không thay đổi do vậy lợi nhuận giảm.

+Giá bán sản phẩm giảm 5%, 10%, 15%...tuy nhiên chi phí sản xuất và sản lượng không đổi làm cho doanh thu và lợi nhuận giảm.

Nếu dự án vẫn đạt hiệu quả trong nhiều trường hợp bất trắc phát sinh đồng thời thì đó là dự án có độ an toàn cao, do đó nên đầu tư cho dự án. Nếu ngược lại thì cần xem xét để đề xuất kiến nghị các biện pháp để hạn chế, khắc phục thậm chí có thể huỷ bỏ dự án đó.

Đánh giá: Phương pháp phân tích độ nhạy đã được cán bộ thẩm định sử dụng thường xuyên,trong quá,trình thẩm định tài chính dự án, tuy nhiên việc áp dụng phương pháp phân tích,độ nhạy của cán bộ thẩm định Chi nhánh Hải Dương còn cứng nhắc, cán bộ thường cho các yếu tố doanh thu và chi phí thay đổi trong khoảng 5-10%, từ đó tính toán lại và xem xét mức thay đổi của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án, mặt khác, cán bộ thẩm định chưa xem xét đến đặc điểm riêng biệt của từng loại dự án này.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn đầu tư tại Ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long Chi nhánh Hải Dương (Trang 27)