Nội dung thẩm định tài chính dự án đầutư vay vốn tại Chi nhánh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn đầu tư tại Ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long Chi nhánh Hải Dương (Trang 32)

IV. Nhóm chỉ tiêu về thu nhập

2.5.2. Nội dung thẩm định tài chính dự án đầutư vay vốn tại Chi nhánh

2.5.2.1. Căn cứ thẩm định tài chính

Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long thẩm định tài chính dự án đầu tư dựa vào các căn cứ sau:

- Luật các tổ chức tín dụng số 07/1999/QH10 do Quốc hội thông qua ngày 12/12/1997, Luật sửa đổi bổ sung Luật các tổ chức tín dụng số 20/2004/QH11 do Quốc hội thông qua ngày 15/06/2004.

- Quy chế hội đồng tín dụng.

NHNN- đã sửa được đổi bổ sung bởi quyết định số 783/2005/QĐ – NHNN và Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ; Quyết định số 1627/QĐ – NHNN 31/12/2001 và các văn bản hướng dẫn bổ sung của Ngân hàng Nhà nước

- Căn cứ Thông tư liên tịch số 02/2010/TTLT-BTNMT-BTC ngày 08 tháng 01 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tài chính hướng dẫn xây dựng, thẩm định và ban hành bảng giá đất, điều chỉnh bảng giá đất thuộc thẩm quyền Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Căn cứ Nghị quyết số 39/2012/NQ-HĐND ngày 13 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương về tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013.

2.5.2.2. Các chỉ tiêu thẩm định tài chính dự án

Thẩm định tổng mức đầu tư

Các căn cứ khi thẩm định tổng mức đầu tư

+ Thông tư 06/1999/TT-BKHĐT, Thực hiện các quy định tại Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về nội dung Tổng mức đầu tư, Hồ sơ thẩm định dự án đầu tư và Báo cáo đầu tư.

+ Thông tư 04/2010/TT-BXD ban hành ngày 26-5-2010 của Bộ Xây dựng về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình

+ Giấy đề nghị vay vốn

+ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi + Giấy chứng nhận đầu tư.

+ Quết định phê duyệt đầu tư của các cấp có thẩm quyền.

+ Thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán. Những dự án nhóm A,B nếu chưa có các tài liệu trên thì phải có quyết định mức vốn của từng hạng mục chính và phải có thiết kế dự toán hạng mục công trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Nội dung thẩm định thẩm định tổng mức đầu tư

CBTD chi nhánh Hải Dương sẽ tiến hành thẩm định các khoản mục sau trong tổng vốn đầu tư của Dự án:

cho lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, phí thẩm định dự án.

+ Vốn chuẩn bị thực hiện dự án đầu tư gồm các khoản chi phí: Dàn xếp về vốn (trong trường hợp vay vốn ngoài nước được Ngân hàng Nhà nước chấp nhận); Đấu thầu thực hiện dự án và xét thầu; Các dịch vụ tưvấn kỹ thuật, tư vấn hỗ trợ quản lý giám sát, tư vấn xây dựng, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật ban đầu, khảo sát thiết kế xây dựng, thiết kế, thẩm định thiết kế, lập tổng dự toán, thẩm định tổng dự toán, đền bù giải phóng mặt bằng.

+ Vốn thực hiện đầu tư gồm: Chi phí thiết bị, chi phí xây dựng và lắp đật thiết bị, các chi phí khác, lập phương án phòng chống cháy, nổ theo quy định về phòng cháy, chữa cháy.

+ Chi phí chuẩn bị sản xuất: Chi phí nguyên, nhiên vật liệu, nhân công để chạy thử không tải và có tải trừ đi giá trị sản phẩm thu hồi được.

+ Lãi vay của Chủ đầu tư trong thời gian thực hiện đầu tư được xác định thông qua hợp đồng tín dụng. Vốn lưu động ban đầu cho sản xuất (đối với dự án sản xuất) do Bộ Tài chính quy định,…

Trong nội dung thẩm định này cần chú trọng đến các vấn đề như đánh giá tính hợp lý của quy mô vốn và cơ cấu nguồn vốn; kiểm tra sự đầy đủ của các khoản chi phí; xác định nhu cầu vốn đầu tư cho từng thời kỳ và cuối cùng là kiểm tra các nguồn tài trợ vốn cho dự án. Với mỗi vấn đề đi kèm với đó là việc nhận định các rủi ro có thể xảy ra đặc biệt là rủi ro khi thiếu vốn đầu tư để từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục kịp thời.

Trên cơ sở đánh giá quy mô, cơ cấu hợp lý của tổng vốn đầu tư các cán bộ tín dụng Ngân hàng còn cần đánh giá nhu cầu sử dụng vốn cho từng thời kỳ. Cần phải đánh giá được tiến độ thực hiện dự án và khả năng đáp ứng vốn của doanh nghiệp trong từng giai đoạn của Dự án, đây là một nội dung quan trọng nó không chỉ giúp giảm bớt rủi ro gặp phải do thiếu vốn trong quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư mà nó còn là căn cứ quan trọng để xác định mức lãi suất cho vay hợp lý trong từng giai đoạn của dự án, đặc biệt là trong giai đoạn thực hiện dự án.

Để tính toán tổng mức đầu tư của dự án ở MHB -Hải Dương thường áp dụng phương pháp cộng chi phí để xem xét lại tổng mức đầu tư mà khách hàng đưa ra,

các khoản chi phí cũng như tổng mức đầu tư thường được,so sánh đối chiếu trên một mẫu của rất nhiều các dự án tương đương trong cùng lĩnh vực mà ngân hàng đã từng cho vay.Việc vận,dụng phương pháp so sánh đối chiếu như vậy sẽ làm giảm thời gian cho các cán bộ tín dụng trong quá trình phân tích đánh giá cũng như đưa ra được các kết luận tương đối chính xác về tổng vốn đầu tư của dự án.

Thẩm định nguồn vốn đầu tư

•Căn cứ thẩm định nguồn vốn đầu tư

- Khi thẩm định nội dung này thì các cán bộ thẩm định căn cứ vào Quyết định số 1627/2001/ QĐ – NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN- đã sửa được đổi bổ sung bởi quyết định số 783/2005/QĐ – NHNN và Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng để thực hiện thẩm định.

- Giấy đề nghị vay vốn

Nội dung thẩm định nguồn vốn đầu tư

Trên cơ sở tổng mức đầu tư được phê duyệt thì cán bộ thẩm định sẽ kiểm tra, rà soạt lại các nguồn vốn tham gia tài trợ cho dự án. Các dự án đầu tư hiện nay chủ yếu bao gồm 2 nguồn chính :

- Vốn tự có:

+Theo quy định của MHB thì vốn chủ sở hữu của chủ đầu tư là vốn thực có của chủ đầu tư tính đến năm trước liền kề với năm khách hàng thực hiện dự án được thể hiện trong báo cáo tài chính và phải được kiểm toán độc lập xác nhận

+Đối với các dự án mới Ngân hàng TMCP PTN ĐBSCL – Chi nhánh Hải Dương chỉ xem xét cho vay đối với các dự án có mức vốn tự có tối thiểu bằng 30% tổng mức vốn đầu tư. Đối với trường hợp cho vay theo chương trình tài trợ xuất khẩu bằng vốn vay của các Ngân hàng nước ngoài thì vốn tự có phải lớn hơn 15%. Trong trường hợp cho vay đầu tư cải tiến kĩ thuật mở rộng sản xuất, Ngân hàng tài trợ khi số vốn vay không vượt quá tổng giá trị tài sản hiện có của chủ đầu tư, cộng với dự án mở rộng đó có hiệu quả cao, khả năng trả nợ là chắc chắn.

+Đối với các dự án mà tỷ lệ vốn tự có của chủ dự án không đạt mức yêu cầu thì cần phải được sự đồng ý thông qua của Ban giám đốc.

- Vốn đi vay:

vào giấy đề nghị xin vay vốn và phương án để xem xét số tiền xin vay, tỷ trọng vốn vay trong tổng dự toán đầu tư, các nguồn vốn vay bao gồm:

+Vốn vay của Ngân hàng TMCP PTN ĐBSCL: số tiền, thời hạn, lãi suất, đối tượng đầu tư

+Vốn vay các Ngân hàng khác: số tiền, thời hạn, lãi suất, đối tượng đầu tư +Vốn vay nước ngoài: số tiền, thời hạn, lãi suất, đối tượng đầu tư

- Các nguồn vốn khác (nếu có):

Ghi rõ số tiền, tỷ trọng trong tổng dự án vốn đầu tư bao gồm: vốn ngân sách cấp ( đối tượng đầu tư), vốn góp liên doanh, phát hành trái khoán, bán cổ phần, vay cán bộ công nhân viên...

Thẩm định tỷ suất chiết khấu” r” của Dự án

Đây là chỉ tiêu phản,ánh mức lợi nhuận bình quân tối thiểu mà Ngân hàng và doanh nghiệp kỳ vọng nhận,được khi tiến hành thực hiện dự án. Thường khi tính toán tỷ suất chiết khấu r có 2 cách,đó là sử dụng chi phí vốn bình quân WACC hay sử dụng lãi suất huy động VNĐ 12 tháng của hệ thống ngân hàng.Ở Chi nhánh Hải Dương để đảm bảo đưa ra mức lãi suất chiết khấu hợp lý hiện tại đang sử dụng phương pháp tính chi phí vốn bình quân làm cơ sở. Khi tính chi phí vốn bình quân WACC có thể tính theo 1 trong 2 cách sau

Cách 1: Chi phí vốn,bình quân WACC =Chi phí vốn vay* tỷ trọng vốn vay + chi phí vốn chủ sở hữu * tỷ trọng vốn chủ sở hữu

Cách 2: Chi phí vốn bình,quân WACC = Chi phí vốn vay*tỷ trọng vốn vay* (1-T) + chi phí vốn chủ sở hữu * tỷ trọng vốn chủ sở hữu

Hiện tại ở Chi nhánh để thống nhất cách tính và đơn giản hóa trong việc tính toán nên CBTD chủ yếu sử dụng cách 2 để tính chi phí vốn bình quân WACC và lấy đó làm mức lãi suất chiết khấu của dự án.

Thẩm định doanh thu của dự án

Doanh thu là những,yếu tố quyết định đến lợi nhuận trong tương lai của dự án và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hoạt động của doanh nghiệp cũng như kế hoạch trả nợ,của họ đối với ngân,hàng vì vậy nội dung này được các cán bộ tín dụng thẩm định hết sức kỹ lưỡng.

Để đánh giá xem việc tính toán doanh thu hàng năm mà doanh nghiệp xác định trong báo cáo khả,thi của dự án, cán bộ thẩm định đã kiểm tra tính hợp lý về giá bán sản phẩm của dự án trên cơ sở so sánh đối chiếu với giá bán thực tế trên thị trường cũng như giá bán,của các dự án tương tự. Bên cạnh đó cán bộ thẩm định đánh giá tính khả thi về mặt công suất hoạt động hàng năm của dự án, từ đó xác định được doanh thu dự án hàng năm.

Doanh thu của doanh nghiệp được tính toán trên cở sở các chỉ tiêu:

+ Công suất thiết kế: số sản phẩm có thể đạt được trong điều kiện sản xuất bình thường

+ Công suất thực hiện năm đầu: Đạt từ 50-80% công suất thiết kế thì dự án đạt tiêu chuẩn

+ Công suất khai thác các năm sau: Doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn khi năm sau cao hơn năm trước.

+ Đơn giá bán sản phẩm: Dựa trên đơn giá ở thời điểm hiện tại và đơn giá dự kiến của doanh nghiệp. Giá bán phải phù,hợp với mức giá chung của thị trường và đặc tính của sản phẩm cũng như khả năng,cạnh tranh của doanh nghiệp đi vay trên thị trường. Giá bán còn thay đổi,theo nhu cầu thị trường và chính sách của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Các CBTD cần phải nắm rõ được xu thế biến động của giá cả.

Thẩm định chi phí của Dự án

CBTD Ngân hàng sẽ thẩm định các nội dung sau:

+ Chi phí nhân công gồm:chi phí lương, thưởng, phụ cấp, tri trả bảo hiểm xã hội + Chi phí nguyên vật liệu: chi phí này phụ thuộc vào kế hoạch sản xuất hàng năm của dự án.

+ Chi phí khấu hao: khấu hao là một yêu tố của chi phí sản xuất. Bởi vậy mức khấu hao có ảnh hưởng đến lợi nhuận, đến mức thuế thu nhập phải nộp hàng

năm của doanh nghiệp. Cán bộ tín dụng phái thẩm định xem chủ đầu tư có sử dụng cách tích khấu hao phù hợp để đem lại hiệu quả tài chính cao nhất không?

+ Chi phí khác gồm: chi phí kho bãi, chi phí dịch vụ mua ngoài, điện, nước... Cán bộ tín dụng thuộc Chi nhánh Hải Dương áp dụng phương pháp so sánh đối chiếu với những dự án liên quan cũng ngành nghề, lĩnh vực và kết hơp với đó là cả phương pháp dự báo (chủ yếu là dự báo về thị trường) để có thể thẩm định lại việc tính doanh thu và chi phí của dự án đã chính xác hay chưa. Thực tế chủ yếu tại chi nhánh vẫn thường sử dụng chính bộ số liệu của khách hàng về doanh thu và chi phí dự kiến bởi có rất nhiều khoản mục khó có thể xác định chính xác do những yếu tố khách quan tuy nhiên đổi lại để giảm thiểu rủi ro các cán bộ tín dụng đã lồng ghép những rủi ro có thể xảy ra vào việc tính toán độ nhạy để đảm bảo lại tính chắc chắn của các khoản vay.

Thẩm định dòng tiền dự án.

Trong nội dung phần thẩm định này thì các cán bộ thẩm định sẽ dựa vào tống vốn đầu tư, chi phí, khấu hao và doanh thu ở trên để tổng hợp và lập bảng xác định dòng tiền dự án, qua đó tính toán các chỉ tiêu hiệu quả

Bảng dòng tiền hàng năm của dự án được cán bộ Chi nhánh sử dụng theo mẫu sau :

Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm...

1.Đầu tư 2. Doanh thu

3. Chi phí hoạt động 4. Khấu hao

5. Lợi nhuận trước thuế và lãi vay 6. Lãi vay

7. Lợi nhuận trước thuế 8. Lợi nhuận chịu thuế

9. Thuế thu nhập doanh nghiệp 10. Lợi nhuận sau thuế

11. Chia cổ tức, chi quỹ KT,PL 12. Lợi nhuận tích luỹ

13. Dòng tiền hàng năm từ dự án

Từ bảng dòng tiền trên, ta có thể tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dự án như NPV, IRR, T

bộ thẩm định sẽ xem xét việc lập bảng dòng tiền. Với các dự án bất động sản vay vốn ngắn hạn thì có thể sử dụng bảng dòng tiền đơn giản hơn, giúp cho quá trình thẩm định được nhanh chóng và đạt hiệu quả cao hơn.

Thẩm định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính

Dựa vào bảng phân tích dòng tiền dự án, cán bộ thẩm định,đã sử dụng phần mềm Excel để kiểm tra, tính toán lại các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án. Bao gồm các nhóm chỉ tiêu như sau:

Nhóm chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời của dự án:

+ Điểm hòa vốn: Điểm hòa vốn là giao điểm của đường biểu diễn doanh thu và chi phí. Tại điểm hòa vốn, tổng doanh thu bằng tổng chi phí, dự án không có lãi nhưng cũng không bị lỗ. Doanh nghiệp muốn có lãi phải tổ chức sản xuất sao cho đạt mức trên điểm hòa vốn. Điểm hòa vốn càng thấp thì dự án có hiệu quả và tính rủi ro càng thấp. Các dự án đầu tư có điểm hòa vốn đạt dưới 60% thì được chấp nhận

+Chỉ tiêu giá trị hiện tại thuần (NPV): cán bộ thẩm định dùng chỉ tiêu này để tính giá trị thuần của dự án tại thời điểm hiện tại. Khi áp dụng tính NPV Chi nhánh thường sử dụng phần mềm excel dựa trên nguyên tắc chiết khấu các dòng tiền hàng năm về thời điểm hiện tại.

Cú pháp:

=NPV(rate,value1,value2,...)

Trong đó:

Rate là tỷ suất chiết khấu/giai đoạn.

Value1, value2,... là các giá trị các khoản thu và chi, và phải xuất hiện với khoảng thời gian đều nhau và vào cuối các giai đoạn.

NPV=0 thì thu nhập ròng của dự án vừa đủ bù đắp chi phí đầu tư

NPV<0 dự án thua lỗ, không có khả năng trả nợ đúng hạn, do vậy chủ đầu tư cần phải giải trình các nguồn bù đắp khác để trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng

NPV>0 Ngân hàng sẽ chấp nhận tài trợ cho dự án, NPV càng lớn càng tốt Khi so sánh hai hay nhiều dự án độc lập nhau Ngân hàng sẽ chọn dự án nào

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn đầu tư tại Ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long Chi nhánh Hải Dương (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w