Đánh giá hoạt động kinh doanh và thẩm định năng lực tài chính của khách hàng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn đầu tư tại Ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long Chi nhánh Hải Dương (Trang 28)

khách hàng

2.5.1.1. Đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh

Căn cứ đánh giá:

Cán bộ tín dụng sẽ căn cứ vào các thông tin do khách hàng cung cấp và các thông tin tìm hiểu trên các trang Web để phân tích đánh giá năng lực khách hàng một cách chính xác.

Nội dung phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

+ Đánh giá năng lực sản xuất: CBTD sẽ xem xét thực trạng của máy móc thiết bị, nhà xưởng và công nghệ sản xuất hiện tại. Những thay đổi khả năng sản xuất, thay đổi của đơn đặt hàng, số lượng đơn các đặt hàng của từng sản phẩm, những thay đổi về tỷ lệ phế phẩm của dự án. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi như: tăng, giảm cung cầu, những thay đổi về giá sản phẩm, số lượng hàng tồn kho... Những thay đổi về hiệu quả sản xuất: Thay đổi chi phí sản xuất, số giờ lao động... Những thay đổi về chi phí sản xuất so sánh,với đối thủ cạnh tranh. Quản lý hàng tồn kho: Những thay đổi số lượng,hàng tồn kho, cách quản lý. Công suất hoạt động. Chất lượng sản phẩm

+Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu, các yếu tố đầu vào: CBTD sẽ quan tâm tới danh sách,nguyên vật liệu chính, tình hình cung cấp, sử dụng và những thay đổi về giá mua của nguyên vật liệu.Nhu cầu về nguyên vật liệu đầu vào để sản xuất,hàng năm. Nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho các doanh nghiệp tự cung cấp hay phải cung cấp bởi các nhà cung ứng trong và ngoài nước. Phương thức mua, số lượng, tên các nhà cung cấp các nguyên vật liệu chính, hàng hóa chủ yếu và mức độ tập trung, phụ thuộc vào nhà cung cấp. Quản lý chi phí: Biến động về tổng chi phí cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm.

+Phương thức tiêu thụ, mạng lưới phân phối:Tổ chức hoạt động bán hàng: Mạng lưới phân phối, hệ thống phân phối. Số lượng, tên các nhà tiêu thụ, phân phối chính và mức độ tập trung, phụ thuộc vào nhà phân phối, tiêu thụ sản phẩm. Tình hình và khả năng trả nợ của các khách hàng. Chính sách bán hàng: Chính sách khuếch trương đối với việc tăng sản phẩm hoặc khi xuất hiện sản phẩm mới, chính

sách giảm giá bao gồm các yếu tố như: hoa hồng, chi phí vận chuyển, chiết khấu, lãi suất, phương thức thanh toán: trả ngay, trả chậm.

+ Đánh giá, phân tích sản lượng và,doanh thu: Những thay đổi về sản lượng sản xuất, doanh thu các loại sản phẩm. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi này như: tăng giảm nhu cầu, trình độ sản xuất, các đối thủ cạnh tranh, chất lượng sản phẩm ,…

+Đánh giá khả năng xuất khẩu hàng hóa: Những thay,đổi về số lượng xuất khẩu khách hàng theo từng bước, vùng và từng sản phẩm. Tỷ lệ xuất khẩu/ tổng doanh thu. Môi trường kinh doanh, các nhân tố ảnh hưởng tới sự thay đổi về xuất khẩu. Phương thức xuất khẩu: Trực tiếp hay qua ủy thác... Những thay đổi về giá xuất khẩu, so sánh giá trong nước. Phương pháp sử dụng, các điều kiện thanh toán, sự hỗ trợ từ Chính phủ, cạnh tranh quốc tế, những thay đổi các chi phí về thuế quan của các,nước nhập khẩu, chính sách xuất khẩu,và các dự báo tương lai.

2.5.1.2. Thẩm định năng lực tài chính của khách hàng

Căn cứ thẩm định năng lực tài chính của khách hàng

Căn cứ thẩm định của cán bộ thẩm định Ngân hàng là dựa vào Báo cáo tài chính gần nhất của doanh nghiệp gồm:

+ Bảng cân đối kế toán

+ Báo cáo kết quả kinh doanh + Thuyết minh báo cáo tài chính

+ Thuyết minh báo cáo lưu chuyển tiền tệ và một số nguồn thông tin khác…  Nội dung thẩm định năng lực tài chính của khách hàng

Các cán bộ thẩm định của Chi nhánh đã rất chú trọng đánh giá năng lực về tài chính của khách hàng. Các cán bộ tín dụng phân tích tài chính để xác định những điểm mạnh, những điểm yếu hiện tại của doanh nghiệp qua việc tính toán và phân tích những chỉ tiêu khác nhau sử dụng các số liệu khác nhau từ các Báo cáo tài chính.

Để đánh giá một cách chính xác năng lực tài chính của doanh nghiệp, cán bộ thẩm định tại Ngân hàng đã tiến hành phân tích đánh giá các nội dung sau:

Chỉ tiêu Công thức Tiêu chí đánh giá I. Nhóm chỉ tiêu thanh khoản

Khả năng thanh toán hiện hành

= Tài sản lưu động/ Nợ ngắn hạn

Khả năng thanh toán hiện hành của DN trong ngắn hạn là đạt tiêu chuẩn khi >=1. Khả năng thanh toán nhanh = (Tài sản ngắn hạn- hàng tồn

kho)/Nợ ngắn hạn

Khả năng thanh toán nhanh của DN đạt tiêu chuẩn khi >=1.

Khả năng thanh toán tức thời

= (Tiền và các khoản tương đương tiền)/Nợ ngắn hạn

Khả năng thanh toán tức thời của DN đạt tiêu chuẩn khi >=1.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn đầu tư tại Ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long Chi nhánh Hải Dương (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w