Những nhân tố thuộc môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH hệ thống thông tin FPT trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 47)

Nhân tố vĩ mô bao gồm các yếu tố không thuộc phạm vi kiểm soát của công ty, tạo ra các cơ hội và nguy cơ đối với công ty.

2.2.1.1. Các yếu tố kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Tốc độ phát triển kinh tế cao với 8,48% năm 2007; 8,7% năm 2009 và tỷ lệ tăng trưởng đầu tư vào công nghệ thông tin đứng thứ hai châu Á chỉ sau Ấn Độ, thị trường Việt Nam đang ngày càng trở nên hứa hẹn với các doanh nghiệp phần mềm trong nước cũng như nước ngoài.

Trong những năm 2006, 2007, khách hàng trong nước ứng dụng các giải pháp quản lý khá mạnh mẽ, thị trường công nghệ thông tin năm 2006 đã vượt ngưỡng 1 tỉ USD. Với khoảng 7.000 cơ quan hành chính sự nghiệp, 6.000 Cty nhà nước, gần 260.000 công ty trách nhiệm hữu hạn, thị trường ứng dụng công nghệ thông tin tại Việt Nam được cho là có tiềm năng lớn. Theo đà phát triển của kinh tế trong nước và khu vực năm 2006 và 2007 ngành công nghiệp phần mềm phát triển nhanh nhưng đến năm 2008, do tác động của lạm phát thì các doanh nghiệp có xu hướng cắt giảm nhu cầu này, do đó số doanh nghiệp phần mềm kinh doanh chủ yếu trên thị trường trong nước gặp rất nhiều khó khăn, trong đó có Công ty TNHH hệ thống thông tin FPT.

Lạm phát

Việt Nam gia nhập WTO vào đầu năm 2007, như vậy các hàng rào bảo hộ phi thuế quan dần dần được dỡ bỏ, thuế suất nhập khẩu nhiều mặt hàng từng bước phải cắt giảm, sẽ góp phần làm giảm chi phí của doanh nghiệp, đồng thời cũng tăng áp lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong nước. Thêm vào đó, nhà nước chủ động duy trì chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt nhằm mục tiêu luôn giữ chỉ số giá tiêu dùng thấp hơn tăng trưởng kinh tế. Những nhân tố đó sẽ góp phần giảm bớt lạm phát. Kết quả là, nếu tỷ lệ lạm phát thấp sẽ góp phần làm giá cả của các yếu tố đầu vào sẽ giảm đi, rất thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của công ty.

Tuy nhiên, với thực trạng lạm phát nước ta ở mức 2 con số trong năm 2007 (12, 63%), năm 2008 lạm phát được khống chế nhưng vẫn ở mức cao là 8,1% và là con số lạm phát cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực, dù cùng chịu những tác động bên ngoài như nhau, điều đó đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của đại bộ phận dân chúng, cũng như làm tăng chi phí đầu vào của hầu hết doanh nghiệp, dẫn đến kết quả doanh thu của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng lớn.

Do lạm phát cao trong năm 2007 và 2008, số lượng công ty gia nhập mới thị trường giảm. Đặc biệt cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 khiến nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ và tuyên bố phá sản. Việc mở rộng thị trường của công ty gặp khó khắn và điều này ảnh hưởng rất lớn tới doanh thu và hoạt động của FPT- IS.

2.2.1.2. Các yếu tố chính trị, luật pháp

Việt Nam đã xây dựng được hành lang pháp lý cho ngành phần mềm tuy nhiên còn chưa hoàn thiện, chưa đáp ứng đầy đủ các đòi hỏi của thị trường phần mềm cả trong nước và thị trường xuất khẩu.

Ngành công nghiệp phần mềm vẫn luôn được Đảng, Nhà nước xem như một ngành công nghiệp có tầm quan trọng đặc biệt, có giá trị gia tăng lớn, tạo ra giá trị xuất khẩu cao và góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chủ trương trên đã được thể hiện thông qua nhiều Nghị quyết, Chỉ thị và Quyết định của Đảng và Chính phủ, cụ thể nhất là việc Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 51/2007/QĐ-TTg ngày 12/04/2007 phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp phần mềm Việt Nam đến năm 2010 và Quyết định số 56/2007/QĐ-TTg ngày 3/5/2007 phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp nội dung số Việt Nam đến năm 2010. Cả 2 quyết định này đều xác định quan điểm Nhà nước đặc biệt khuyến khích, ưu đãi đầu tư và phát triển ngành công nghiệp phần mềm và nội dung số thành ngành kinh tế trọng điểm trong nền kinh tế quốc dân.

Ngoài ra, về chính sách đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp phần mềm tính đến năm 2008, Việt Nam có 209 trường đại học và 160 trường cao đẳng có chuyên ngành CNTT, đào tạo khoảng 15.000 sinh viên đại học và

khoảng 10.000 sinh viên cao đẳng chuyên ngành này mỗi năm5. Số lượng trường đại học và cao đẳng đào tạo công nghệ thông tin tăng lên hàng năm, nhưng điều này không có nghĩa là các trường mới được mở ra cho các chuyên ngành này mà chính các trường đại học, cao đẳng hiện tại mở thêm chuyên ngành đào tạo. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp sau khi tuyển được kỹ sư, cử nhân hoặc học viên tốt nghiệp các trường trung cấp, dạy nghề… nhưng số nhân lực này vẫn phải tổ chức đào tạo lại. Phần lớn doanh nghiệp phần mềm đều gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng cao tại chỗ.

Hầu hết doanh nghiệp phần mềm đều đánh giá chất lượng nguồn nhân lực còn yếu, các sinh viên mới ra trường hoặc thực tập hầu như không thể đáp ứng công việc hiện tại mà doanh nghiệp đều phải đào tạo lại. Sự hạn chế hiện nay nằm ở chỗ là nội dung và chất lượng đào tạo sinh viên chuyên ngành công nghệ thông tin, đặc biệt sinh viên cao đẳng đang có vấn đề do việc phát triển một cách ồ ạt và không có sự rõ ràng giữa đào tạo cao đẳng dạy nghề và không phải dạy nghề. Điều này dẫn đến một thực tế khó khăn trong việc tuyển dụng những ứng viên đạt tiêu chuẩn mà các lãnh đạo nhiều công ty phần mềm đã phản ánh. Chính vì vậy, các công ty phần mềm trong nước và cả nước ngoài thường xuyên than phiền về chất lượng nhân lực lấy thẳng từ các trường đại học.

Việc này hạn chế sự phát triển của các doanh nghiệp phần mềm nói chung và FPT- IS nói riêng.

2.2.1.3. Các nhân tố về khoa học công nghệ

Nhân tố khoa học đóng một vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp phần mềm. Trong đó các vấn đề về sở hữu trí tuệ và vi phạm bản quyền, dịch vụ viễn thông và Internet là cơ sở vật chất quan trọng cho việc phát triển của doanh nghiệp phần mềm.

5Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt nam (2009) –Tổng quan về ngành phần mềm Việt Nam nửa đầu 2009[trực tuyến]. Địa chỉ: http://vinasa.org.vn/TabId/72/ArticleId/735/PreTabId/138/Default.aspx

Vấn đề sở hữu trí tuệ và vi phạm bản quyền

Tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm tại Việt Nam đã giảm dần trong những năm gần đây. Năm 2006 là 88%, năm 2007 là 85%6, năm 2008 vẫn ở mức độ 85%, tuy nhiên, theo Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm, do mức phát triển của thị trường máy tính nên tổng mức thiệt hại tăng lên gấp đôi, từ 96 triệu USD năm 2006 lên 200 triệu USD năm 2007 và lên tới 257 triệu USD trong năm 2008. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức dùng phần mềm bản quyền của các doanh nghiệp. Tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm cao ảnh hưởng tới sự phát triển của doanh nghiệp phần mềm nói riêng và nền kinh tế nói chung. Tạo ra lực cầu yếu về phần mềm của các doanh nghiệp Việt Nam. Vì thế, trong những năm qua các cơ quan chức năng đã vào cuộc với hàng loạt cuộc thanh tra, xử phạt tại các cửa hàng băng đĩa, Công ty kinh doanh sản phẩm công nghệ thông tin, phân phối máy tính... Đối tượng thanh tra tiếp theo sẽ là các doanh nghiệp ứng dụng, dịch vụ viễn thông, ngân hàng và các cơ quan quản lý Nhà nước.

Biên bản ghi nhớ về tăng cường Hợp tác và Điều phối trong bảo hộ tác quyền phần mềm ở Việt Nam được Cục Bản quyền Tác giả Việt Nam, Thanh tra Bộ Văn hóa - Du lịch - Thể thao, Liên minh phần mềm doanh nghiệp (BSA) và Hiệp hội phần mềm Việt Nam (VINASA) cùng nhau ký kết tại Hà Nội ngày 26/8/2008 đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ hợp tác giữa các cơ quan Chính phủ với Hiệp hội nghề nghiệp tại Việt Nam và quốc tế. Đồng thời tạo cơ sở khởi xướng các chương trình hành động hiệu quả hơn trong cuộc chiến chống vi

6Báo điện tử Vietnamnet.vn (29-05-2008) – Vi phạm bản quyền phần mềm tại Việt Nam giảm 3 'điểm' [trực tuyến]. Địa chỉ: http://vietnamnet.vn/cntt/2008/05/785603/

phạm bản quyền phần mềm ở Việt Nam.

Đây là một bước đi quan trọng đánh giá sự nỗ lực của Việt Nam nhằm cải thiện môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp phần mềm, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp phần mềm thu hút được các hợp đồng gia công phần mềm trên thị trường. Đây là một cơ hội cho FPT- IS phát triển các dịch vụ phần mềm của mình cũng như có nhiều hợp đồng ký kết với các đối tác nước ngoài.

Tập đoàn FPT cũng đã tham gia ký kết mua bản quyền phần mềm của Microsoft cũng như ký kết vào hiệp ước trong việc chống vi phạm bản quyền phần mềm.

Dịch vụ viễn thông và Internet

Sự phát triển của internet, đường truyền băng thông như một sản phẩm bổ sung cho sự phát triển của công nghiệp phần mềm.

Các doanh nghiệp phần mềm, đặc biệt là các công ty làm gia công và sản xuất phần mềm xuất khẩu, có những yêu cầu rất cao về dịch vụ Viễn thông và Internet.

Đường truyền Internet phải có băng thông và độ tin cậy cao để nhiều chuyên gia phần mềm từ nhiều quốc gia có thể đồng thời làm việc online trên cùng một sản phẩm. Việc tải các file dữ liệu lớn từ Internet cũng là một trong những yêu cầu thường xuyên.

Tình trạng của tốc độ hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu (ngoại trừ một số công viên phần mềm tập trung). Đặc biệt là việc truyền đi những hình ảnh, số liệu lớn hay tiến hành các cuộc hội nghị từ xa qua tivi, đây là điều không thể thiếu được trong những công việc liên quan đến Outsourcing giữa Nhật Bản với Việt Nam hay các nước liên quan. Thêm nữa là các cơ sở Outsourcing có thể trải rộng ở nhiều địa phương khác nhau nên vấn đề mở rộng mạng lưới hạ tầng viễn thông cũng là điều doanh nghiệp mong mỏi.

Chi phí thuê đường truyền vẫn rất cao trong khi QoS (Quality of Service - hệ số đảm bảo chất lượng) của đường truyền thường không được đảm bảo.

Sự phát triển của internet, đường truyền băng thông như một sản phẩm bổ sung cho sự phát triển của công nghiệp phần mềm.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng để tăng băng thông và giảm giá cước dịch vụ viễn thông và Internet, tuy nhiên chất lượng dịch vụ và tốc độ Internet Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển phần mềm, đặc biệt là đối với các dự án gia công cho nước ngoài. Giá thuê kênh dùng riêng nói chung vẫn cao, đặc biệt quá cao đối với các doanh nghiệp phần mềm nhỏ, vốn chiếm một tỷ lệ rất lớn trong tổng số doanh nghiệp phần mềm Việt Nam. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến doanh nghiệp giảm thương hiệu trên thị trường và khó chiếm được các hợp đồng gia công với nước ngoài.

Những yếu kém và hạn chế này sẽ gây ra khó khăn và cản trở đối với doanh nghiệp phần mềm nói chung và FPT- IS nói riêng, nó phần nào ảnh hưởng tới chất lượng của các dịch vụ phần mềm mà công ty đang cung cấp.

Các nhân tố về văn hoá - xã hội

Tìm hiểu văn hóa, phong tục tập quán là một trong những nhân tố giúp tạo nên sự thành công của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp phần mềm Việt Nam khi hoạt động, triển khai dịch vụ phần mềm trong nước sẽ là một yếu tố khá lợi thế so với các doanh nghiệp nước ngoài.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam muốn triển khai hoạt động sang nước bạn cần tìm hiểu rõ văn hóa phong tục để triển khai tốt các dịch vụ.

FPT- IS hiện nay ngoài thị trường trong nước được phát triển khá tốt, công ty còn triển khai dịch vụ của mình sang các nước khác như: việc xây dựng bản đồ địa hình Quốc gia Lào, hệ thống xử lý dữ liệu trung tâm và quản lý bảo trì thiết bị cho Nhà máy điện Elbistant Site – Thỗ Nhĩ Kỳ và các nước khác trong khu vực như Malaysia, Thailand…

Để có thể thành công được trên thị trường các nước bạn trước khi triển khai dịch vụ công ty đã cử các cán bộ, nhân viên sang tìm hiểu phong tục, văn hóa, thói quen của người sử dụng dịch vụ mà ở đây là các công ty đối tác tại nước sở tại… rồi mới bắt tay triển khai.

Các yếu tố tự nhiên

Các yếu tố tự nhiên như: vị trí địa lý, khí hậu, ... là một trong những nhân tố góp phần thúc đẩy hoạt động của doanh nghiệp.

Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam trong việc giao thương với các nước trên thế giới, giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, một số điều kiện xấu của thời tiết như bão lũ xẩy ra khá thường xuyên gây ra những hậu quả khá nghiêm trọng cả về kinh tế và về người. Thiên tai cũng làm ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung, các doanh nghiệp gặp thiệt sẽ không đầu tư vào việc nâng cấp phần mềm do vậy FPT- IS cũng chịu ảnh hưởng gián tiếp tới các kết quả kinh doanh từ yếu tố tự nhiên này.

2.2.1.4.Xu thế toàn cầu hóa

Trong điều kiện Việt Nam hội nhập quốc tế, sự mở cửa thị trường phần mềm trong nước, các tập đoàn phần mềm nổi tiếng sẽ đầu tư vào Việt Nam, với ưu thế cả về sản phẩm đóng gói hoàn thiện đến trình độ quản lý, thâm niên hoạt động trong ngành, khả năng tài chính,... sẽ là một thách thức rất lớn với các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam nói chung cũng như FPT- IS nói riêng.

Tuy nhiên, đây cũng sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam nếu các doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết: đội ngũ nhân lực chất lượng cao, môi trường doanh nghiệp tốt để giữ chân nhân lực giỏi,... khi có điều kiện tiếp cận, khai thác các điểm mạnh của họ, kết hợp với

sức mạnh của sự hiểu rõ về văn hóa, thói quen, phong tục tập quán tiêu dùng của Việt Nam để cạnh tranh.

- FPT- IS cũng tham gia vào các hiệp hội, liên kết nhóm các doanh nghiệp phần mềm theo từng lĩnh vực phần mềm để đạt quy mô năng lực sản xuất theo nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là thị trường nước ngoài. Việc tham gia các hiệp hội phần mềm giúp các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam có tiếng nói hơn trên thị trường quốc tế.

Theo đó các hiệp hội có nhiệm vụ liên kết các doanh nghiệp thành viên nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của cả khối, tổ chức giới thiệu với thế giới về công nghiệp phần mềm Việt Nam thông qua hội thảo, hội nghị và các mối liên hệ với các hiệp hội tương ứng ở các quốc gia khác. Bảo vệ quyền lợi cho các thành viên trên thị trường trong nước và trên thế giới.

Trong những năm qua, Chính phủ đã giao trách nhiệm cho Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (VINASA) đảm nhiệm việc đưa các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam trở thành một trong những đối tác và nhà cung cấp chính của các doanh nghiệp Nhật Bản.

Việc tham gia các hiệp hội phần mềm là một điều kiện hết sức thuận lợi cho FPT- IS mở rộng thị trường của mình. Thực tế trong những năm gần đây, công ty đang mở rộng triển khai dịch vụ sang một số nước như: Lào, Thổ Nhĩ Kỳ, Thai land, Malaysia...

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH hệ thống thông tin FPT trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)