thể hiện thông qua các giải thưởng mà doanh nghiệp đạt được hoặc doanh nghiệp xây dựng thành công các chứng chỉ chất lượng như ISO, CMM,... và việc thực hiện đúng các cam kết về tiến độ, đưa ra giải pháp hợp lý cho khách hàng, dịch vụ hỗ trợ, đào tạo nhanh chóng, kịp thời, sản phẩm đưa vào sử dụng ít lỗi và khả năng khắc phục lỗi nhanh, sản phẩm có định hướng giải pháp lâu dài, tức sản phẩm có tính mở để khách hàng dễ dàng tích hợp công nghệ mới, nâng cấp, phát triển đồng bộ khi khách hàng có nhu cầu.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp còn gián tiếp thể hiện thông qua sức cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Sức cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ phần mềm được thể hiện thông qua các tiêu chí như chất lượng sản phẩm; giá cả của sản phẩm dịch vụ; hệ thống kênh phân phối của sản phẩm (phản ánh khả năng bao quát thị trường mục tiêu và năng lực duy trì các cam kết với khách hàng cũng như hiệu quả trong tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp đối với sản phẩm); sự nổi tiếng của thương hiệu sản phẩm; độ chuyên nghiệp của sản phẩm đóng gói, bao bì và dịch vụ cài đặt.
1.1.4. Tiêu chí đánh giá và xếp hạng năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp phần mềm nghiệp phần mềm
Hiện tại, có rất nhiều quan điểm trong việc đưa ra các tiêu chí để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Qua nghiên cứu của tác giả và
tham khảo thực tế, trong luận văn này tác giả sử dụng về các tiêu chí dđánh giá và xếp hạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phần mềm của Hiệp hội tin học Thành phố Hồ Chí Minh và một . Bên cạnh đó tác giá cũng đưa thêm mộtsố các tiêu chí khác để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhằm sát hơn với lĩnh lực phần mềm.
1.1.4.1. Nhóm yếu tố vềềkết quả kinh doanh
Trong đó có các yếu tố như tổng doanh thu; doanh thu xuất khẩu; tổng lợi nhuận; nộp ngân sách nhà nước; mức tăng trưởng trung bình.
Nhóm yếu tố kết quả kinh doanh là yếu tố rất quan trọng và là căn cứ để đưa ra các quyết định trong tương lai. Nhóm yếu tố này , nó đánh giá các kết quả kinh doanh và qua đó đánh giá doanh nghiệp mạnh, yếu như thế nào. Thông thường nhóm chỉ tiêu quan trọng đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ, là căn cứ để đưa ra các quyết định trong tương lai.Nhóm yếu tố này bao gồm các yếu tố như hiệu quả hoạt động kinh doanh, tổng doanh thu; doanh thu xuất khẩu; tổng lợi nhuận; nộp ngân sách nhà nước; mức tăng trưởng trung bình.(Nêu cụ thể các yếu tố này là như thế nào?????????)
-
Hiệu quả kinh doanh là yếu tố rất quan trọng để xem xét kết quả kinh doanh và qua đó đánh giá doanh nghiệp mạnh, yếu như thế nào. Các chỉ tiêu cụ thể thường được đưa ra phân tích trong tiêu chí này thường là: hệ số khả năng thanh toán, chỉ tiêu đánh giá cơ cấu vốn, chỉ tiêu về năng suất hoạt động hay hiệu suất sử dụng vốn, chỉ tiêu đánh giá hiệu quả. - đĐây là nhóm chỉ tiêu quan trọng đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ, là căn cứ để đưa ra các quyết định trong tương lai.
- Tổng doanh thu: là tổng số tiền thu được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh phát sinh trong năm của doanh nghiệp. Tổng doanh thu bao gồm: doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và thu
nhập khác: Là các khoản thu nhập từ các hoạt động xảy ra không thường xuyên, như: thu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ; thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng; thu tiền bảo hiểm được bồi thường; thu các khoản nợ phải thu đã xoá sổ tính vào chi phí kỳ trước; khoản nợ phải trả nay mất chủ được ghi tăng thu nhập; thu các khoản thuế được giảm, được hoàn lại; và các khoản thu khác.
-
Doanh thu xuất khẩu: là phần doanh thu được tính cho doanh nghiệp từ các hoạt động xuất khẩu như hoạt động bán hàng hoá của thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài theo các hợp đồng mua bán hàng hoá, bao gồm cả hoạt động tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu hàng hoá.
-Tổng lợi nhuận: lợi nhuận kinh tế định nghĩa như sau: Lợi nhuận kinh tế = tổng doanh thu - toàn bộ chi phí kinh tế
Lợi nhuận là thước đo, là chỉ tiêu để đánh giá sự làm ăn có hiệu quả hay không của doanh nghiệp. Lợi nhuận là nguồn tích luỹ quan trọng để doanh nghiệp bổ xung vốn vào mở rộng sản xuất kinh doanh
-
Nộp ngân sách nhà nướcbao gồm:
Các khoản thuế: Là các loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp và đã nộp vào ngân sách Nhà nước trong năm. Gồm Thuế GTGT hàng bán nội địa, Thuế GTGT hàng nhập khẩu, Thuế Tiêu thụ đặc biệt, Thuế Xuất khẩu, Thuế hàng hoá nhập khẩu, Thuế Thu nhập doanh nghiệp…
Các khoản phải nộp khác: Là các khoản phí, lệ phí và các khoản nộp khác ngoài thuế mà doanh nghiệp phải nộp trong năm theo qui định của Nhà nước.
- Mức tăng trưởng trung bình: là chỉ tiêu phản ánh tốc độ phát triển của doanh nghiệp. Tốc độ tăng trưởng trung bình cao chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động tốt.…
1.1.4.2. Nhóm về các tiêu chuẩn qui trình chất lượng mà doanh
nghiệp đang áp dụng gồm các chứng chỉ: ISO 9001: 2000; ISO 27000;
CMMI LEVEL 1; CMMI LEVEL 2; CMMI LEVEL 3; CMMI LEVEL 4; CMMI LEVEL 5; BS7799.
Hệ thống quản lý chất lượng đang là sự quan tâm hàng đầu của nhiều doanh nghiệp phần mềm cũng như khách hàng cần gia công phần mềm bởi đây là một tiêu chí quan trọng để đánh giá tên tuổi, uy tín cũng như kinh nghiệm của một doanh nghiệp phần mềm.
Bên cạnh đó, sản phẩm của doanh nghiệp phần mềm đặc biệt là doanh nghiệp phần mềm trong nước chịu áp lực lớn về kiến thức chuyên ngành. Các doanh nghiệp dù có rất nhiều kỹ sư phần mềm, có qui trình chất lượng tốt nhưng lại thiếu chuyên gia am tường từng lĩnh vực khác nhau như ngân hàng, bảo hiểm, quản lý bệnh viện... Vì vậy, việc thiết kế phần mềm khó có thể cạnh tranh được với những giải pháp của nước ngoài.
1.1.4.3. Doanh nghiệp phần mềm Việt Nam thiếu vắng những giải
pháp có tầm vóc, được đầu tư dài hơi và chuyên sâu cho các ngành nghề khác nhau đang là một thách thức lớn nhưng doanh nghiệp sẽ phải chọn hướng đi này.
Nhóm yếu tố về nhân lực của doanh nghiệp:
Nhóm yếu tố về nhân lực của doanh nghiệp bao gồm: tổng số nhân lực; mức tăng trưởng nhân lực; số lượng kỹ sư - cử nhân CNTT; số lượng kỹ thuật- trung cấp CNTT.
lượng kỹ thuật/ trung cấp CNTT; số lượng kỹ thuật/ trung cấp CNTT; mức tăng trưởng nhân lực
Con người là yếu tố quan trọng đối với tất cả các tổ chức, và đặc biệt quan trọng đối với các tổ chức sản xuất kinh doanh lĩnh vực phần mềm.
Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, sản phẩm dịch vụ có giá trị gia tăng rất lớn; đòi hỏi hàm lượng chất xám cao. Nhân lực phần mềm không chỉ đơn thuần là đội ngũ kỹ thuật, mà quan trọng hơn là đội ngũ chuyên gia tư vấn giải pháp, tư vấn chuyên môn, các nhà quản lý chất lượng, quản lý dự án.
- Tổng số nhân lực và mức tăng trưởng nhân lực: là những yếu tố phản ánh qui mô cũng như tiềm lực của doanh nghiệp phần mềm. Theo Hội Tin học Việt Nam, Viện Công nghệ thông tin - CNTT (Viện KHCN Việt Nam) cho biết, cả nước hiện nay có hơn 1.000 doanh nghiệp phần mềm, trong đó có một số đơn vị đạt quy mô từ 500-1.000 người. Tuy nhiên, có tới 90% công ty làm phần mềm là ở quy mô nhỏ (từ 1-25 nhân viên).
- Số lượng kỹ sư - cử nhân CNTT; số lượng kỹ thuật- trung cấp CNTT: là số lượng lao động trong doanh nghiệp phần mềm đặt bằng cấp kỹ sư, cử nhân CNTT hay trung cấp. Chỉ tiêu này phản ảnh trình độ lao động của doanh nghiệp phần mềm và chất lượng của doanh nghiệp đó.
Đánh giá tổng hợp năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phần mềm.
Con người là yếu tố quan trọng đối với tất cả các tổ chức, và đặc biệt quan trọng đối với các tổ chức sản xuất kinh doanh lĩnh vực phần mềm.
Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, sản phẩm dịch vụ có giá trị gia tăng rất lớn; đòi hỏi hàm lượng chất xám cao. Nhân lực phần mềm không chỉ đơn thuần là đội ngũ kỹ thuật, mà quan trọng hơn là đội ngũ chuyên gia tư vấn giải pháp.
của doanh nghiệp phần mềm của Hiệp hội tin học thành phố Hồ Chí Minh. Để phân tích đánh giá về năng lực cạnh tranh của FPT- IS.
Bảng 1.1: Hệ số đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phần mềm4
Nhóm yếu tố Các yếu tố Hệ số quan trọng
Kết quả kinh doanh
Tổng doanh thu 1,00
Doanh thu xuất khẩu 1,00
Tổng lợi nhuận 0,70
Nộp ngân sách nhà nước 0,.50 Mức tăng trưởng trung bình 0,60
Nhân lực
Tổng số 0,60
Số lượng kỹ sư/ cử nhân CNTT 0,80 Số lượng kỹ thuật/ trung cấp
CNTT 0,80
Mức tăng trưởng nhân lực 0,50
Các tiêu chuẩn qui trình chất lượng đang áp dụng ISO 9001: 2000 0,30 ISO 27000 0,15 CMMI LEVEL 1 0,30 CMMI LEVEL 2 0,40 CMMI LEVEL 3 0,50 CMMI LEVEL 4 0,60 CMMI LEVEL 5 0,70 BS7799 0,20
Dựa trên các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có thể sử dụng phương pháp ma trận nhằm đánh giá năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp. Căn cứ vào mức độ quan trọng của từng chỉ có thể đưa ra 4Lê Trung Việt (2008),Một thử nghiệm xếp hạng doanh nghiệp Công nghệ Thông tin Việt Nam, Hiệp hội tin học TP Hồ Chí Minh, trang 11.
các trọng số gắn với các chỉ tiêu nhằm đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phần mềm. Tiến hành đánh giá thông qua bảng hỏi, phiếu điều tra từng doanh nghiệp sau đó tổng hợp các phiếu để tính toán đưa ra kết luận cuối cùng.
Trong bảng có các trọng số đánh giá theo mức độ quan trọng của các yếu tố. Việc cho điểm các yếu tố dựa trên phương pháp chuyên gia. Trong nhóm yếu tố về kinh doanh thì Tổng doanh thu và doanh thu xuất khẩu chiếm trọng số cao nhất. Đây là hai yếu tố phản ánh khả năng kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với nhóm yếu tố về nhân lực thì chất lượng của nguồn nhân lực trong ngành công nghiệp phần mềm được đánh giá khá cao, thể hiện ở trọng số lượng kỹ sư CNTT/ cử nhân được hệ số quan trọng là 0,8. Ngoài ra chỉ tiêu về mức độ tăng trưởng của nguồn nhân lực sẽ phản ánh qui mô của công ty và năng lực của công ty.
Trong nhóm yếu tố về các tiêu chuẩn qui trình chất lượng đang áp dụng thì chứng chỉ CMMI LEVEL 0,7 có hệ số quan trọng cao nhất.
1.1.4.3.Các tiêu chí khác a. Thị trường của doanh nghiệp
Tiêu chí về thị trường của doanh nghiệp chiếm vai trò hết sức quan trọng trong nhóm yếu tố này. Thị trường của doanh nghiệp sẽ được xem xét trên ba góc độ là yếu tố địa lý, yếu tố về khách hàng và yếu tố về sản phẩm.
Thị trường càng lớn chứng tỏ sản phẩm của doanh nghiệp được khách hàng, người tiêu dùng ưa chuộng, năng lực cạnh tranh của sản phẩm cao. Để phát triển thị trường, ngoài chất lượng, giá cả, doanh nghiệp còn phải tiến hành công tác xúc tiến thương mại, tổ chức các dịch vụ đi kèm, cung cấp sản phẩm kịp thời, nâng cao thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp nữa. Như vậy, chúng ta thấy rằng thị trường cũng là một tiêu chí quan trọng đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
quan tâm đến thị trường hiện tại, mà còn quan tâm cả thị trường trong tương lai gần, được xét trên các yếu tố dự báo khả năng duy trì và phát triển lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Thông thường, người ta so sánh doanh số hay số lượng sản phẩm, dịch vụ được bán trong một thời gian nào đó để thấy khả năng chiếm lĩnh thị trường.
b. Năng lực quản lý của doanh nghiệp
Con người là yếu tố quan trọng đối với tất cả các tổ chức, và đặc biệt quan trọng đối với các tổ chức sản xuất kinh doanh lĩnh vực phần mềm.
Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, sản phâm dịch vụ có giá trị gia tăng rất lớn; đòi hỏi hàm lượng chất xám cao.Nhân lực phần mềm không chỉ đơn thuần là đội ngũ kỹ thuật, mà quan trọng hơn là đội ngũ chuyên gia tư vấn giải pháp, tư vấn chuyên môn, các nhà quản lý chất lượng, quản lý dự án.
Đội ngũ các nhà lãnh đạo chiếm một vai trò hết sức quan trọng đối với bất cứ doanh nghiệp nào.
Một chiến lược hiệu quả kèm theo việc thực hiện xuất sắc là sự đảm bảo tốt nhất cho thành công của doanh nghiệp.
Người lãnh đạo là người vạch ra phương hướng, chiến lược, chính sách; điều khiển và kiểm soát mọi hoạt động của doanh nghiệp. Năng lực quản trị chiến lược phản ánh khả năng phân tích thị trường, dự báo các xu hướng phát triển công nghệ trên thế giới của những nhà lãnh đạo để đưa ra các giải pháp công nghệ phù hợp với xu hướng chung, đưa ra định hướng phát triển sản phẩm có tính lâu dài, có khả năng ứng dụng rộng rãi. Bên cạnh đó, chỉ tiêu này còn thể hiện khả năng hoạch định chiến lược kênh phân phối, khả năng mở rộng thị trường, năng lực quản trị rủi ro... của ban lãnh đạo doanh nghiệp.