Một số biện pháp khác

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH hệ thống thông tin FPT trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 97)

a. Xây dựng và phát triển thương hiệu

Uy tín và thương hiệu là nguồn lực vô hình và có giá trị rất lớn đối với doanh nghiệp. Nó tạo ra thế mạnh và giúp doanh nghiệp có thể đứng vững trên thị trường. Để nâng cao uy tín và thương hiệu của mình FPT- IS cần thực hiện tốt một số biện pháp sau:

- Cung cấp cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng tốt nhất.Luôn tận tình, hết mình trong việc phục vụ khách hàng.

- Thường xuyên tiến hành các hoạt động quảng cáo, khuyến mại, tham gia hội chợ, triển lãm…nhằm khuếch trương thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp.

- Nâng cao và hoàn thiện năng lực điều hành hoạt động của lãnh đạo công ty.

- Đầu tư về nhân lực: Tài sản thương hiệu cần có người quản lý, khai thác quảng bá theo định hướng và mục tiêu của doanh nghiệp nhằm làm không ngừng ra tăng khối lượng tài sản thương hiệu. Để làm được điều này doanh nghiệp nhất thiết phải có bộ phận chuyên môn quản lý và khai thác thương hiệu.Trong đó, Giám đốc quản lý thương hiệu chịu trách nhiệm toàn bộ việc gìn giữ và phát triển khối tài sản vô hình nhằm khai thác tối đa ảnh hưởng của thương hiệu cho doanh nghiệp.

- Tham khảo là học tập kinh nghiệm gìn giữ và phát triển thương hiệu của nước ngoài và vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh thực tế của Việt Nam để có thể gìn giữ và phát triển tốt thương hiệu của doanh nghiệp mình.

b. Tăng cường hoạt động Marketing hỗn hợp

Bản chất của các hoạt động marketing là nhằm truyền thông tin về sản phẩm và doanh nghiệp tới khách hàng. Từ đó thuyết phục họ thực hiện hanh vi mua sắm đối với sản phẩm của doanh nghiệp.

Một số công cụ xúc tiến đã được FPT - IS sử dụng và sẽ tiếp tục phát huy trong thời gian tới là: quảng cáo, khuyến mại, quan hệ công chúng…

Thứ nhất, quảng cáo.

Đây là một kiểu truyền thông có tính đại chúng và tính xã hội cao. Quảng cáo có khả năng thuyết phục, tạo cho người nhận tin cơ hội để so sánh thông tin giữa các nhà cung cấp. Khi xây dựng chương trình quảng cáo, những nhà quản lý Marketing phải thông qua năm quyết định cơ bản sau:

- Mục tiêu quảng cáo: Đây là bước thứ nhất trong việc xây dựng chương trình quảng cáo. Thông thường mục tiêu quảng cáo của doanh nghiệp thường tập trung vào các vấn đề như: giới thiệu sản phẩm mới, phát triển thị trường mới, nâng cao uy tín của doanh nghiệp…Khi sản phẩm ở những chu kỳ khác nhau thì mục đích quảng cáo cũng là khác nhau.

Đơn cử như: quảng cáo thông tin được áp dụng khi sản phẩm mới tung ra trên thị trường, quảng cáo thuyết phục được đưa ra khi sản phẩm ở giai đoạn chịu sự cạnh tranh gay gắt…

- Ngân sách dành cho quảng cáo: Quảng cáo là con đường ngắn và trực tiếp giúp doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng. Nó giúp nâng cao nhu cầu của khách hàng đối với những sản phẩm của doanh nghiệp.

- Quyết định nội dung cần thể hiện quảng cáo: Nội dung quảng cáo cần nói được tới những điều độc đáo, khác biệt trong sản phẩm của doanh nghiệp đối với những sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Nhìn chung, nội dung quảng cáo được đánh giá trên cơ sở tính hấp dẫn, tính khác biệt và tính tin cậy.

- Quyết định phương tiện dành cho quảng cáo: Phương tiện quảng cáo ngày nay rất đa dạng và phong phú. Các doanh nghiệp có thể quảng cáo trực

tiếp, quảng cáo tại nơi bán hàng, quảng cáo qua Internet hoặc quảng cáo qua các phương tiện thông tin đại chúng. Mỗi phương tiện quảng cáo luôn có những ưu, nhược điểm riêng.

Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể tiến hành quảng cáo thông qua thư, qua ComputerMarketing hoặc qua truyền miệng…

Đối với các sản phẩm phần mềm, FPT- IS nên tiến hành quảng cáo theo từng khu vực thị trường và có sự nhận xét, tổng kết hiệu quả đạt được sau mỗi đợt quảng cáo. Theo đó, rút ra những bài học cho những lần quảng cáo kế tiếp.

Thứ hai, khuyến mại.

Khuyến mại là hình thức xúc tiến bổ sung cho quảng cáo. FPT - IS sử dụng nó nhằm kích thích khách hàng tiến tới hành vi mua sắm.

Đây cũng là một trong những công cụ xúc tiến đem lại nhiều hiệu quả cho doanh nghiệp, đã được nhắc tới khá rõ ở phần trên.

Thứ ba, quan hệ công chúng.

Công chúng là lực lượng có thể thúc đẩy hoặc cản trở hoạt động kinh doanh của công ty. Do đó, các doanh nghiệp nói chung và FPT - IS nói riêng cần tìm cách để thu hút sự ủng hộ của lực lượng này.

Để phát triển quan hệ công chúng doanh nghiệp cần tiến hành một số hoạt động như:

- Tổ chức hội nghị khách hàng.

- Tiến hành họp báo giới thiệu về các sản phẩm của doanh nghiệp.

- Phát triển quan hệ cộng đồng một cách vững chắc ở địa bàn mà doanh nghiệp kinh doanh.

- Tiến hành tài trợ cho các hoạt động xã hội, các hoạt động thể thao. - Tài trợ học bổng cho sinh viên nghèo vượt khó.

cam, xây dựng nhà tình nghĩa, phụng dưỡng các bà mẹ Việt Nam anh hùng… - Bộ phận phụ trách phát triển quan hệ với công chúng cần theo dõi một cách kỹ lưỡng những thông tin về công chúng. Tạo cho họ sự tin tưởng đối với công ty. Khi có những tin đồn không tốt, bộ phận này sẽ lập tức dàn xếp, xóa bỏ những tin đồn gây bất lợi cho doanh nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Doanh nghiệp sử dụng quan hệ công chúng nhằm tuyên truyền tin tức tới các đối tượng khách hàng khác nhau ở trong nước cũng như ngoài nước.

Thứ tư, các hoạt động khuếch trương khác.

Đây là một trong những công cụ xúc tiến quan trọng của doanh nghiệp. Nếu thực hiện tốt hoạt động này sẽ góp phần giúp cho doanh nghiệp có điều kiện đạt được các mục tiêu kinh doanh nói chung và mục tiêu xúc tiến nói riêng.

c. Phát triển văn hóa của công ty

Từ lâu, hình ảnh của người Tập đoàn FPT nói chung, đã gắn với một môi trường đoàn kết, năng động, hài hước, nơi mỗi thành viên đề có thể phát huy tính sáng tạo, kỹ năng tổ chức trong mọi hoạt động. FPT- IS tự hào là một trong nhưng công ty thành viên của Tập đoàn FPT phát huy tốt văn hóa của Tập đoàn.

Nói đến Văn hoá Công ty, người ta hay nghĩ đến các hoạt động ngoại khoá. Ở FPT-IS, văn hoá được hiểu theo nghĩa rộng, nghĩa là trong mọi hoạt động của đời sống công ty, trong cũng như ngoài công việc. Có thể tạm chia thành hai loại: văn hóa “làm” và văn hóa “chơi”.

Văn hóa “làm” được thể hiện trong các hoạt động chính thức của công ty. Đó chính là nhưng chuẩn mực trong công việc, là các giá trị cốt lõi như “làm việc hết mình”, “tận tụy với khách hàng”, “tôn trọng tự do dân chủ”, “khuyến khích sáng tạo”… Những nguyên tắc, chuẩn mực này quy định và điều hoà mọi hoạt động trong công ty.

Văn hóa “chơi” được thể hiện trong các hoạt động ngoại khoá (phong trào), không liên quan trực tiếp đến kinh doanh nhưng có ý nghĩa vô cùng

quan trọng trong việc gắn kết mọi người, giải tỏa sức ép, rèn luyện thân thể và tinh thần. FPT-IS nhận thức rằng, để duy trì một tốc độ tăng trưởng cao, sự sắp xếp tổ chức tốt đến đâu cũng chưa đủ. Để mọi người gắn kết với nhau, một môi trường văn hoá “ngoài kinh doanh” phong phú, rộng mở là không thể thiếu. Đó cũng là điểm khác biệt của FPT.

Rõ ràng các hoạt động phong trào tuy không tạo ra tiền bạc nhưng đem lại cho công ty những giá trị vô hình rất lớn. Giá trị vô hình đó đã được nghiên cứu trên thế giới dưới các tên “vốn cộng đồng” (social capital). Như vậy, nó cũng là một loại vốn của tổ chức, ngang hàng với các loại vốn quen thuộc khác như vốn con người (lực lượng nhân sự, tri thức của họ), vốn tài chính (tiền bạc). Đầu tư vào các hoạt động phong trào chính là làm tăng lượng vốn cộng đồng của công ty.

Để phát triển văn hóa của công ty cần triển khai một số hoạt động sau: - Hướng dẫn, tổ chức cho nhân viên tham gia đầy đủ các hoạt động phong trào của công ty.

- Có các hình thức khen thưởng đối với các nhân, tập thể tham gia tốt hoạt độngphong trào.

- Tổ chức các lớp đào tạo giới thiệu về công ty và văn hóa của công ty cho các nhân viên mới.

- Các cán bộ tổng hội của công ty phải là những người luôn sáng tạo, năng động để tạo ra các cuộc thi, sân chơi bổ ích và lành mạnh cho nhân viên.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH hệ thống thông tin FPT trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 97)