Một số kiến nghị với nhà nước, ngành và hiệp hội

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH hệ thống thông tin FPT trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 101)

a. Đảm bảo về sở hữu trí tuệ, an toàn thông tin

Chính phủ Việt Nam đã có một số quyết định thể hiện sự nhìn xa và quyết tâm trong việc tôn trọng và bảo về bản quyền phần mềm. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực hết sức nhạy cảm đòi hỏi cần tiếp tục thực hiện một cách chủ động, coi việc mua bản quyền như một đầu tư lâu dài cho công nghiệp phần mềm.

Ngoài việc xây dựng hành lang pháp lý cho việc trao đổi thương mại tạo điều kiện cho việc xuất khẩu phần mềm, Việt Nam còn phải rất chú trọng đến việc thực thi luật bản quyền cho các sản phẩm phần mềm. Việc thực thi nghiêm chỉnh các luật về bản quyền một mặt sẽ thúc đẩy nền công nghiệp phần mềm trong nước phát triển, mặt khác sẽ tạo một môi trường kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào công nghiệp phần mềm Việt Nam. Các công ty nước ngoài sẽ không còn e ngại khi thuê các công ty Việt Nam làm gia công phần mềm.

Việt Nam lâu nay vẫn được coi là một "điểm đen" về sử dụng phần mềm lậu, về những lỗ hổng trong an toàn thông tin và chưa có được hướng khắc phục. Vì thế, với những đơn đặt hàng lớn, đòi hỏi tính bảo mật cao, sự thiếu an toàn chính là nguyên nhân đầu tiên khiến các đối tác nước ngoài loại Việt Nam và các công ty phần mềm Việt Nam ra khỏi danh sách đặt hàng. Chính vì vậy, Nhà nước phải nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện các trung tâm dữ liệu đảm bảo độ bảo mật cao, huy động đội ngũ chuyên gia giỏi tích cực tham gia phòng, chống, hạn chế lỗ hổng bảo mật.

b. Nâng cao và phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông

Cơ sở hạ tầng viễn thông tốt vừa tạo thuận lợi cho cả doanh nghiệp phần mềm khi cạnh tranh trên thị trường gia công, vừa tạo môi trường tốt cho mọi cá nhân, tổ chức tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và thúc đẩy thị trường phần mềm phát triển, vì vậy Nhà nước cần:

- Tập trung đầu tư, áp dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến, phát triển hạ tầng viễn thông, Internet băng rộng đáp ứng nhu cầu phát triển của công nghiệp phần mềm về chất lượng đường truyền và giá cước.

- Ưu đãi về đường truyền Internet cho các khu công nghiệp phần mềm tập trung, các doanh nghiệp có doanh số gia công phần mềm và dịch vụ cho nước ngoài lớn, cho phép một số khu công nghiệp phần mềm trọng điểm được thiết lập cổng kết nối trực tiếp với hệ thống Internet quốc tế.

- Tiếp tục đầu tư nâng cao băng thông và chất lượng dịch vụ cho hạ tầng Viễn thông internet, đặc bịêt cần có các ưu tiên về cơ sở hạ tầng thông tin cho các doanh nghiệp phần mềm.

c. Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc nghiên cứu và phát triển thị trường

Mỗi Do hiện tại qui mô của doanh nghiệp nghiệp Việt Nam vẫn còn nhỏ bên cạnh đó mỗi doanh nghiệp chỉ có đủ khả năng tự tìm kiếm, nghiên cứu một hoặc một số thị trường nhỏ, không thể bao quát được cả thị trường phần mềm rộng lớn trên thế giới. Vì vậy, các doanh nghiệp rất cần sự hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước và các tổ chức, hiệp hội nhằm cung cấp những thông tin chính xác, những đánh giá, nhận định, dự báo của những thị trường tiềm năng để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận.

Đáp ứng được nhu cầu về thông tin chính xác sẽ là một yếu tố phát triển bền vững cho ngành Công nghiệp phần mềm. Việc này đòi hỏi sự đầu tư về nhiều mặt của chính phủ và sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành nghề và hiệp hội.

Sự hỗ trợ của Nhà nước thể hiện ở một số khía cạnh sau:

- Tiếp tục tổ chức các hội thảo, hội nghị tuyên truyền trong và ngoài nước về các chính sách khuyến khích, các kế hoạch và các thành tựu của công nghiệp phần mềm Việt Nam để xây dựng một hình ảnh về công nghiệp phần mềm Việt Nam trên thị trường quốc tế. Thông báo rộng rãi tới cộng đồng doanh nghiệp khi có hội thảo, hội nghị hợp tác, giao lưu giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

- Tiếp tục nâng cao hoạt động của quỹ nghiên cứu và hỗ trợ quảng bá, tiếp thị phát triển thị trường cho các doanh nghiệp.

- Phát huy tối đa khả năng của Uỷ ban hợp tác liên chính phủ về công nghệ thông tin và sản xuất phần mềm với các thị trường chiến lược như Bắc Mỹ,

EU và Nhật Bản để nhận được những hợp đồng phân phối lại cho doanh nghiệp. - Cải thiện năng lực và dịch vụ đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường châu Âu; chuyển giao kiến thức và thông tin kinh doanh; xác định và chuẩn hóa các doanh nghiệp phần mềm có khả năng và giới thiệu họ ra thị trường gia công phần mềm quốc tế.

- Đa dạng hóa, chuyên môn hóa các kênh thông tin xúc tiến cho doanh nghiệp phần mềm và ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam

Chính phủ cần thông tin rộng rãi, công khai về các chương trình, dự án đầu tư phần mềm, các điều kiện, tiêu chuẩn tham gia các dự án đó tạo điều kiện doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận, có định hướng phát triển cho mảng khách hàng lớn này.

Kênh thông tin xúc tiến cho các doanh nghiệp tham gia thị trường phần mềm đó là các cơ quan xúc tiến ngoại thương, các bộ, các Hiệp hội công nghệ thông tin các nước và các tổ chức phi chính phủ. Khai thác kênh này cần sự giúp đỡ rất nhiều từ các cơ quan chính phủ Việt Nam.

- Tăng cường năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc hỗ trợ tìm kiếm, nghiên cứu và phát triển thị trường phần mềm

- Tiến hành điều tra, khảo sát, đánh giá, xây dựng và cập nhật thường xuyên danh mục các sản phẩm, giải pháp công nghệ thông tin được sản xuất trong nước để khuyến khích mua sắm, sử dụng, đặc biệt trong các dự án ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước hoặc vốn có nguồn gốc ngân sách nhà nước;

- Xây dựng cổng thông tin công nghiệp phần mềm với nhiều thứ tiếng để cung cấp thông tin về các doanh nghiệp phần mềm, sản phẩm phần mềm Việt Nam cho khách hàng, các đối tác trong và ngoài nước, đồng thời cung cấp các thông tin về thị trường cho các doanh nghiệp phần mềm;

ngoài cho công nghiệp phần mềm; hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, tiếp thị và quảng bá cho sản phẩm và dịch vụ gia công phần mềm ra nước ngoài; xây dựng thương hiệu, hình ảnh cho ngành công nghệ thông tin Việt Nam nói chung, công nghiệp phần mềm nói riêng.

- Khuyến khích các hình thức liên doanh, liên kết các doanh nghiệp phần mềm vừa và nhỏ, hỗ trợ phát triển một số doanh nghiệp phần mềm lớn để xây dựng các thương hiệu uy tín, đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế;

- Cho phép các doanh nghiệp Việt Nam có dự án đầu tư nghiên cứu phát triển phần mềm nguồn mở, phần mềm ứng dụng phục vụ cho hoạt động của các cơ quan nhà nước được hưởng các chính sách ưu đãi về tín dụng đầu tư của Nhà nước. Các doanh nghiệp Việt Nam có hợp đồng gia công phần mềm và dịch vụ phần mềm cho nước ngoài được hưởng các chính sách ưu đãi về tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.

d. Nâng cao chất lượng công tác đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp phần mềm

Hệ thống các cơ sở đào tạo nhân lực công nghệ thông tin cần phải được coi là một bộ phận quan trọng của ngành phần mềm, phát triển đào tạo nhân lực là sự kết hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp và Nhà nước nhằm tạo ra đội ngũ nhân viên chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp phần mềm.

Đào tạo nhân lực không đơn thuần là việc đào tạo đủ số lượng nhân viên kỹ thuật, lập trình mà bên cạnh đó phải đào tạo đội ngũ quản lý, đào tạo nâng cao năng lực quản lý, tố chất lãnh đạo của đội ngũ quản lý.

- Chính sách đào tạo phải phù hợp đảm bảo chất lượng đào tạo, gắn liền với thực tế, để làm được như vậy, Bộ Giáo dục Đào tạo cho phép các trường đào tạo công nghệ thông tin liên tục cập nhật, đổi mới chương trình, tăng số

môn cũng như thời lượng học chuyên môn, loại bỏ các môn học lạc hậu; liên kết thuê giáo viên từ các viện nghiên cứu, từ các công ty phần mềm và cả các chuyên gia nước ngoài vào để giảng dạy; trang bị thêm cơ sở vật chất phục vụ cho thực hành (máy tính, mạng lưới, đường truyền internet) v.v. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đối với loại hình đào tạo phi chính quy về Công nghệ thông tin do các doanh nghiệp hoặc các trung tâm đào tạo nghề liên kết với các công ty nước ngoài để đào tạo, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích và hỗ trợ.

- Tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp cử nhân viên đi lao động, học tập tại các công ty phần mềm nước ngoài. Chính phủ tích cực đặt mối quan hệ tốt đẹp với Chính phủ các nước có ngành công nghiệp phần mềm phát triển để tạo điều kiện đơn giản nhất cho doanh nghiệp phần mềm Việt Nam đưa nhân viên đi làm.

- Bộ Bưu chính Viễn thông kết hợp chặt chẽ với Bộ Giáo dục Đào tạo và các bộ ngành liên quan để tận dụng tối đa sự hỗ trợ của Nhật, để các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam tiếp tục thâm nhập, hợp tác với thị trường phần mềm lớn thứ 2 thế giới này.

e. Tăng cường đầu tư xây dựng, nâng cấp các khu công nghiệp phần mềm tập trung

- Xúc tiến, quảng bá thương hiệu của các khu công nghiệp phần mềm tập trung trên thị trường quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong khu tiếp cận, khai thác khách hàng.

- Thành lập các trung tâm hỗ trợ thủ tục pháp lý, trung tâm hỗ trợ chuyển giao công nghệ, phát triển kinh doanh và liên kết các doanh nghiệp trong khu.

- Quy hoạch tổng thể các khu công nghiệp phần mềm tập trung, tránh đầu tư tràn lan kém hiệu quả, thực hiện hợp tác và liên kết các khu.

f. Phát huy vai trò của Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam và các hội tin học

- Triển khai chiến lược tiếp cận thị trường châu Âu và mở rộng quan hệ với các quốc gia có ngành công nghiệp phần mềm phát triển;

- Các hoạt động xúc tiến của hội cần những hình thức phong phú, sinh động và thực chất đối với các doanh nghiệp trong hiệp hội nhằm thu hút sự tham gia của không chỉ các thành viên hiện tại mà còn thu nạp thêm những hội viên mới trong và ngoài nước.

- Hội cần thu hút thêm sự chú ý của các tổ chức hiệp hội khác như: hội tin học ngân hàng, hội tin học xây dựng,... để các doanh nghiệp thành viên có thể tiếp cận, khai thác, phát triển sản phẩm từ các nhu cầu của các hiệp hội này.

KẾT LUẬN

Năng lực cạnh tranh đóng vai trò hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp, quyết định tới sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Đặc biệt trong khi Việt Nam hội nhập quốc tế, việc chủ động dành cơ hội và nâng cao năng lực cạnh tranh sẽ giúp các doanh nghiệp dành thắng lợi trên sân nhà và vươn ra hội nhập với thị trường các nước thế giới.

Trong quá trình nghiên cứu với đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH hệ thống thông tin FPT trong điều kiện hội nhập quốc tế”tác giả đã giải quyết được các vấn đề sau:

- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh doanh nghiệp. Đồng thời xác định các nhân tố tác động và các chỉ tiêu nhằm đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đánh giá những cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế, cũng như sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Ngoài ra, đề tài cũng xem xét tới kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phần mềm ở một số nước như Trung Quốc, Ấn Độ và rút ra bài học kinh nghiệm cho FPT- IS.

- Giới thiệu chung về hoạt động kinh doanh của FPT- IS. Đánh giá những nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của FPT- IS, trên ba khía cạnh: những nhân tố thuộc môi trường vĩ mô, môi trường ngành, và môi trường doanh nghiệp tác động đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Mặt khác, đề tài cũng cũng đánh giá những ưu điểm và hạn chế về năng lực cạnh tranh của FPT- IS thông qua các chỉ tiêu đánh giá.

- Tổng hợp các phân tích, đề tài đã đề xuất một số giải pháp - kiến nghị nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của FPT- IS. Trong đó đặc biệt chú trọng tới việc: nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng cường hoạt động nghiên cứu và phát triển.

Do thời gian nghiên cứu còn hạn chế và sự hiểu biết của bản thân về vấn đề chưa sâu rộng, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu từ các Thầy cô giáo và các bạn học viên quan tâm đến đề tài.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đỗ Đức Bình và Nguyễn Thường Lạng (2004),Giáo trình Kinh tế Quốc tế, Đại học kinh tế quốc dân, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội 2. Bộ Tài chính (2004), Thông tư số 123/2004/TT-BTC hướng dẫn thực hiện

ưu đãi về thuế đối với doanh nghiệp phần mềm, Hà Nội

3. Bộ Thông tin và Truyền thông (2008), Quyết định 30/2008/QĐ-BTTTT Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam, Hà Nội

4. Chính phủ (2000), Nghị Quyết 7/2000/NQ-CP Xây dựng và phát triển công nghiệp phần mềm giai đoạn 2000-2005,Hà Nội

5. Nguyễn Đức Chung (2008), Hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển nhân lực CNTT Tp. Hồ Chí Minh, Hội Tin học Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh

6. Trương Mỹ Dung (2008),Toàn cảnh về đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin Việt Nam, Hội Tin học Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh

7. Nguyễn Thành Độ và Nguyễn Ngọc Huyền (2002), Giáo trình Chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp, Trường Đại học kinh tế quốc dân, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội

8. Nguyễn Trọng Đường (2007), Công nghiệp phần mềm Việt Nam: hiện trạng và định hướng phát triển, Vụ Công nghiệp Công nghệ thông tin, Bộ Bưu chính viễn thông

9. Đỗ Thắng Hải (2007), Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu cho ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam, Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương

10. Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (2005), Báo cáo tổng kết hoạt động nhiệm kỳ 1, Hà Nội

11. Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (2005),Phương hướng hoạt động Vinasa nhiệm kỳ 2, Hà Nội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

12. Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (2005), Chiến lược đột phá phát triển công nghiệp phần mềm Việt Nam của Vinasa, Hà Nội

13. Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (2007), Chiến lược đột phá xuất khẩu phần mềm Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh

14. Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (2008), Tổng quan phát triển thị trường phần mềm Việt Nam”, Hà Nội

15. Hội tin học Thành phố Hồ Chí Minh (2005), Báo cáo toàn cảnh Công nghệ thông tin Việt Nam năm 2005, Thành phố Hồ Chí Minh

16. Hội tin học Thành phố Hồ Chí Minh (2006), Báo cáo toàn cảnh Công

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH hệ thống thông tin FPT trong điều kiện hội nhập quốc tế (Trang 101)