III Giá trị xây dựng dở dang cuối kỳ IVTổng giá thành sản phẩm xây lắp3.895.625
PHẨM TẠI CÔNG TY CỐ PHẨN XÂY DỰNG SỐ II THÁI NGUYÊN
3.2.1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây dựng
thành sản phẩm xây dựng
Nền kinh tế thị trường, tự do hoá thương mại và gần đây Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức WTO đã mở ra cơ hội cho mọi thành phần kinh tế của nước ta cùng phát triển. Ngành xây dựng cơ bản cũng không nằm ngoài điều đó. Nếu như trước đây, những Công ty, xí nghiệp xây dựng đều là của nhà nước, thì hiện nay, cùng với Luật doanh nghiệp ra đời, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập. Những điều kiện này đã đặt các doanh nghiệp trong một môi trường cạnh tranh bình đẳng. Và để tồn tại được trong môi trường cạnh tranh đó, các doanh nghiệp phải tìm cho mình hướng đi đúng đắn, ngoài ra, việc quản lý chi phí, sử dụng một cách tiết kiệm, hạ giá thành sản phẩm cũng là một trong những điều kiện tiên quyết giúp doanh nghiệp đứng vững trong nền kinh tế thị trường.
Tiết kiệm chi phí đầu vào nhưng không phải để tình trạng công trình vừa đưa vào sử dụng hoặc sử dụng được vài năm đã xuống cấp, vấn đề đặt ra là tiết kiệm đi đôi với chất lượng. Làm sao để tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm nhưng phải đảm bảo chất lượng của công trình, tránh thất thoát vốn là hai việc luôn đi đôi với nhau. Do đó, việc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây dựng là vấn đề cấp thiết cần được ưu tiên hàng đầu đối với ngành xây dựng cơ bản nói chung và đối với Công ty cổ phần Xây dựng số II - Thái Nguyên nói riêng.
Ngoài ra, việc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây dựng tại Công ty cổ phần xây dựng số II – Thái Nguyên cũng phải tuân thủ theo các nguyên tắc như sau:
- Phải phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế tài chính và chế độ kế toán hiện hành của nhà nước, cụ thể là chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam cùng các Thông tư hướng dẫn các chuẩn mực.
- Phải phù hợp với đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản và đặc điểm tình hình thực tế của Công ty từ đó đảm bảo cung cấp thông tin về chi phí giá thành một cách nhanh chóng và chính xác giúp cho việc ra quyết định quản lý của ban quản trị Công ty.