Khác với ngôn ngữ mật mã, ngôn ngữ tín hiệu được Thế Lữ tạo dựng trên những cơ sơ vô cùng gần gũi trong tác phẩm. Đôi khi đó chỉ là những câu chữ được viết lên một cách kỳ dị, thách đố nhân vật và đọc giả. Những câu thách đố đó là những mấu chốt có ý nghĩa quyết định đến vấn đề cần được giải đáp. Ngôn ngữ tín hiệu đã thể hiện sự sáng tạo đầy ngẫu hứng của tác giả, và đến sự giải đáp cũng khiến chúng ta bất ngờ.
Trong truyện Vàng và máu tác giả đã gợi trí tò mò của độc giả bằng cách giới thiệu ngọn núi nơi có hang thần Văn Dú một cách kỳ bí, hư ảo. Mọi thứ được phác họa lên bởi sự ghê rợn, sợ hãi và bí hiểm trong tâm tưởng của những con người ở vùng đất này. Để vén bức màn bí mật của hang Văn Dú, tác giả đã khéo léo dẫn dắt người đọc bằng sự tiên phong của hai người Thổ. Qua nhãn quan của hai người Thổ, chúng ta có thể thấy được sự kỳ bí của hang Văn Dú, được chính mắt trong thấy cảnh người đàn ông treo cổ trước của hang, được trực tiếp tham gia chờ đợi người Thổ liều lĩnh tiến vào trong hang núi. Để rồi, người đó quay lại với bộ dạng của một kẻ đang hấp hối và chết đi trong tay người còn lại mà không trăn trối lại điều gì. Và trong đầu đọc giả lúc này hiện lên biết bao câu hỏi. Hai người Thổ đó là ai? Họ đến hang Văn Dú làm gì? Người đàn ông treo cổ chết trước cửa hang là ai?... Hàng loạt
câu hỏi được đặt ra và đọc giả lại được thử thách thêm một lần nữa khi tất cả các manh mối lại tập trung vào một mẫu giấy nhỏ ghi những dòng chữ bí hiểm:
“Miệng có hai răng;
Ba chân bốn tay;
Mày vào trăm chân;
Mày lên ba tay;
Tên mày là đá;
Đá sinh trứng đá;
Trứng đá giữ của;
Mày có sức mang;
Mày giàu, mày chết.” [8, tr. 27]
Những dòng chữ như một lời thách đó nhân vật cũng như người đọc và toàn bộ các sự kiện tiếp theo phụ thuộc vào việc lời thách đó đó sẽ được giả đáp như thế nào. Đôi khi nó chỉ là một manh mối nhỏ những lại có vai trò quyết định cả câu chuyện.
Đọc những dòng chữ này chúng ta cũng không thể hiểu được bí mật của hang Văn Dú, chỉ đến khi mẩu giấy vào tay viên quan Châu xứ Nga Lộc – một người học rộng hiểu nhiều, người đã tìm cách đọc và giải mã những bí hiểm ẩn chứa bên trong những dòng chữ đó:
“Ông Châu lại bên án để tắt bớt đèn đi. Chợt thấy chén nước uống thừa đổ ướt cả tờ giấy. Ông vội cầm lên thấm vào tập hoá từ cho ráo rồi hơ lên ngọn đèn cho khô. Hàng chữ Hán và hai hình vẽ bên càng nổi rõ ở trên ngọn lửa tạt đi tạt lại. Bỗng nhiên ông Châu kêu lên một tiếng, rồi giáp cả hai ngọn đèn lại mà hơ tờ giấy lên. Ở giữa mảnh giấy hồng hồng, ông thấy một khoảng tối hơn. Một tia sáng vừa soi qua tâm trí của ông, khiến ông phải lập tức nghĩ ngay đến một câu chuyện cũ. - Phải, phải! (ông lẩm bẩm nói). Cũng giống như truyện tờ di chúc trong bức tranh… Phải rồi!… Cầm giấy giơ trước mặt mà đọc… mà bó đuốc lửa cháy ở sau tờ giấy… nó bảo mình đốt lửa mà soi… mà mình cũng như anh huyện quan kia… Mình ngốc thật!... Hang Văn Dú trông như cái mồm có hai răng. Ba thước nói là chân, bốn thước nói là tay. Mày đo từ cửa hang vào trăm chân, rồi mày đo trở lên ba tay, thì sẽ thấy chữ tên của mày là Thạch. Đào từ chữ thạch xuống sẽ thấy một cái hang nữa mang những hòn đá hình nhẵn như trứng. Đá này giữ kho của đó. Nhưng không được lấy sức mà mang vì mày tìm thấy vàng nhưng mày chết. Bên cạnh những dòng chữ này, còn một đoạn chữ nhỏ hơn và viết
đá thảo:
Phải dán giấy này như cũ, mang theo trong mình cho đến khi vận hết của trong Văn Dú. Nếu trong hang không có dấu vết tìm đào thì về sau tìm đến nhà con cháu họ Hoàng mà thưởng cho họ năm nghìn vàng. Nếu thấy có người chết vào chỗ đá lở thì phải cẩn thận mà hết sức tránh sự báo thù của họ Hoàng.”[8, tr. 25].
Quan Châu giải đáp được và tìm được kho báu cũng như biết vì sao những người vào hang lại chết. Vụ án khép lại với sự giải
đáp đầy logic thuyết phục người đọc. Nhưng đây mới là câu chuyện mang tính chất và cốt truyện của một truyện trinh thám.
Trong truyện ngắn Đòn hẹn ngôn ngữ tín hiệu lại xuất hiện dưới một dạng thức khác đó là những bức thư. Những lời thách đố, dọa dẫm thẳng thừng được gủi tới Lê Phong từ những kẻ bí ẩn. Chỉ có một cách duy nhất giải đáp sự bí ẩn đằng sau những bức thư đó là tìm được kẻ chủ mưu. Và đó không phải là một quá trình đơn giản. Bức thư đầu tiên như một lời thách đố nhẹ nhàng xen chút đe dọa:
“Kính gửi ông Lê Phong,
Mấy hàng chữ này đánh máy lúc mười hai giờ sáng hôm nay, thứ ba 13 tháng 12; đến bàn giấy nhà ông một cách bí mật lúc một giờ mười lăm, và đợi ông đến bây giờ - vào khoảng một giờ trưa – là lúc ông cầm lên dọc.
Nói thế để ông hiểu rằng chúng tôi làm việc có trật tự, có phương pháp, và biết những giờ giấc, cũng như công việc của ông. Ông không biết chúng tôi, nhưng chúng tôi biết ông rõ lắm. Những con mắt trong bóng tối trong rõ người đi ngoài sáng; chúng tôi có thể làm gì ông lúc nào, ở đâu cũng được; mà ông không bao giờ trong thấy chúng tôi.
Hai sức mạnh: của ông và của chúng tôi, chênh lệch như thế, ông nên liệu trước mà đề phòng. Đề phòng rất giản dị: Ông chỉ có việc thôi đừng khiêu khích chúng tôi nữa. Trừ một mạng người đi, lại là mạng một người phóng viên có tài, đó là một điều đáng tiếc. Nhưng nếu công việc của chúng tôi ông còn cứ để ý tìm tòi mãi thì
Người thông minh như ông hẳn biết cân nhắc những lời này. Chúng tôi đã nói là chúng tôi giữ lời hứa. Muốn cho ông biết chắc chắn lực lượng của chúng tôi, chúng tôi xin có một chứng cớ hiển nhiên để ông suy nghĩ: từ một giờ rưỡi đến một giờ 45 trưa hôm nay, một vụ án sẽ xảy ra ở xế cửa nhà ông, xảy ra trước mắt mọi người, nhưng ngoài ông ra, không ai biết là một án mạng.
Vụ án mạng ấy để cho ông thấy chúng tôi làm đúng như lời nói và cũng để cho chúng tôi làm đúng như lời nói và cũng để cho chúng tôi thử ý ông. Nhưng chúng tôi xin nhắc lại lời khuyên: ông nên biết sức của chúng tôi và đừng tìm cách điều tra để vướng bước chúng tôi. Chúng tôi yêu cầu ông nên quý tính mệnh của ông và giữ sự im lặng.
Chúc ông mạnh giỏi.
Kính bút: Tam Sơn.”[8, tr. 708].
Lời thách đố cũng như dọa dẫm đươc đưa ra nhưng vẫn không cản được nhà trinh thám đam mê với công việc của mình. Khiến kẻ thù kia phải gửi thêm một tin nhắn đe dọa, dằn mặt:
“Kính gửi ông Lê Phong,
Anh rùng mình lên, hàng chữ viết bằng thứ mực để trên bàn giấy của anh, bằng chính cái quản bút của anh và mực ở ngòi vẫn chưa ráo.
Thưa ông Lê Phong
Nguyễn Bồng trốn tránh chúng tôi đã lâu, nhưng khi chúng tôi đã định tìm thì trốn thế nào thoát. Hắn phải chết và đã chết
rồi. Một cái chết hoàn toàn tốt đẹp, Tại sao hắn bị giết? Ông không cần, và không nên tìm tòi tốn công. Chúng tôi thực không muốn dự tò mò làm ông cũng bị hại.
Chúc tôi lại được hân hạnh báo trước cho ông biết một việc nữa. Chiều hôm nay, 13 tháng chạp, đúng 4 giờ 30, người đàn bà đi với Nguyễn Bồng sẽ mất tích. Và nhều người nữa sẽ mất tích, ngày nào, giờ nào sẽ xin cho ông biết sau.
Xin chúc ông biết giữ sự im lặng.
Kính thư: Tam Sơn”.[8, tr. 714].
Câu chuyện xoay quanh những bức thư như những điềm báo lời thách thức. Người đọc và Lê Phong bị cuốn đi trong hành trình giải đáp những câu hỏi đầy bí ẩn: Kẻ viết bức thư là ai? Tại sao hắn lại gửi bức thư đó cho Lê Phong chứ không phải cảnh sát? Mục đích cuối cùng của kẻ đó là gì? Cứ thế qua mỗi bức thư tín hiệu càng rõ ràng đến khi vấn đề được giải đáp khi Lê Phong đối diện trực tiếp với kẻ thù.
Giải mã ngôn ngữ tín hiệu là cả một qua trình bám sát tâm lý nhân vật, quá trình này phụ thuộc rất nhiều vào tài năng sáng tạo của nhà văn. Thế Lữ đã khiến cho diễn biến tâm trạng của Lê Phong phát triển theo những hướng mà không ai có thể lường trước được. Quá trình giải đáp ẩn số từ tín hiệu cũng là quá trình mà nhân vật của Thế Lữ khẳng định bản thân mình.
Đưa ra ngôn ngữ ký hiệu đã khó, giải đáp và kết thúc câu chuyện sao cho thật logic, khoa học sẽ còn khó hơn. Để nhận được
sự thán phục và đón nhận của đọc giả, Thế Lữ phải xâu chuỗi các sự kiện bao quát lại các vấn đề bao quanh tín hiệu, mật mã. Phải là một người tài năng, sự sáng tạo và sắc bén như Thế Lữ mới có thể làm được điều đó.
Có thể nói mỗi vụ án trong truyện ngắn trinh thám của Thế Lữ là một bài toán thách đố đặt ra cho óc quan sát và khiếu suy luận. Mở đầu thường là một vụ án mạng với một ít dữ kiện được hé mở, những dữ kiện đó chỉ nhằm mục đích đánh lạc hướng những kẻ điều tra sơ sài, không có đầu óc suy nghĩ. Quá trình phá án càng ngày càng đi vào ngõ cụt, bế tắc thì tài tử trinh thám xuất hiện. Lấy chính những dữ kiện giải thích các dữ kiện thông qua giải mã những tín hiệu, mật mã ngôn ngữ, rồi sắp đặt như quân cờ dưới tay mình để hung thủ sa lưới. Đấy chính là yếu tố quyết định tạo nên sức hút của truyện ngắn trinh thám Thế Lữ đối với đông đảo độc giả.
Sự giải đáp của nhân vật trinh thám hay đúng hơn là sự sắp xếp có dụng ý của Thế Lữ với các ký hiệu. Thế Lữ đã tài tình đưa ra các tín hiệu, mật mã và tài tình hơn nữa khi dẫn dắt nhân vật của mình và đọc giả đi tìm lời giải cho những ký hiệu, mật mã đó. Điều này tạo nên sự cuốn hút, tính hấp dẫn cho tác phẩm trinh thám. Đồng thời còn chứng minh cho sự sáng tạo đặc sắc của tác giả. Ngôn ngữ ký hiệu, mật mã không chỉ đặc trưng cho truyện ngắn trinh thám nữa mà nó còn đặc trưng cho thi pháp ngôn ngữ truyện ngắn trinh thám Thế Lữ nói riêng.
Ngôn ngữ được Thế Lữ sử dụng trong các truyện trinh thám của mình là một bước đột phá trong ngôn ngữ văn xuôi Việt Nam
trong gia đoạn 1930 – 1945. Bằng sự sáng tạo, sự học hỏi không ngừng, tiếp thu trào lưu trinh thám phương Tây rồi làm mới nó, xây dựng mẫu hình trinh thám mới với đặc trưng văn hóa phương Đông. Thế Lữ đã không còn là người đóng vai trò đi đầu nữa mà đã nâng tầm trở thành người đặt ra các chuẩn mực mới cho một thể loại văn xuôi chớm nở trong tiến trình văn học Việt Nam. Đặc biệt, yếu tố ngôn ngữ với những đặc trưng cơ bản của mình sẽ là nguồn tư liệu và mẫu hình vô giá cho các thế hệ nhà văn trinh thám sau này.
KẾT LUẬN
Thế Lữ là con người luôn luôn đi trước thời đại, là người đã khẳng định chỗ đứng của Thơ mới trước cả một nền tảng vững chắc của Thơ truyền thống. Ông cũng là người tiên phong đặt những viên gạch nền móng cho truyện trinh thám và kinh dị Việt
Nam. Và hơn nữa ông đã cống hiến cuộc đời mình cho sự đổi mới nghệ thuật sân khấu của dân tộc. Dù ở lĩnh vực nào thơ, văn xuôi hay sân khấu mục đích cuối cùng của Thế Lữ là đi tìm cái đẹp. Cái đẹp khiến ông đam mê, tôn thờ là kim chỉ nam cho mỗi tác phẩm của ông. Cuộc đời ông được ví như cuộc dạo chơi của một lãng tử mải mê đuổi theo cái đẹp hoàn mĩ. Và mỗi nơi ông đặt chân đến dấu ấn tên tuổi của ông sẽ mãi được khắc ghi. Trong lĩnh vực truyện trinh thám cũng vậy, ông đã để lại những nét đặc sắc riêng về thi pháp, những nền móng, khuôn mẫu đầu tiên cho một thể loại mới mẻ trong nền văn học dân tộc.
1. Thế Lữ đã thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người của mình bằng cảm nhận của ông về chính con người của xã hội mà ông đang sống. Từng đường nét, từng tính cách mà ông tạo nên cho nhân vật của mình đều là kết quả của một quá trình quan sát, cảm nhận con người trong cuộc sống. Đặc biệt là các kiểu con người xuất hiện trong truyện trinh thám. Ở thể loại này chúng ta có thể thấy được con người xuất hiện với những đường nét cơ bản nhưng cũng đầy mới lạ trong văn học như: con người lý trí, con người đam mê khám phá, mạo hiểm hay những kẻ lọc lõi và sự ngu dốt hào nhoáng.
2. Thế Lữ cũng đã thành công khi sáng tạo nhân vật trinh thám cho tác phẩm của mình. Từ viên quan Châu học rộng biết nhiều đến anh chàng phóng viên trinh thám Lê Phong lịch lãm, lạnh lùng, tài năng và sắc sảo. Cũng không thể không kể đến những nhân vật như Mai Hương, Bình, những người Thổ... dù là ai những nhân vật này cũng là một góc nhìn của tác giả về thế giới con người và xã hội đương thời. Tác giả đã cùng với độc giả khám
được sự mở nút, lời giải, lối thoát cho mọi tình huống truyện xảy ra thông qua tâm lý nhân vật.
3. Có thể nói, Thế Lữ là người sáng tạo và định hình cho các bình diện nghệ thuật truyện trinh thám Việt từ những năm 30 của thế kỷ XX. Ông đã sử dụng sự sáng tạo của mình để xây dựng một cốt truyện logic và cuốn hút, sáng tạo ra những nhân vật đầy cá tính và đam mê khám phá, phiêu lưu, mạo hiểm nhưng cũng không kém phần lãng mạn. Cùng với đó là một không gian, thời gian nghệ thuật biến hóa, linh hoạt. Nơi mà nhân vật trinh thám của Thế Lữ thỏa sức vùng vẫy, thể hiện mình.
4. Với ngôn ngữ trinh thám, Thế Lữ đã tạo nên dấu ấn riêng với những sáng tạo mới. Ông không hoàn toàn là người kể chuyện nữa, ông nhường việc kể chuyện cho chính nhân vật của mình qua lớp ngôn ngữ nhân vật. Ngôn ngữ đối thoại ngắn gọn, rõ ràng nhưng đầy chất trinh thám với sự xuất hiện liên tục của các câu hỏi, những câu nghi vấn. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm đầy cuốn hút, khi tâm trạng, suy nghĩ của nhân vật được bộc lộ, được thể hiện trước độc giả. Nhưng không thể không nhắc đến vai trò của ngôn ngữ mật mã, tín hiệu. Dù chiếm một dung lượng nhỏ nhưng ngôn ngữ mật mã, tín hiệu lại đóng vai trò là mấu chốt, chiếc chìa khóa giải đáp, tháo gỡ nút thắt của vụ án. Thế Lữ không những tạo nên một cách viết truyện mới mà ông còn tạo nên một khuôn mẫu, chuẩn mực mới về ngôn ngữ trong sáng tác truyện ngắn cho những thế hệ nhà văn sau này.
Thế Lữ đã thể hiện vai trò người đi đầu của mình một cách xuất sắc. Ông đã đạt được những thành tựu lớn trong chính sự sáng tạo về thể loại của mình. Với sự sáng tạo không biết mệt mỏi và sự tận tụy với sự nghiệp văn chương ông đã mang đến cho nền văn học nước nhà một luồng gió mới đầy mát lạnh, khơi dậy