Ngôn ngữ trong truyện trinh thám Thế Lữ

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Văn học Truyện ngắn của Thế Lữ qua góc nhìn thi pháp (Trang 67)

3.2.1. Ngôn ngữ đối thoại

Truyện trinh thám của Thế Lữ có nét đặc trưng nổi bật với sự lấn át của ngôn ngữ đối thoại so với lời kể của tác giả. Thế Lữ để cho nhân vật trinh thám kể lại câu chuyện của chính mình, bằng chính ngôn ngữ riêng của mình. Đối thoại giữa các nhân vật được thực hiện một cách tự nhiên, logic phát triển theo diễn biến tình tiết câu chuyện. Qua ngôn ngữ đối thoại nhân vật hiện lên đầy đủ với tính cách, lời lẽ, sự tinh tế, và khả năng tư duy cũng như tầng lớp của nhân vật trong xã hội đương thời.

Ngôn ngữ đối thoại chính là một biện pháp độc đáo để khắc họa tính cách nhân vật. Trong truyện ngắn Thế Lữ, những mẫu đối thoại có dung lượng dài ngắn khác nhau kết hợp với ngôn ngữ miêu tả của tác giả đã thể hiện cá tính và hành động của nhân vật một cách rõ nét. Đặc biệt là trong truyện ngắn trinh thám, Thế Lữ đã sử dụng ngôn ngữ đối thoại giữa các nhân vật để tăng thêm kịch tính, gay cấn và hấp dẫn cho câu chuyện:

“- Thưa cụ, cụ không nên lo nghĩ nhiều. Chắc hẳn trong đời của anh Đường có những ẩn tình mà ta không biết được. Việc ấy rồi họ sẽ tra xét. Bây giờ cụ cho chúng con biết một điều quan trọng này: từ tám rưỡi đến bây giờ cụ có lên gác lần nào không ?

lẩm cẩm ...

- Tôi tớ nhà này có những ai ?

- Có thằng nhỏ, nhưng hôm nay nó sốt, dọn cơm xong nó đi ngủ ngay .

- Anh Huy làm ơn gọi nó dậy. Hãy gượm đã. Cửa dưới nhà đóng chứ ?

- Vâng, tôi khóa cửa rồi mới lên. Bình nghĩ một lát lại hỏi:

- Có ai đến chơi trong lúc anh Huy và anh Thạc đi vắng không ? - Để tôi nhớ lại xem ... Không. Hay là chỉ có một người đến gõ cửa hỏi cậu Đường. Một người nói tiếng trọ trẹ.

- Người ấy ăn mặc thế nào ?

- Một người con trai bằng trạc Huy, nhưng tôi không rõ mặt, vì tôi cận thị mà người ấy chỉ đứng ngoài.

Thạc hỏi:

- Lúc ấy vào khoảng mấy giờ ?

- Có lẽ đã chín rưỡi... Người ấy hỏi hai, ba lần tôi mới hiểu rằng muốn lên chơi với cậu Đường. Tôi nói cả nhà đi vắng rồi, để cậu Đường khỏi phải nói chuyện trong lúc còn mệt... Vả lại tôi chưa từng thấy người kia lên chơi bao giờ, nghe tiếng nói lại khác lạ, và lúc ấy nhà vắng người, đêm hôm...

- Vâng thế rồi sao, xin cụ cho biết ngay.

- Người kia thấy thế chào rồi ra, tôi khóa cửa còn nghe thấy nói mấy câu hình như bằng tiếng Khách thì phải.

Bình vội hỏi:

- Tiếng Khách ? Cụ chắc là tiếng Khách chứ ?

nói với người nào đứng đợi gần đấy, nhưng người đứng đợi kia không trả lời. Tôi hơi lấy làm lạ nhưng cũng không nghĩ ngợi gì. Chực trở vào thì cái chìa khóa tôi vừa quay trong ổ rơi xuống đất.

- Sao lại rơi xuống đất ?”[19, tr.18 – 19].

Qua dòng đối thoại liên tục, tình huống truyện được đẩy lên đến cao trào, sự dồn ép liên tục của Bình – nhà trinh thám làm cho người bị hỏi bị lúng túng ngập ngừng. Nhân vật được tự do thể hiện cá tính, tự do hành động, dùng ngôn ngữ để khuất phục đối tượng tình nghi và cũng lấy được sự thiện cảm của người đọc.

Qua ngôn ngữ đối thoại ta thấy được tính chất ly kỳ của vụ án những câu hỏi tăng tiến làm cho quá trình điều tra vụ án nhanh hơn và hấp dẫn hơn, ly kỳ hơn. Đồng thời cũng thể hiện khả năng quan sát, nắm bắt tâm lý đối phương cũng như thể hiện sự nhạy bén, óc phân tích khoa học của nhà trinh thám. Qua cuộc đối thoại của Lê Phong và nhân vật xưng “tôi” khi nói về tên đầy tớ trong nhà Lý Tuyết Loan đã thể hiện sự đặc sắc và gay cấn đặc trưng:

“- Tên đầy tớ vừa rồi mới đến phải không?

- Vâng, mới đến chừng 4 hôm nay

- Nó làm ăn còn vụng lắm, phải không?

- Vâng.

- Tên nó là gì?

- Là Hồng

- Theo trong thẻ thuế thân?

- Không. Theo lời nó nói

- Sao ông không xem thẻ của nó?

- Nó nói là bỏ quên ở nhà trọ chưa tìm thấy

- Nó nói thế mà ông tin được sao?

- Trời. Thế ra ông biết từ trước?

- Không. Tôi vừa biết xong”[20, tr 72].

Có thể thấy rằng Lê Phong đã khéo léo dẫn dắt lời nói một cách linh hoạt. Nắm thế chủ động trong mọi cuộc đối thoại. Dần dần dẫn đối phương vào hướng

đối thoại mà mình đã định trước. Buộc đối phương phải thừa nhận những điều được giấu kín hay những điều còn chưa sáng tỏ. Dưới con mắt của một kẻ nhà nghề, mọi điều giả dối, lừa lọc đều phải bộc lộ trước khả năng siêu việt của nhà thám tử.

Ngôn ngữ đối thoại được Thế Lữ khai thác tối đa, dồn dập khiến cho tình tiết câu chuyện được đẩy nhanh. Càng đến lúc mọi thứ dần được hé mở thì những đoạn đối thoại càng ngắn và càng khó hiểu. Sự phán đoán dần tích tụ lại và thể hiện rõ ràng hơn qua độc thoại nội tâm. Còn trong Vàng và máu ngôn ngữ đối thoại nhân vật không chỉ cho chúng ta thấy được sự kỳ bí, khủng khiếp, ghê rợn của hang thần Văn Dú mà còn thấy rõ sưh táo bạo của viên quan Châu. Đó chính là sự bình tĩnh khi phân tích sự việc trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Để rồi chính tố chất ấy đã giúp ông mạnh dạn khám phá những điều bí ẩn trong hang Văn Dú:

“- Nhưng mày đến Văn Dú hay sao mà biết?

-Tôi ở Văn Dú về đây… Tôi đi với một người tên là Nùng Khai… - Nó đâu?

- Chết rồi! - Nó chết rồi à? - Phải!

- Chúng mày là người ở đâu? Đến đây làm gì? Đầu đuôi thế nào, kể ra.

Người con trai chưa kịp trả lời, ông Châu lại hỏi: Mày không biết Văn Dú là chỗ ghê gớm sao? - Có chứ!

- Thế sao còn đến, đến làm gì… nói mau? Người con trai thưa:

- Tôi là người Châu Kao Lâm, làm bộ hạ cho Quan Châu tôi. Tôi với Nùng Khai đến Văn Dú vì có việc riêng, Quan Châu tôi sai làm. Chúng tôi đến nơi thấy có một người thắt cổ treo trên cây,

mà là một người Khách, nên không dám vào nữa, tôi chắc người Khách chết vì hang Thần. Nùng Khai không thèm nghe, vào đấy một mình nên quả nhiên cũng bị chết”[8, tr.22 – 23].

Nhân vật của Thế Lữ chủ yếu thể hiện mình thông qua đối thoại. Thế Lữ đã thành công khi sử dụng ngôn ngữ đối thoại làm đòn bẩy nghệ thuật để đưa đến những yếu tố cơ bản và đặc trưng của mỗi nhân vật. Và qua ngôn ngữ đối thoại nhân vật Thế Lữ cũng thể hiện sự sắc sảo của mình trong cách miêu tả nhân vật và phản ánh hiện thực cuộc sống.

3.2.2. Ngôn ngữ độc thoại

Nếu như ngôn ngữ đối thoại là đòn bẩy nghệ thuật giúp độc giả nắm bắt được tính cách và hành động của nhân vật, thì ngôn ngữ độc thoại mang đến một góc nhìn mới đối với các nhân vật. Thế Lữ đã tài tình để cho nhân vật tự bộc lộ những gì sâu kín trong tâm hồn mình với độc giả. Với những suy nghĩ, lo toan, với những nỗi sợ hãi, hay những suy luân một cách khoa học về những manh mối nhân vật hiện lên với một chiều sâu về tính cách mang đến cho người đọc cảm giác đa chiều khi đánh giá nhân vật.

Ngôn ngữ độc thoại là một dạng quen thuộc đối với các thể loại văn xuôi, trong đó có tiểu thuyết. Còn với truyện ngắn trinh thám Thế Lữ, vẻ đẹp của nhân vật được tô đậm thêm bằng những suy nghĩ, những điều thầm kín xảy ra bên trong nội tại của nhân vật trước những tình huống bất ngờ. Khi nhân vật hướng đến độc thoại để giải quyết một manh mối, một vấn đề là lúc tình tiết câu chuyện được kể chậm lại, suy xét kỹ càng hơn trước khi bùng nổ và giải đáp vấn đề.

Trong Vàng và máu độc thoại nhân vật đã thể hiện được sự liều lĩnh, sự sợ hãi, băn khoăn của những người Thổ Mán: “Thế mà có một người đi cùng, thì lại vào trong hang mất, lại vào đấy sau khi gặp người thắt cổ!

Chẳng hiểu bụng dạ ông thế nào. Mà sao mãi không thấy ông ta ra? Mãi không thấy tiếng gì hết! Hay lạc mất lối? Hay bị mê mẩn sợ hãi quá? Hay gặp ma quỷ? Chết rồi cũng không biết chừng!... hay là gọi thực to lên cho lão già đáng giận kia nghe thấy. Nhưng anh ta lẳng lặng trông xuống dưới chân”[8, tr.16].

Nhân vật hiện lên đầy đủ với sự lo lắng sợ hãi đến cùng cực trước cái thần bí, hung hãn của hang Văn Dú, trước cái chết của kẻ treo cổ tự vẫn và trước sự mất tích của người bạn đồng hành. Những suy nghĩ liên tục chạy qua tâm trí người Thổ kia trước khi anh hành động ném đá vào trong hang. Thế Lữ đã nhẹ nhàng để nhân vật bộc lộ tâm lý của mình qua những lời độc thoại kết hợp với lời kể. Ông như xâm nhập sâu hơn vào thế giới nội tâm nhân vật, biến đó thành vùng đất màu mỡ để khai thác triệt để những góc tối, phần ẩn chứa phía sau mỗi lời nói và phía trước mỗi hành động.

Cũng trong Vàng và máu độc thoại nội tâm lại làm nổi bật lên sự bình tĩnh, táo bạo và thông minh của viên quan Châu. Từ sự tiếp xúc với người Thổ vừa thoát nạn, từ manh mối của mảnh giấy nhỏ. Ông tự nghĩ, tự đặt vấn đề để tìm câu trả lời cho bí ẩn từ mẩu giấy: “- Ai giết tên Khách kia? Trong hang còn có người nào không? Có vật gì không? Yêu quái ư? Sao Nùng Khai lại chết?”.

Những câu hỏi đến dồn dập, tự vấn đẩy sự ham muốn khám phá tìm hiểu của viên quan đến cao trào, đến mức ông phải thốt lên: “Hừ! (ông lẩm bẩm nói để tiếp theo những ý tưởng vừa rồi). Bọn quan Tầu họ quỷ quyệt lắm! Cũng là một thứ lời di lại, mà một đằng thì là những câu dặn dò để tìm ra của, còn một đằng thì

lừa cho người ta mắc phải những cái nạn gớm ghê… Nhưng ta, ta không mắc lừa đâu. Ta không nông nổi, u mê như bọn con cháu nhà họ Hoàng, tưởng đây chỉ là những câu có quyền phép mầu nhiệm. Không. Ta biết. Rồi ta sẽ tìm cho ra nghĩa kín, ta sẽ khám phá cho kỳ được”[8, tr.17].

Để rồi tâm trạng ông vỡ òa khi bí mật đằng sau mẫu giấy được chính mình khám phá: “- Phải, phải! (ông lẩm bẩm nói). Cũng giống như truyện tờ di chúc trong bức tranh… Phải rồi!… Cầm giấy giơ trước mặt mà đọc… mà bó đuốc lửa cháy ở sau tờ giấy… nó bảo mình đốt lửa mà soi… mà mình cũng như anh huyện quan kia… Mình ngốc thật!”[8, tr. 18].

Độc thoại nội tâm khiến nhân vật bộc lộ cảm xúc chân thật nhất và là lời giải thích cụ thể, rõ ràng nhất cho mỗi hành động của họ. Họ những nhân vật qua sự độc thoại đó toát lên sự bình dị, sự giản đơn như bất cứ con người bình thường nào khác. Họ cũng có toan tính, sự lo âu, ham muốn và cả sự sợ hãi trước những điều thần bí tâm linh, những điều bí ẩn, đáng sợ của thiên nhiên còn

chưa được giải đáp.

Trong Đòn hẹn, Lê Phong cũng không ít lần thể hiện mình qua những lời độc thoại nội tâm. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm của anh vẫn đượm chất lịch lãm, rắn rỏi như bản thân anh dù trong lúc sự sợ hãi, lo lắng bao trùm hay lúc niềm vui, sự tự tin khi bức màn bí mật của vụ án chuẩn bị khép lại:

“Từ một rưỡi đến một giờ 45, sẽ có một vụ án mạng”[8, tr. 130].

- Vụ án mạng xảy ra xế cửa nhà ta, trước mắt mọi người và trước mắt ta. Rồi ta phải im đi, không thì một án mạng nữa sẽ xảy ra, mà chính Lê Phong sẽ hoá ra một cái thây chết.”[8, tr. 130].

Sự lo lắng đến dồn dập, liên tục những ý nghĩ nối đuôi nhau thoáng qua với một sự tò mò, hồi hộp của anh về bức thư bí ẩn. Để rồi anh thoáng chút thất vọng khi mọi thứ xung quanh vẫn diễn ra bình thường như nó vốn có trước thời khắc án mạng xảy ra:

“Vậy mà sẽ có một vụ án mạng!

- Một giờ 35 rồi

- Từ giờ đến 10 phút nữa, sẽ có một vụ án mạng ở đây!”[8, tr. 130].

Tâm lý nhân vật biến đổi không ngừng kéo theo dòng suy nghĩ của họ, những tình tiết mới bất ngờ xuất hiện trong vụ án càng làm cho những dòng suy nghĩ ấy trở nên hấp dẫn hơn đối với độc giả. Từ sự hồi hộp chờ đợi ban đầu chuyển thành ham muốn tìm hiểu, muốn được đối diện với kẻ đứng đằng sau tất cả những gì đã xảy ra. Cả một quá trình gian nan phá án mở ra, có lúc anh phải đối diện với cái chết, với nguy hiểm thường trực đến khi bước vào sào huyệt của kẻ thù anh vẫn giữ một thái độ tự tin có phần coi nhẹ và mỉa mai: “- Sào huyệt của chúng đây rồi! hừ mình không ngờ câu chuyện lại giản dị thế. Cả một đảng tổ chức chu đáo, xuất quỷ nhập thần, thế mà rút cuộc lại để cho Lê Phong lừa được. Hai đứa rình Lê Phong đều mắc mưu Lê Phong: đứa phố Huế biết Lê Phong sẽ cải trang, đứa thứ hai đi theo người cải trang; kết

quả rất thần tình, Lê Phong biết được chỗ mà chúng hết sức muốn giấu...”[8, tr. 137].

Và cái thú vị của Lê Phong lúc anh bị bắt cóc chính là cái hay cái độc đáo trong lối suy nghĩ của anh chàng lịch thiệp có chút hài hước này:

“- Đây là đâu thế này?

Tối qua – Tối qua hay cách mấy tối trước nữa cũng không biết chừng; nhưng Phong đoán lâu lắm anh cũng mới ngủ độ chín mười giờ; bụng anh chưa thấy đói... Tối qua lúc còn ngồi ở ghế đệm và còn tỉnh, anh nhớ rằng chưa bỏ quần áo. Thế mà bây giờ anh thấy mình thức dậy trên một cái đi-văng lớn, và một bộ áo ngủ vóc trắng nẹp đỏ thắm cắt theo kiểu mới. Một là hương phảng phất quanh mình, không rõ là hương có ở trong phòng hay ở trong bộ áo. Phong tìm được một câu so sánh ngộ nghĩnh; anh hiện ở giữa một sự bí mật đầm ấm vầ thơm tho...

...Tĩnh mịch lạ lùng”[8, tr. 134].

Chính nhờ sự tự tin, khả năng suy đoán mà Lê Phong có thể đoán định các tình huống và hình thành khả năng phá án tài tình. Người đọc bị lôi cuốn vào hành trình phá án và đôi chút không thể không ngỡ ngàng trước những suy nghĩ, những lời độc thoại có phần hài hước nửa đùa, nửa thực của anh.

Thế Lữ với khả năng sáng tạo của mình đã biến nhân vật của mình thành một chủ thể của sự sáng tạo. Nhân vật trinh thám của ông hội đủ đầy đủ các yêu tố của một nhà trinh thám tài ba. Mà qua mỗi một hình thức thể hiện ngôn ngữ ta lại thấy một cách

nhìn mới về nhân vật. Một Lê phong lịch lãm, lạnh lùng cũng có lúc hài hước, lãng mạn đến không tưởng.

Ngôn ngữ độc thoại tuy chiếm vị trí không nhiều so với đối thoại nhưng nó thể hiện một nhiệm vụ quan trọng không kém trong việc khắc họa nhân vật. Việc sắp xếp các lời độc thoại một cách logic và bám theo dòng chảy của chuỗi sự khiện đã mang đến những thành công cho Thế Lữ khi thể hiện nhân vật trinh

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Văn học Truyện ngắn của Thế Lữ qua góc nhìn thi pháp (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w