Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học, như màu sắc đối với hội họa, âm thanh đối với âm nhạc, hình khối đối với kiến trúc. Nhà văn đã chắt lọc, tinh luyện thứ ngôn ngữ toàn dân như một nguyên liệu để tạo ra lớp ngôn ngữ nghệ thuật. Và ngôn ngữ nghệ thuật cũng có những đặc trưng của nó.
Đặc trưng đầu tiên là ngôn ngữ nghệ thuật chính xác, tinh luyện. Được nhà văn sử dụng trong tác phẩm của mình ngôn ngữ trãi qua một quá trình lựa chọn theo lối tư duy của nhà văn. Ngôn ngữ được lựa chọn sẽ thể hiện chính xác những gì mà nhà văn muốn thể hiện thông qua lớp ngôn từ đó. Chính vì vậy mà tư tưởng và và tính thống nhất của văn bản cũng như nhân vật tồn tại vĩnh vĩnh theo đặc trưng, phong cách của mỗi nhà văn.
Đặc trưng thứ hai chính là tính hình tượng. Ngôn ngữ nghệ thuật không có tính trừu tượng như triết học, cũng không có tính ký hiệu như khoa học tự nhiên. Ngôn ngữ nghệ thuật trực tiếp tham gia xây dựng hình tượng nghệ thuật, là hình thức thể hiện suy nghĩ, phong cách của tác giả khi phác họa nên hình tượng nghệ thuật. Mỗi một hình tượng nghệ thuật được tạo dựng sẽ mang một đặc trưng riêng về ngôn ngữ.
Đặc trưng thứ ba chính là ngôn ngữ nghệ thuật phải có tính biểu cảm. Ngôn ngữ nghệ thuật trực tiếp bọc lộ cảm xúc của nhà văn thông qua các lớp nghĩa của mình. Ngôn ngữ có giàu tính biểu cảm hay không phụ thuộc vào sự đa cảm của nhà văn. Mỗi nhà văn sẽ có một cảm xúc riêng nhưng ngôn ngữ nghệ thuật sẽ thể hiện nó dưới dạng trực tiếp, gián tiếp hay đôi khi chỉ là ngôn từ thông thường.
Với Thế Lữ, ngôn ngữ văn xuôi được ông lựa chọn, trau chuốt và sáng tạo rất đa dạng. Trong truyện ngắn trinh thám Thế Lữ đã thành công trong các hình thức ngôn ngữ đặc biệt là ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ độc thoại nội tâm, và đặc trưng của truyện trinh thám chính là ngôn ngữ mật mã, tín hiệu.