Ngôn ngữ mật mã trong truyện trinh thám chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong dung lượng ngôn từ được sử dụng. Nhưng nó giữ một vai trò tối quan trọng trong việc tạo nên một cốt truyện hấp dẫn. Những ý hiệu ngôn ngữ, những câu đó hóc búa xuất hiện hầu hết trong các truyện trinh thám của Thế Lữ và được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Và khi đã đưa ra những câu đố hóc búa như vậy thì hành trình giải đáp cũng là một quá trình hấp dẫn và gay cấn đến từng câu chữ. Thế Lữ đưa người đọc từ hồi hộp này đến hồi hộp khác trong các truyện trinh thám của mình, thẳng một mạch xuyên suốt cho đến khi bức màn bí ẩn của vụ án được vén lên. Tư duy logic kết hợp với cách giải thích khoa học đã khiến cho các vụ án trong truyện trinh thám của ông lúc đầu tưởng như mơ hồ, khó hiểu nhưng về sau được giải đáp một cách rõ ràng hơp lý khiến người đọc phải trầm trồ thán phục.
Với Gói thuốc lá kí hiệu mật mã chỉ là hàng chữ viết tắt kì dị X.A.E.I.G phía sau tấm danh thiếp của nạn nhân. Việc kí hiệu xuất hiện cũng đồng nghĩa đó là một lời thách đó của hung thủ, hay là
một manh mối mà nhà trinh thám tinh tế phát hiện ra. Nhưng dù là gì nó cũng có vai trò làm cho người đọc phải phân tâm suy nghĩ, phải đưa ra những phỏng đoán để giải đáp cho bí ẩn được đưa ra.
Còn với cách giải đáp ngôn ngữ ký mật mã trong Gói thuốc lá
lại không quá phức tạp, khó hiểu như những truyện trước đây mà đơn giản đến bất ngờ. Hàng chữ kì dị X.A.E.X.I.G viết bằng bút chì sau lưng tấm danh thiếp Đường đang đọc dở trước khi chết. Đây là một trong những chi tiết cốt lõi của vụ án đã được Lê Phong phá giải theo cách quy ước thứ tự tương đương giữa bảng chủ và bảng số. Lê Phong đã lý giải nó như sau:
“Những chữ cái ta tưởng là những lời bí mật đó chỉ là những chử số dịch ra chữ cái: A là 1, B là 2, C là 3 v.v... Tại sao tôi lại biết thế, chỉ vì tôi thấy trong đó có 6 chữ, trừ hai chữ giống nhau, con những chữ khác không chữ nào theo thứ tự mà ở quá số 10. Tôi liền thử đổi lại các chử cái bằng chữ số xem thì thấy đó là một hàng bốn chữ số 1597 và hai chữ X. Chữ X, nếu theo thứ tự, sẽ là số 23, nhưng nếu muốn dùng số 23, sao không viết chữ B.C? Vậy chữ X là số vô danhtheo khoa toán pháp và ở đây, đó là một chữ có thể thay thế cho số 0. Tôi ghép lại thử xem. Không ngờ thử mà thành ra thực X.A.E.X.I.G tức là 015097, con số trúng độc đắc trong kỳ xổ số Đông Dương vừa rồi.”[4, tr. 10].
Còn với Những nét chữ tất cả chứng cứ được đặt vào một bài thơ lục bát. Một bài thơ có vẻ bình thường nhưng ẩn chứa bên trong nó là những điều người đọc không thể tưởng tượng được. Để khám phá nó nhà trinh thám cũng phải có tố chất của một thi sĩ để nắm bắt được cái ngụ tình ẩn chứa bên trong:
“Muốn tìm tảng đá đề thi
Lòng đau – khôn chép – khôn ghi được lời
Quyết tâm ai mảng quên ai
Để ai vội tỉnh giấc mai mơ màng
Gió sầu như gội bên ngàn
Tơ lòng chán nản phiếm đàn tử sinh
Chữ tình ơi hỡi chữ tình
Lẻ loi còn biết phận mình đáng thương
Dừng chân ngó đến con đường
Xa xôi dưới lối tình trường mà nghê.”[8, tr. 704].
Bài thơ có vẻ tầm thường này ẩn chứa điều gì khiến một thiếu nữ sợ hãi đến mức phải uống thuốc độc tự tử. Khám phá bí ẩn đằng sau bài thơ là cả một thế giới đầy bi kịch mà Lê Phong phải đối mặt. Ngôn ngữ ký hiệu, mật mã không chỉ là manh mối của vụ án mà giờ đang trở thành một vũ khí giết người. Người đọc không khỏi hồi hộp khi theo dõi quá trình giải đáp bí ẩn của Lê Phong các giả thuyết liên tục được đưa ra và cuối cùng những ngôn ngữ kí hiệu, mật mã ẩn chứa trong bài thơ đã được giải mã.
Lê phong đã ghép các cụm chữ đôi khác thường trong mười dòng lục bát và đọc lái theo kiểu riêng: ghép phụ âm đầu của tiếng thứ hai với vần của tiếng thứ nhất: tảng đá = đảng; khôn chép = khép; quyết tâm = tuyết; ai mảng = mai; vội tỉnh = tội; gội bên = bội; nản phím = phản; tử sinh = xử; chữ tình = tử; loi
còn = coi; dừng chân = chừng; ngó đến = đó; xa xuôi xa; dưới lối = lưới. Cái mật lệnh quái ác đã cướp đi mạng sống của người thiếu nữ đã được giải đáp hoàn toàn với sự logic chính xác: “ Đảng khép Tuyết Mai tội bội phản, xử tử, coi chừng đó, sa lưới”. Tuyết Mai từng tham gia hội kín rồi tự ý bỏ hội mà không có sự cho phép. Bài thơ được gửi đến tưởng chùng chỉ là tâm trạng của một kẻ thất tình nhưng là một người trong hội Tuyết Mai nhanh chóng giải được mật lệnh trong đó, sợ hãi và tìm đến cái chết để giải thoát.
Qua đây chúng ta có thế thấy được tài năng của Thế Lữ trong việc sử dụng ngôn ngữ ký hiệu, mật mã. Ông không chỉ sử dụng nó một cách khô khan mà còn thể hiện bằng một thủ pháp nghệ thuật thơ ca. Nhiều nhà phê bình đã phải phục tài người đặt thơ vì bài thơ bí ẩn, dưới cái mẹo chơi chữ thông thường, thoạt đọc lên ai cũng ngỡ của kẻ thất tình, ...làm đọc giả hồi hộp đọc tiếp truyện... hóa ra là “thơ trinh thám” của Thế Lữ”.
Với sự đa dạng và không trùng lặp các mật mã giữa các truyện ngắn, mỗi truyện ngắn chúng ta lại cảm nhận được sự sáng tạo vô cùng thông minh của Thế Lữ. Người đọc sẽ đi từ sự ngỡ ngàng này đến sự ngỡ ngàng khác trước sư sáng tạo của Thế Lữ. Nhưng cái hay, cái đọc đáo của ngôn ngữ mật mã trong truyện trinh thám đó là mỗi một ký hiệu, mật mã được đưa ra sẽ là trung tâm đầu mối của mọi sự kiện. Đó sẽ là chiếc chìa khóa mở ra cánh của bí mật của mỗi vụ án.
Ngôn ngữ mật mã mà Thế Lữ sử dụng cũng vô cùng đơn giản. Gần gũi chứ không quá cao siêu ngoài tầm với của người đọc. Đôi khi đó chỉ là một hàng chữ dường như vô nghĩa, những
câu thơ, hay những bức thư. Nhưng để hiểu được nó người đọc cũng phải chú tâm theo sát từng diễn biến của câu chuyện, theo dòng suy nghĩ và hành động của nhân vật. Để rồi khi mọi thứ được giải đáp người đọc không thể không ngỡ ngàng trước sự sắp đặt và ý đồ logic của Thế Lữ gửi gắm sau mỗi tín hiệu đó.