Thời gian nghệ thuật trong truyện trinh thám Thế Lữ

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Văn học Truyện ngắn của Thế Lữ qua góc nhìn thi pháp (Trang 59)

Thời gian đồng hiện

Thời gian là một phạm trù đặc trưng của văn học. Trần Đình Sử trong Dẫn

luận thi pháp học cho rằng: “ Văn học là nghệ thuật thời gian”. Còn theo nhà

nghiên cứu Đặng Anh Đào: “Một định nghĩa đơn giản về kể chuyện, người ta cho rằng đó là nghệ thuật xếp đặt các chuỗi tình tiết hoặc nghệ thuật trình bày các sự biến trong mối liên hệ với thời gian. Thời gian là linh hồn, không là cột sống, cốt tủy những là sợi dây xâu chuỗi và kết nối các sự kiện, các dòng tâm tưởng, các nhân vật, hành động trong tính chỉnh thể của tác phẩm. Không nhất thiết phải theo một trật tự cố định tuyến tính, nó hoàn toàn có thể được đảo lộn quay chiều về quá khứ hoặc hướng tới tương lai, có thể dồn nén một khoảng thời gian trong chóc lát hay kéo dài cái chóc lát thành cái vô tận.”

Và Thế Lữ với khả năng sáng tạo của mình đã tự do điều chỉnh độ biến chuyển, vận dụng linh hoạt các yếu tố thời gian trong tác phẩm của mình. Đặc biệt là thời gian đồng hiện. Cái thời gian của hiện tại, thời gian của quá khứ, thời gan tuyến tính... đan bện vào nhau, tương trọ và phủ nhận nhau tạo thành một ma trận kết nối những sự kiện, xâu chuỗi những manh mối mà nhà trinh thám có được. Thời gian đồng hiện khiến cho nhiều không gian khác nhau được thể hiện trong cùng một đơn vị thời gian. Các mảnh vỡ quá khứ hiện lên trong tâm trí của nhân vật. Ranh giới của quá khứ và hiện tại bị xóa nhòa. Đây là thủ pháp nghệ thuật quen thuộc đối với tiểu thuyết trinh thám.

Trong Những nét chữ thời gian đồng hiện được thể hiện rõ ràng khi Lê Phong phải vận dụng khả năng suy đoán, tưởng tượng và sự liên tưởng để kết nối các sự kiện đã xảy ra ba năm trước. Qua manh mối duy nhất chỉ là một bài thơ do Mai để lại lần tìm về dòng thời gian của quá khứ, với những mối quan hệ của nhân vật trong quá khứ. Lê Phong mò mẫm, sắp xếp và suy đoán những điều đã xảy ra và cuối cùng nguyên nhân cái chết được giải đáp một cách thuyết phục trước sự ngỡ ngàng của những người chứng kiến.

Trong Đòn hẹn thời gian đồng hiện là chuỗi các mốc thời gian được xác định, là cuộc tranh đấu quyết liệt của Lê Phong với kẻ bí ẩn đang thách đố anh. Những câu hỏi thường xuất hiện trong đầu anh, những mốc thời gian cho trước về sự tiên đoán của một vụ án mạng càng làm cho máu trinh thám trong anh trỗi dậy. Dòng thời gian cứ như vậy cuốn anh vào vòng xoáy của nó, khiến anh phải vận dụng hết những gì mình có để chống lại kẻ thù quá lớn mạnh. Nhưng với sự giúp đỡ của Mai Hương và khả năng xâu chuỗi cái sự kiện các mốc thời gian đã giúp anh là người giành chiến thắng cuối cùng.

Thời gian dòng ý thức

Nói tới dòng ý thức là nói đến ý thức hướng nội, tái hiện ý nghĩ, tâm lý nhân vật. Nó phá vỡ cấu trúc trần thuật truyền thống và trung thành với những rung động thầm kín nhất của nhân vật. Trong văn học hiện đại dòng ý thức là biến thái của điểm nhìn ngôi thứ nhất. Dòng thời gian ý thức gắn liền với tâm trạng của nhân vật, hoặc tâm trạng của chủ thể sáng tạo. Thông qua đó nhà văn có thể khai thác, đào sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật, khám phá và lý giải những điều thầm kín ẩn sâu trong tâm hồn nhân vật.

Thời gian dòng ý thức mang tính chủ quan của con người, thời gian có thể co lại hoặc giãn ra theo hướng suy nghĩ của nhân vật. Mỗi một nhân vật đều có một tính cách, một tâm trạng, một số phận. Do đó mỗi nhân vật có một dòng thời gian ý

thức riêng. Đây là nguồn văn liệu dồi dào để Thế Lữ khai thác và thành công khi vận dụng nó trong truyện trinh thám của mình với các sự kiện điều tra, theo dõi đối thủ của nhân vật trinh thám. Trong truyện Mai Hương và Lê Phong, thời gian dòng ý thức thể hiện rõ nét qua nhân vật trung tâm Lê Phong. Trong lúc chờ đợi để đón bắt hung thủ, tâm trạng của Lê Phong được thể hiện: “Mười một giờ điểm ở đồng

hồ một nhà gần đó. Phố vắng tanh, không một bóng người nào qua lại. Trong lòng Lê Phong thấy hồi hộp, cái thứ cảm giác nồng nàn của tâm hồn khi người ta sắp thấy một việc quan trọng, sắp vào thời gian đầy gian nguy... anh đưa mắt, lắng tai nghe ngóng một lát nữa rồi xem đồng hồ:

-11 giờ 10. Được lắm! Muốn bắt hùm phải vào tận hang hùm . Ta vào một nơi chưa để gót tới bao giờ, những sự nguy hiểm càng to, ta càng được thấy cái thú của sự chiến đấu”[20, tr 26]. Không chỉ nhân vật chờ đợi từng phút, từng giây mà

dường như độc giả cũng hồi hộp không kém chờ đợi những bước di của thời gian. Đấy chính là sự cuốn hút đến kỳ lạ của truyện ngắn Thế Lữ. Nhà văn muốn người đọc trải nghiệm những cảm giác mà nhân vật đã trải qua để rồi cùng chờ đợi, hồi hộp và khắc khoải. Giống như trong Đòn hẹn: “Phố Huế, người đi lại tấp nập như thường. Dưới đường, các xe cộ qua lại bình thản trong nắng tươi và trong bụi mờ. Toàn những sự quen mắt và quen tai. Phong hơi ngạc nhiên cho cái quang cảnh hiền lành và thân mật ấy. Vậy mà sẽ có một vụ án mạng! - một giờ 35 rồi - từ giờ đến 10 phút nữa, sẽ có một vụ án mạng ở đây. Phong tính nhẩm, mười phút, trong mười phút ngắn ngủi, làm thế nào mà tìm được, mà biết được ai sẽ bị giết để mà ngăn cản hay để tuỳ cơ làm những việc đáng làm. Anh không có thì giờ suy xét lâu, chỉ để cho linh giác mở rộng ra đón lấy những điều mới lạ. Thời khắc qua trong sự hồi hộp tới cực độ. Ba phút, năm phút... cảnh

vật trong đường phố không có một ly một tí gì đổi khác. Nhà hai bên đường vẫn yên ổn dưới ánh sáng mặt trời”[8, tr. 86].

Dòng thời gian ý thức càng được thể hiện rõ ràng khi nhân vật Lê Phong đối diện với cái chết đang cận kề mình: “Anh bất giác quay đi, cứng đờ người ra, can tâm đợi đến cái giây phút ghê gớm... những phút đợi chờ ấy Lê Phong thấy dài lạ thường. Tư tưởng thần trí cùng với thớ thịt, các mạch máu trong khoảnh khắc như ngừng hẳn sự sinh hoạt. Và đó là lúc anh chờ đợi cái chết kỳ quái, mau lẹ và ghê gớm nhất đời...

Một phút sau, rồi một phút nữa qua...

Anh thấy rõ rệt một thứ cảm giác rùng rợn chạy khắp mình, làm se các chân lông lại”[8, tr. 88].

Trong truyện Vàng và máu, dòng ý thức của viên quan Châu khi vào hang Văn Dú tìm kho báu cũng được tác giả khắc họa độc đáo: “Lần này là lần thứ năm,

thứ sáu, ông ngẫm lại những cảm giác và những điều ông suy tính trong lòng. Lúc ấy ông thấy lòng xôn xao. Ông dịu lời bảo đầy tớ nổi thêm đuốc lên, thì thấy giọng mình hơi khác. Quả tim ông đập nhanh và mạnh lắm. Có lẽ vì mừng. Vì ông biết trong cái bệ lớn kia, có một kho của lớn mà chính ông, ông sắp được hưởng...”

Dòng thời gian ý thức được tác giả khai thác triệt để theo tâm trạng và suy nghĩ của nhân vật. Cảm xúc càng mãnh liệt, tâm trạng càng bị bóp nghẹt thì dòng thời gian ý thức càng chậm rãi, cô đọng. Cũng giống như tâm trạng của người Thổ Mán kia:

“Những bụi cây rậm rịt chung quanh như vây chắn lấy mình: chưa bao giờ anh ta thấy có cái cảm giác vắng vẻ biệt tịch bằng lúc ấy!Thế mà có một người đi cùng, thì lại vào trong hang mất, lại vào đấy sau khi gặp người thắt cổ! Chẳng hiểu bụng dạ ông thế nào. Mà sao mãi không thấy ông ta ra? Mãi không thấy tiếng gì hết! Hay lạc mất lối? Hay bị mê mẩn sợ hãi quá? Hay gặp ma quỷ? Chết rồi cũng

không biết chừng! Trong lòng người con trai nôn nao như điên dại.Anh ta nghĩ: hay là gọi thực to lên cho lão già đáng giận kia nghe thấy. Nhưng anh ta lẳng lặng trông xuống dưới chân.Bên những cái màng đeo những hạt sương sáng đẹp như thuỷ tinh, anh Thổ trông thấy những hòn đá sỏi lăn dưới cỏ. Chợt nẩy ra một ý kiến. Anh ta nhìn vào trong đám tối: cúi xuống nhặt ba bốn hòn to nhất, nghĩ ngợi một lát, rồi đánh liều vứt mạnh vào hang. Hòn sỏi hình như bị rơi xuống chỗ có nước, vì nghe đánh “bõm” một cái.

Anh ta lại ném hòn đá nữa, lần này anh ném thẳng không một chút rụt rè. Tức thì trong hang có tiếng rên hừ hừ đưa ra. Anh này chưa hiểu sao, bỗng lại nghe thấy tiếng bịch bịch rất mạnh và rất nhanh, thế rồi như có muôn vàn đá sỏi đã

đổ mưa xuống một cái vũng nước bẩn thỉu, hôi hám không trông thấy.”[8, tr.27 –

28].

Dòng thời gian ý thức cứ phát triển mãnh liệt, cùng với tâm trạng và những lời độc thoại nội tâm hay lời kể của tác giả phơi bày mọi phương diện thầm kín trong tâm hồn nhân vật. Nhân vật được khai thác triệt để từ mọi góc độ qua đó chúng ta có thể nắm bắt được diễn biến tâm lý, sự suy luận sắc bén cũng như những cảm nhận chân thực nhất về những gì mà nhân vật đang trải qua. Từ đó độc giả có thể cảm nhận, sẻ chia cũng như chạm thấu vào dòng cảm xúc của nhân vật.

Và cũng nhiều khi nhờ vào dòng thời gian ý thức mà tác giả cố tình sắp đặt chúng ta có thể phát hiện ra những điều chưa từng thấy từ nhân vật trinh thám: “Phong nằm yên, nghe quả tim đập, nghe những tiếng nhỏ của lá cây khẽ động và tưởng đến những bước chân rón rén bước lại gần phòng anh. Lần đầu tiên trong cả vụ này, lúc đó Phong mới biết hồi hộp. Bởi vì anh tự hiến mình làm một thứ mồi để nhử ác thú. Anh nhận lấy cái việc nguy hiểm, thay cho người sẽ bị giết chết để đón lấy khí giới của kẻ giết người đêm nay... Phong đợi mãi mà chưa thấy đến bảy giờ.

Giây phút đi chạm lạ thường, hình như cùng với sự bí mật tiến lên bằng những bước dè dặt”.

Thời gian dòng ý thức thể hiện qua suy nghĩ của nhân vật như một dòng chảy xuyên suốt, dòng ý thức của nhân vật được tái hiện ngay trên lối viết. Đôi khi, dòng ý thức của người kể chuyện lại được chuyển sang dòng ý thức của nhân vật thông qua đối thoại thư từ. Đó là lúc không gian và thời gian trong tác phẩm được giãn nở. Với cách viết sáng tạo này Thế Lữ đã làm nổi bật những vùng mờ của vô thức, tiềm thức được khai lộ trước mắt người đọc.

Như vậy, xuyên suốt các tác phẩm truyện ngắn trinh thám của Thế Lữ chúng ta có thể thấy sự đổi mới của các bình diện nghệ thuật truyện ngắn. Sự sáng tạo tài tình của Thế Lữ đã tạo nên một dòng chảy mới mẻ trong dòng sông văn học Việt Nam. Những sự cách tân về các bình diện nghệ thuật truyện ngắn đã tạo ra sự thỏa mãn cho độc giả đang mòn mỏi trong chờ những cái đổi mới, sự mới lạ trong nền văn học Việt Nam. Vùng vẫy giữa khung trời Thơ mới, Thế Lữ một lần nữa lại chấm phá vào những thành công chói lọi trong sự nghiệp sáng tác của mình bằng khả năng sáng tác truyện trinh thám thiên bẩm. Dấu ấn mà ông tạo ra qua sự đổi mới các bình diện nghệ thuật truyện trinh thám sẽ là nguồn cảm hứng vô tận cho các thế hệ văn nghệ sỹ sau này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chương 3

NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT

TRONG TRUYỆN TRINH THÁM THẾ LỮ 3.1. Khái quát về ngôn ngữ nghệ thuật

3.1.1. Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật

Ngôn ngữ là một dạng giao tiếp đại chúng, văn học nghệ thuật có ngôn ngữ riêng. “Có ngôn ngữ riêng” tức là có riêng một tập hợp những đơn vị biểu nghĩa và luật lệ nào đó để kết nối chúng lại, cho phép truyền đạt một số thông tin nhất định. Nhưng văn học lại có quan hệ với một dạng trong nhiều dạng ngôn ngữ, đấy là ngôn ngữ tự nhiên. Ngôn ngữ và văn học tương trợ lẫn nhau, ngôn ngữ là phương thức biểu đạt của ngôn ngữ. Còn văn học lại là vùng đất để ngôn ngữ thể hiện sự đa dạng, sự phong phú của mình. Qua tác phẩm văn học, ngôn ngữ thể hiện tính cách, đặc điểm và thông điệp của người viết.

Ngôn ngữ chính là công cụ là chất liệu cơ bản của văn học, vì vậy mà văn học được coi là loại hình nghệ thuật ngôn từ. Trong tác phẩm văn học, ngôn ngữ là yếu tố quan trọng thể hiện cá tính sáng tạo và tài năng của nhà văn. Mỗi nhà văn lớn bao giờ cũng là một tấm gương về sự sáng tạo ngôn từ. Dấu ấn của họ khắc ghi trên tất cả các yếu tố cấu thành tác phẩm, những có lẽ ngôn ngữ chính là dấu ấn đặc sắc nhất. Vì ngôn ngữ là tổng hòa những vốn sống, kinh nghiệm, trí tuệ và khả năng sáng tạo của nhà văn. Cách sử dụng ngôn ngữ trong tác phẩm văn học không chỉ thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách của nhà văn mà qua đó còn thể hiện quan

mình một đặc trưng riêng về phong cách sử dụng ngôn ngữ trong chính tác phẩm và nhân vật của mình.

3.1.2. Đặc trưng

Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học, như màu sắc đối với hội họa, âm thanh đối với âm nhạc, hình khối đối với kiến trúc. Nhà văn đã chắt lọc, tinh luyện thứ ngôn ngữ toàn dân như một nguyên liệu để tạo ra lớp ngôn ngữ nghệ thuật. Và ngôn ngữ nghệ thuật cũng có những đặc trưng của nó.

Đặc trưng đầu tiên là ngôn ngữ nghệ thuật chính xác, tinh luyện. Được nhà văn sử dụng trong tác phẩm của mình ngôn ngữ trãi qua một quá trình lựa chọn theo lối tư duy của nhà văn. Ngôn ngữ được lựa chọn sẽ thể hiện chính xác những gì mà nhà văn muốn thể hiện thông qua lớp ngôn từ đó. Chính vì vậy mà tư tưởng và và tính thống nhất của văn bản cũng như nhân vật tồn tại vĩnh vĩnh theo đặc trưng, phong cách của mỗi nhà văn.

Đặc trưng thứ hai chính là tính hình tượng. Ngôn ngữ nghệ thuật không có tính trừu tượng như triết học, cũng không có tính ký hiệu như khoa học tự nhiên. Ngôn ngữ nghệ thuật trực tiếp tham gia xây dựng hình tượng nghệ thuật, là hình thức thể hiện suy nghĩ, phong cách của tác giả khi phác họa nên hình tượng nghệ thuật. Mỗi một hình tượng nghệ thuật được tạo dựng sẽ mang một đặc trưng riêng về ngôn ngữ.

Đặc trưng thứ ba chính là ngôn ngữ nghệ thuật phải có tính biểu cảm. Ngôn ngữ nghệ thuật trực tiếp bọc lộ cảm xúc của nhà văn thông qua các lớp nghĩa của mình. Ngôn ngữ có giàu tính biểu cảm hay không phụ thuộc vào sự đa cảm của nhà văn. Mỗi nhà văn sẽ có một cảm xúc riêng nhưng ngôn ngữ nghệ thuật sẽ thể hiện nó dưới dạng trực tiếp, gián tiếp hay đôi khi chỉ là ngôn từ thông thường.

Với Thế Lữ, ngôn ngữ văn xuôi được ông lựa chọn, trau chuốt và sáng tạo rất đa dạng. Trong truyện ngắn trinh thám Thế Lữ đã thành công trong các hình thức ngôn ngữ đặc biệt là ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ độc thoại nội tâm, và đặc trưng của truyện trinh thám chính là ngôn ngữ mật mã, tín hiệu.

3.2. Ngôn ngữ trong truyện trinh thám Thế Lữ3.2.1. Ngôn ngữ đối thoại 3.2.1. Ngôn ngữ đối thoại

Truyện trinh thám của Thế Lữ có nét đặc trưng nổi bật với sự lấn át của ngôn ngữ đối thoại so với lời kể của tác giả. Thế Lữ để cho nhân vật trinh thám kể lại câu

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Văn học Truyện ngắn của Thế Lữ qua góc nhìn thi pháp (Trang 59)