Những yêu cầu có tính nguyên tắc

Một phần của tài liệu Rèn kỹ năng tri giác ngôn ngữ và tái hiện hình tượng trong dạy học thơ trữ tình ở lớp 11 trung học phổ thông (Trang 58)

Dạy thơ trước hết phải bám vào phương pháp giảng dạy các tác phẩm văn học nói chung: “Thơ có đặc trưng của thơ, nhưng thơ cũng là văn học nên cũng mang những đặc trưng chung của văn học là tính hình tượng hình thành trong ngôn ngữ. Một bài thơ cũng là một tác phẩm văn học. Dạy thơ có những điều chú

ý riêng, nhưng trước hết dạy thơ cũng phải phục tùng những phép tắc và phương pháp của việc giảng dạy một tác phẩm văn học nói chung” [4,tr.73].

Dạy thơ trữ tình nói chung và thơ trữ tình hiện đại nói riêng phải bám vào đặc điểm thi pháp của nó. Mỗi bài thơ trữ tình cũng có tính độc đáo riêng về nội dung và hình thức. Giảng dạy thơ trữ tình chủ yếu là giảng hình tượng thơ, qua hình thức để giảng nội dung, là thông qua việc phân tích các yếu tố về thể loại, kết cấu, ngôn ngữ để làm sống dậy hình tượng với tất cả vẻ đẹp chiều sâu của nó. Từ đó, tiếp thu và truyền đạt tư tưởng, tình cảm của tác phẩm phù hợp với mục đích, yêu cầu giáo dục, giáo dưỡng.

“Học thơ là cảm và hiểu. Dạy thơ là đọc và giảng. Khi cảm và hiểu, đọc và giảng thơ đều cần lưu ý đến đặc trưng của thơ” [4, tr.74]. Ngôn ngữ thơ có tính hàm súc cho nên “Quá trình khám phá bài thơ phải công phu: Đi từ lớp nghĩa, lớp hình ảnh, lớp âm thanh nhịp điệu để tìm hiểu hết các tầng nghĩa. Có khi điều bài thơ gợi ra còn quan trọng hơn điều nói rõ. Chưa đọc kĩ ngôn ngữ thơ đã hăm hở phân tích nội dung thơ là phạm sai lầm căn bản” [18, tr.370].

Biết tích hợp chặt chẽ với Tiếng Việt để đi sâu khai thác các yếu tố nghệ thuật ngôn từ. Hướng dẫn học sinh biết vận dụng tri thức Tiếng Việt vào việc thẩm định cái hay, cái đẹp của văn chương – bộ môn nghệ thuật ngôn từ; đồng thời vận dụng các kỹ năng, tri thức về văn học, Tiếng Việt vào tạo lập các loại hình văn bản, phục vụ cho hoạt động giao tiếp trong đời sống hàng ngày và trong học tập.

Với định hướng đó, trong quá trình dạy học văn, thầy và trò luôn quan tâm vận dụng kiến thức Tiếng Việt để phát hiện, giải mã vẻ đẹp của “điểm sáng thẩm mĩ”. Dạy thơ trữ tình thì yêu cầu này càng quan trọng. Không bám vào kiến thức phân môn, người dạy và người học dễ bị rơi vào mê cung của ngôn ngữ. Nếu cảm nhận tích cực thì thấy lời thơ nào cũng hay, biện pháp nghệ thuật nào cũng thấy có giá trị cần khai thác nhưng cuối cùng lại rất hời hợt, chung chung. Ngược lại thì thấy chẳng có gì để nói, hay để hiểu gì cả.

Học sinh cần biết huy động quan niệm sống, vốn sống, kinh nghiệm trong việc liên tưởng, tưởng tượng để tái hiện hình tượng trong thơ trữ tình.

Câu hỏi phải thích hợp với khuôn khổ của một giờ học trên lớp, phải giải mã được ngôn ngữ, cắt nghĩa được ngôn từ và khơi gợi được khả năng tái hiện hình tượng của học sinh.

Một phần của tài liệu Rèn kỹ năng tri giác ngôn ngữ và tái hiện hình tượng trong dạy học thơ trữ tình ở lớp 11 trung học phổ thông (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)