Yêu cầu luyện tập kỹ năng cho học sinh

Một phần của tài liệu Rèn kỹ năng tri giác ngôn ngữ và tái hiện hình tượng trong dạy học thơ trữ tình ở lớp 11 trung học phổ thông (Trang 42)

Bản chất của quá trình dạy học văn là quá trình phát triển năng lực tiếp nhận văn học. Tiếp nhận văn học với dạy học hiện đại là học sinh chủ động, tự giác, tích cực, tự lực trong việc chiếm lĩnh tác phẩm. Nghĩa là khắc phục được sự lệ thuộc trong tư duy cho người học. Cá tính sáng tạo của học sinh được tôn trọng. Muốn vậy, người học phải có năng lực tiếp nhận mà tri giác ngôn ngữ nghệ thuật và tái hiện hình tượng ngôn từ là những năng lực đầu tiên, năng lực “cửa ngõ” để đi vào khám phá tác phẩm văn chương.

Như vậy, dạy học văn theo quan điểm của dạy học hiện đại là dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên, các đối tượng học sinh đều được suy nghĩ, tìm tòi, khám phá,…. Để có thể nhận diện và giải mã các “điểm sáng thẩm mĩ”, tái hiện chuẩn xác hình tượng để dựng lại bức tranh đời sống mà nhà văn phản ánh trong tác phẩm. Từ đó, lần ra “điều mới mẻ” mà nhà văn gửi gắm tới bạn đọc.

Việc rèn luyện cho học sinh các kỹ năng trên trong dạy học thơ trữ tình cần thiết hơn cả và cũng thuận lợi, khó khăn hơn cả. Cần thiết là do thơ trữ tình mở ra cảm xúc điển hình tiêu biểu cho con người. Cũng như các tác phẩm văn học nói chung, nó đề cao con người, đối với cuộc sống. Có kỹ năng đọc, nghe thơ trữ tình, con người có xúc cảm trước tư tưởng thẩm mĩ của thơ ca. Với học sinh, xúc cảm là gốc rễ của nhận thức, là cơ sở để khám phá “linh hồn” thơ, thưởng thức hương nhụy tinh hoa của nó để nuôi dưỡng tâm hồn.

Thuận lợi là bởi ngôn ngữ nghệ thuật thơ trữ tình hàm súc và giàu nhạc tính. Hình tượng thơ là hình tượng cảm xúc, dễ gây cảm hứng cho người đọc. Một khi có cảm hứng thơ, học sinh thích đọc thơ, thích nghe thơ. Lại có sự hướng dẫn tích cực của người thầy, niềm yêu thích ấy dễ dàng trở thành niềm đam mê tìm tòi, khám phá. Khi ấy, những bức màn bí ẩn của ngôn từ được mở ra. Trong tâm thức các em sẽ nảy sinh tư duy phân tích, so sánh để rồi tái hiện hình tượng và cảm nhận vẻ đẹp ngôn từ, hình tượng nghệ thuật. Như vậy, thế mạnh của ngôn ngữ thơ trữ tình, hình tượng thơ trữ tình tác động hiệu

quả giúp học sinh đọc được, nghe được thơ, nhìn được hình tượng cảm xúc. Từ đó, các em có thể diễn đạt được những điều mình nghĩ, đồng cảm được với cảm xúc của chủ thể trữ tình.

Bên cạnh những thuận lợi, khó khăn của việc tiếp thu thơ ca trữ tình cũng chính ở nội dung hàm súc và hình thức tinh tế của bài thơ. Nhà thơ đã đưa người đọc vào thế giới của những ý tưởng và sự kích thích mạnh mẽ. Những ý tưởng và sự kích thích này không phải được diễn đạt bằng ngôn ngữ thường ngày mà bằng ngôn ngữ thi ca. Đọc hiểu được ngôn ngữ thi ca ấy là cả một quá trình rèn luyện không phải giản đơn một sớm một chiều. Chỉ những người có khả năng tri giác ngôn ngữ nghệ thuật tốt mới rút ngắn con đường đến với hình tượng thơ. Từ đó, mới có thể cảm và hiểu nó, diễn đạt được những cảm nhận của mình trước vẻ đẹp của hình tượng thẩm mĩ này.

Đáp ứng yêu cầu rèn luyện kỹ năng cơ bản của học sinh trong quá trình dạy học văn nói chung và dạy học thơ trữ tình nói riêng, người giáo viên Ngữ văn cần định hướng rèn luyện cho các em những năng lực nhất định. Một trong những năng lực cần thiết đối với các em là năng lực tri giác ngôn ngữ và tái hiện hình tượng nghệ thuật.

CHƢƠNG 2

THỰC TIỄN DẠY HỌC VÀ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG TRI GIÁC NGÔN NGỮ, TÁI HIỆN HÌNH TƢỢNG TRONG DẠY HỌC THƠ

TRỮ TÌNH Ở LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

2.1. Khảo sát khả năng tri giác ngôn ngữ và tái hiện hình tƣợng thơ trữ tình của học sinh

2.1.1. Mục đích khảo sát

Khảo sát thực trạng dạy và học thơ trữ tình ở trường THPT để thấy được những ưu điểm và hạn chế của năng lực tri giác ngôn ngữ, tái hiện hình tượng thơ trữ tình, nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, yếu kém để từ đó đề xuất những biện pháp cụ thể cho đề tài của luận văn.

2.1.2. Đối tượng khảo sát

Chúng tôi chọn đối tượng khảo sát là:

- Giáo viên trực tiếp giảng dạy: 33 giáo viên thuộc ba trường THPT Kinh Môn II, THPT Kinh Môn và THPT Phúc Thành.

- Học sinh khối 11 thuộc ba trường THPT Kinh Môn II, THPT Phúc Thành và THPT Kinh Môn trên địa bàn huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.

2.1.3. Phương pháp khảo sát

- Chúng tôi tiến hành phát phiếu điều tra giáo viên và học sinh để xác định năng lực tri giác ngôn ngữ, tái hiện hình tượng trong dạy học thơ trữ tình.

- Dự giờ, quan sát hoạt động dạy học của giáo viên và hoạt động học của sinh lớp 11, phỏng vấn trực tiếp giáo viên và học sinh.

- Thống kê, nghiên cứu định hướng nội dung, phương pháp dạy học các tác phẩm thơ trữ tình trong sách giáo khoa Ngữ văn 11.

2.1.4. Nội dung khảo sát

- Đặc điểm, định hướng rèn kỹ năng tri giác ngôn ngữ và tái hiện hình tượng thơ trữ tình qua hệ thống câu hỏi tìm hiểu trong sách giáo khoa Ngữ văn 11.

- Phương pháp tổ chức học sinh tri giác ngôn ngữ và tái hiện hình tượng trong dạy học thơ trữ tình.

- Khảo sát năng lực tri giác ngôn ngữ và tái hiện hình tượng thơ trữ tình của học sinh qua giờ học văn.

2.1.5. Thời gian, địa điểm khảo sát

Trong quá trình nghiên cứu, tiến hành làm đề tài này, chúng tôi tiến hành khảo sát trong thời gian tháng 1 và tháng 2 năm 2012 trên phạm vi địa bàn tỉnh Hải Dương. Đây là khoảng thời gian mà chương trình văn học được giảng dạy ở khối 11, THPT tập trung tìm hiểu, phân tích các tác phẩm thơ trữ tình hiện đại của nhiều tác giả, trong đó có bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu và

Tràng giang của Huy Cận.

Địa điểm cụ thể là ba trường THPT: Khối 11- Trường THPT Kinh Môn II- Hải Dương, khối 11 - Trường THPT Phúc Thành và khối 11- Trường THPT Kinh Môn- Hải Dương.

2.1.6. Kết quả khảo sát

2.1.6.1. Khảo sát việc rèn năng lực tri giác ngôn ngữ và tái hiện hình tượng thơ trữ tình đặt ra trong sách giáo khoa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Căn cứ vào hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 của Bộ giáo dục và đào tạo, chúng tôi có bảng thống kê như sau:

Bảng 2.1. Thống kê số câu hỏi tri giác ngôn ngữ và tái hiện hình tƣợng thơ trữ tình của các bài thơ trữ tình hiện đại lớp 11

STT Tên bài thơ

Tổng số câu hỏi phần hƣớng dẫn học bài Câu hỏi tri giác ngôn ngữ Tỉ lệ % Câu hỏi tái hiện hình tƣợng Tỉ lệ %

1 Lưu biệt khi xuất dương

của Phan Bội Châu 4 2 50 0 0

2 Hầu trời của Tản Đà 4 1 25 1 25

3 Vội vàng của Xuân Diệu 4 1 25 0 0

4 Tràng giang của Huy

Cận 5 2 40 0 0

5 Đây thôn Vĩ Dạ của

Hàn Mặc Tử 4 1 25 1 25

6 Chiều tối của

Hồ Chí Minh 4 1 25 1 25

7 Từ ấy của Tố Hữu 4 2 50 0 0

8 Lai tân của Hồ Chí Minh 3 2 66,7 1 33,3

9 Nhớ đồng của Tố Hữu 5 2 40 1 20

10 Tương tư của

Nguyễn Bính 3 1 33,3 0 0

11 Chiều xuân của Anh Thơ 3 2 66,7 0 0

2.1.6.2. Khảo sát phương pháp dạy thơ trữ tình của giáo viên trung học phổ thông

- Tiến hành khảo sát giáo án của giáo viên đang dạy trực tiếp Ngữ văn 11 ở ba trường: THPT Kinh Môn II, THPT Kinh Môn và THPT Phúc Thành (ba trường đều thuộc huyện Kinh Môn, Hải Dương)

- Tiến hành khảo sát giáo viên bằng phiếu 5 câu hỏi với tất cả giáo viên của tổ Ngữ văn ở ba trường trên (33 giáo viên)

Kết quả như sau:

Bảng 2.2. Thống kê kết quả khảo sát giáo án

STT Tên trƣờng THPT Số giáo án khảo sát Kết quả khảo sát Có chú trọng rèn năng lực tri giác ngôn ngữ, tái hiện hình tƣợng Tỉ lệ % Chƣa chú trọng rèn năng lực tri giác ngôn ngữ, tái hiện hình tƣợng Tỉ lệ % 1 Kinh Môn 5 2 40 3 60 2 Phúc Thành 5 2 40 3 60 3 Kinh Môn II 5 3 60 2 40 Cộng trung bình 15 7 44,7 8 53,3

Bảng 2.3. Thống kê kết quả phiếu khảo sát giáo viên Nội dung khảo sát Số giáo viên

lựa chọn

Tỉ lệ %

Câu 1: Trong quá trình dạy thơ trữ tình, các thầy cô có quan tâm đến từ ngữ, hình ảnh, nhịp điệu, vần điệu, giọng điệu, tiết tấu không? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Không quan tâm

- Quan tâm một cách kĩ lưỡng, phát hiện cho bằng được

- Có lúc quan tâm, có lúc không

0 12 21 0 36,4 63,6 Câu 2: Theo thầy, cô hình ảnh nổi bật nhất trong

khổ 1 bài Tràng giang của Huy Cận: - Hình ảnh sóng gợn

- Hình ảnh con thuyền rẽ sóng

- Hình ảnh một cành củi khô nổi trôi giữa mênh mông sóng nước 8 13 12 24,4 39,4 36,4 Câu 3: Để giúp hình tượng nghệ thuật chuyến hóa

từ tác phẩm sang học sinh, thầy cô đã dùng biện pháp nào?

- Dùng câu hỏi để khơi gợi học sinh - Giải mã hình ảnh để kích thích học sinh - Nói ra một phần hình tượng 18 9 6 54,5 27,3 18,2 Câu 4: Theo thầy cô, hướng khai thác một bài thơ

trữ tình nên:

- Đi từ hình thức tới nội dung - Đi từ nội dung tới hình thức

- Tách nội dung riêng, hình thức riêng

16 12 5 48,5 36,4 15,1 Câu 5: Trong các tiết dạy học thơ trữ tình, biện pháp

đọc diễn cảm được thầy cô sử dụng thường xuyên: - Đầu mỗi tiết học

- Diễn ra trong suốt tiết học - Cuối mỗi tiết học

18 7 8 54,5 21,2 24,3

2.1.6.3. Khảo sát năng lực tri giác ngôn ngữ và tái hiện hình tượng thơ trữ tình của học sinh qua giờ học văn

Chúng tôi đo năng lực tri giác ngôn ngữ nghệ thuật và tái hiện hình tượng thơ trữ tình của học sinh bằng phỏng vấn trực tiếp và điều tra bằng phiếu bài tập để học sinh làm bài (thời gian 15 phút). Mỗi phiếu được khảo nghiệm trên học sinh khối 11 ở 3 trường: THPT Phúc Thành, THPT Kinh Môn và THPT Kinh Môn II.

Trong mỗi phiếu trên, chúng tôi phân định như sau: Câu hỏi 1, 2 kiểm tra năng lực tri giác ngôn ngữ nghệ thuật (theo hình thức trắc nghiệm); câu hỏi 3 kiểm tra năng lực tái hiện hình tượng nghệ thuật thơ trữ tình (theo hình thức tự luận). Các bài thơ dùng để khảo sát: Vội vàng của Xuân Diệu và Tràng

giang của Huy Cận.

Cách đánh giá kết quả như sau:

* Tiêu chí đánh giá năng lực tri giác ngôn ngữ nghệ thuật: Chúng tôi đánh giá ngôn ngữ tri giác ngôn ngữ nghệ thuật theo ba mức: Tri giác ngôn ngữ nghệ thuật tốt; Tri giác ngôn ngữ nghệ thuật chưa tốt; Tri giác ngôn ngữ nghệ thuật sai. Tiêu chí đánh giá ở mỗi mức là như sau:

- Tri giác ngôn ngữ nghệ thuật tốt: Học sinh phát hiện ra từ thần, các biện pháp nghệ thuật, nhịp điệu, kết cấu, giọng điệu, mạch cảm xúc của chủ thế trữ tình, các hình ảnh sinh động…, nhận ra “điểm sáng thẩm mĩ” dẫn dắt tới chủ đề bài thơ. Hiểu đúng, hiểu sâu “điểm sáng thẩm mỹ” làm cơ sở cho việc cảm thụ tác phẩm tốt.

- Tri giác ngôn ngữ nghệ thuật chưa tốt: Học sinh mới chỉ phát hiện ra tri thức nghệ thuật vụn lẻ mà chưa nhìn ra “điểm sáng thẩm mĩ” của bài thơ. Giải mã yếu tố nghệ thuật hời hợt hoặc hiểu sai dẫn đến việc cảm thụ tác phẩm nông cạn.

- Tri giác ngôn ngữ nghệ thuật sai: Học sinh phát hiện sai hình thức nghệ thuật, “điểm sáng thẩm mĩ” của bài thơ dẫn đến việc cảm thụ tác phẩm chưa đúng.

* Tiêu chí đánh giá năng lực tái hiện hình tượng nghệ thuật của học sinh theo 3 mức: Tái hiện hình tượng tốt; tái hiện hình tượng chưa hoàn chỉnh; không tái hiện hình tượng. Tiêu chí để đánh giá ba mức như sau:

- Tái hiện hình tượng tốt: Đó là những bài viết biết bám sát vào bài thơ để tái hiện chính xác các chi tiết nghệ thuật do tác giả sáng tạo nên. Các em biết lấy ý nghĩa của hình tượng thơ làm đích cho sự tái hiện của mình; biết khái quát các chi tiết theo một hệ thống hoàn chỉnh.

- Tái hiện hình tượng chưa hoàn chỉnh: Đó là những bài viết mới chỉ tái hiện qua loa, hời hợt hoặc chỉ tái hiện được những chi tiết rời rạc, vụn lẻ hoặc chỉ “diễn nôm”, nói dài dòng, lan man ngoài tác phẩm. Vì vậy, bài tái hiện chưa hướng vào tư tưởng chủ đề của tác phẩm.

- Không tái hiện hình tượng: Đó là những bài viết bỏ trắng.

Bảng 2.4. Thống kê kết quả khảo sát năng lực tri giác ngôn ngữ nghệ thuật (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bài Trƣờng Lớp

Tổng số học sinh

Kết quả tri giác

Tốt % Chƣa tốt % Tri giác sai % Vội vàng

Kinh Môn 11A,11B, 11D

137 50 36,5 54 39,4 33 24,1 Kinh Môn II 11A,11D,

11E 140 42 30 58 41,4 40 28,6 Phúc Thành 11B,11C, 11D 136 47 34,6 58 42,6 31 22,8 Tràng giang

Kinh Môn 11C,11E, 11G 138 47 34,1 57 41,3 34 24,6 Kinh Môn II 11B,11C, 11G, 11H 185 54 29,2 93 50,3 38 20,5 Phúc Thành 11A, 11E, 11G 139 49 35,3 62 44,6 28 20,1 Trung bình 875 289 33 382 43,7 204 23,3

Bảng 2.5. Thống kê kết quả khảo sát năng lực tái hiện hình tƣợng thơ trữ tình Bài Trƣờng Lớp Tổng số học sinh

Kết quả tái hiện hình tƣợng Tốt % Chƣa hoàn chỉnh % Không tái hiện % Vội vàng

Kinh Môn 11A,11B 11D

137 37 27 79 57,7 21 15,3

Kinh Môn II 11A,11D 11E 140 30 21,4 82 58,6 28 20 Phúc Thành 11B,11C 11D 136 37 27,2 80 58,8 19 14 Tràng giang

Kinh Môn 11C,11E, 11G 138 34 24,6 82 59,4 22 16 Kinh Môn II 11B,11C 11G,11H 185 38 20.5 121 65,4 26 14,1 Phúc Thành 11A,11E 11G 139 38 27,3 80 57,6 21 15,1 Trung bình 875 214 24,4 524 59,9 137 15,7

2.1.7. Kết luận về năng lực tri giác ngôn ngữ, tái hiện hình tượng nghệ thuật trong dạy học thơ trữ tình ở lớp 11 THPT thuật trong dạy học thơ trữ tình ở lớp 11 THPT

Từ kết quả trên đây, tác giả luận văn xin đưa ra một số nhận xét về năng lực tri giác ngôn ngữ nghệ thuật, tái hiện hình tượng thơ trữ tình và thực trạng dạy học thơ trữ tình ở lớp 11 THPT như sau:

Các văn bản thơ trữ tình ở chương trình lớp 11 bao gồm thơ trữ tình trung đại và thơ trữ tình hiện đại. Số lượng các tác phẩm thơ trữ tình so với số lượng văn bản chiểm tỉ lệ khá lớn. Cụ thể, ở chương trình lớp 11, trong tổng

số 43 văn bản các em phải học có 23 văn bản thuộc loại thơ trữ tình. Trong 23 văn bản thơ trữ tình thì có 11 văn bản thuộc thơ trữ tình Việt Nam hiện đại, 10 văn bản thơ trữ tình trung đại, 2 văn bản thơ trữ tình của văn học nước ngoài. Đây đều là các bài thơ có giá trị và có hiệu quả giáo dục, giáo dưỡng.

Khảo sát hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài trong tất cả các bài thơ hiện đại ở lớp 11, tác giả luận văn cũng nhận thấy có 39,5% là câu hỏi tri giác ngôn ngữ nghệ thuật; 11,6% câu hỏi yêu cầu học sinh tái hiện hình tượng nghệ thuật. Số liệu trên chứng tỏ sách giáo khoa đã có chú ý tới việc rèn năng lực tri giác ngôn ngữ cho học sinh, nhưng việc rèn luyện năng lực tái hiện hình tượng

Một phần của tài liệu Rèn kỹ năng tri giác ngôn ngữ và tái hiện hình tượng trong dạy học thơ trữ tình ở lớp 11 trung học phổ thông (Trang 42)