Kết luận về năng lực tri giác ngôn ngữ, tái hiện hình tượng nghệ

Một phần của tài liệu Rèn kỹ năng tri giác ngôn ngữ và tái hiện hình tượng trong dạy học thơ trữ tình ở lớp 11 trung học phổ thông (Trang 52)

Từ kết quả trên đây, tác giả luận văn xin đưa ra một số nhận xét về năng lực tri giác ngôn ngữ nghệ thuật, tái hiện hình tượng thơ trữ tình và thực trạng dạy học thơ trữ tình ở lớp 11 THPT như sau:

Các văn bản thơ trữ tình ở chương trình lớp 11 bao gồm thơ trữ tình trung đại và thơ trữ tình hiện đại. Số lượng các tác phẩm thơ trữ tình so với số lượng văn bản chiểm tỉ lệ khá lớn. Cụ thể, ở chương trình lớp 11, trong tổng

số 43 văn bản các em phải học có 23 văn bản thuộc loại thơ trữ tình. Trong 23 văn bản thơ trữ tình thì có 11 văn bản thuộc thơ trữ tình Việt Nam hiện đại, 10 văn bản thơ trữ tình trung đại, 2 văn bản thơ trữ tình của văn học nước ngoài. Đây đều là các bài thơ có giá trị và có hiệu quả giáo dục, giáo dưỡng.

Khảo sát hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài trong tất cả các bài thơ hiện đại ở lớp 11, tác giả luận văn cũng nhận thấy có 39,5% là câu hỏi tri giác ngôn ngữ nghệ thuật; 11,6% câu hỏi yêu cầu học sinh tái hiện hình tượng nghệ thuật. Số liệu trên chứng tỏ sách giáo khoa đã có chú ý tới việc rèn năng lực tri giác ngôn ngữ cho học sinh, nhưng việc rèn luyện năng lực tái hiện hình tượng nghệ thuật lại chưa được chú trọng. Trong số các câu hỏi về tri giác ngôn ngữ nghệ thuật, nội dung câu hỏi nghiêng về tri giác từ ngữ, hình ảnh, nhịp điệu, vần điệu, ngữ điệu, tiết tấu, giọng điệu; việc tri giác kết cấu, phong cách thơ… chưa được chú ý.

Qua dự giờ, xem xét giáo án các tiết dạy thơ trữ tình hiện đại; dựa vào kết quả khảo sát giáo viên, tác giả luận văn thấy nhìn chung các thầy cô đã chú ý khai thác tác phẩm thơ trữ tình trong mối quan hệ hữu cơ giữa hình thức và nội dung. Một số giáo viên đã bám sát mạch cảm xúc làm nổi bật hình tượng trữ tình. Tuy nhiên, khi được hỏi về hướng khai thác một bài thơ trữ tình, đã có 15,1 % số thầy cô cho rằng nên tách nội dung riêng, hình thức riêng; 36,4% số thầy cô cho rằng nên đi từ nội dung đến hình thức. Số liệu này làm chúng ta không khỏi băn khoăn. Bởi có 51,5% giáo viên dạy thơ trữ tình mà thoát ly đặc trưng của nó. Đó là hạn chế ảnh hưởng tới chất lượng dạy học thơ trữ tình ở phổ thông hiện nay.

Bên cạnh đó, có đến 63,6% giáo viên cho rằng trong dạy thơ trữ tình có lúc quan tâm, có lúc không quan tâm đến từ ngữ, hình ảnh, nhịp điệu, vần điệu, giọng điệu, ngữ điệu, tiết tấu. Chỉ có 36,4% số thầy cô quan tâm một cách kĩ lưỡng, phát hiện cho bằng được các yếu tố trên. Lối dạy thơ trữ tình phổ biến vẫn là dạy theo ý nên không khơi gợi được cảm xúc cho người học.

Các yếu tố ngôn ngữ nghệ thuật như nhịp điệu, vần điệu, âm hưởng, tiết tấu, giọng điệu thơ chưa được chú ý khai thác để làm nổi bật hình tượng trữ tình. Như vậy, lối dạy thơ trữ tình theo ý đã đi chệch bản chất của văn chương, thủ tiêu “cảm xúc thẩm mĩ” của người học. Nếu bản thân thầy cô cũng không chú trọng tới việc tri giác ngôn ngữ nghệ thuật và tái hiện hình tượng thơ thì làm sao rèn cho học sinh được những năng lực ấy.

Có một thực tế là không ít giáo viên còn lúng túng khi xác định trọng tâm bài học. Nội dung phân tích thơ vì thế dẫn tới lan man, bản thân học sinh theo hướng dẫn như vậy cũng không nắm được hình tượng trữ tình, không rung động được trước vẻ đẹp của các “điểm sáng thẩm mĩ” trong bài thơ. Khi được hỏi hình ảnh nổi bật nhất trong khổ 1 bài Tràng giang của Huy Cận có đến 63,6 % giáo viên trả lời sai trọng tâm do không phát hiện ra được hình ảnh một cành củi khô nổi trôi giữa mênh mông dòng nước. Đây là hình ảnh được dùng rất sáng tạo, vừa gợi hình, vừa gợi cảm, vừa giàu tính thể hiện, vừa có ý nghĩa biểu hiện. Hình ảnh này, trước hết là một hình ảnh tả thực đã tái hiện diện mạo chân thực của sông nước tràng giang. Đồng thời nó còn gợi ra thân phận bơ vơ, chìm nổi, vô định của những cá thể nhỏ nhoi giữa tạo vật thiên nhiên mênh mông, hiu quạnh. Đối diện với cá thể, con người không khỏi chạnh lòng nghĩ đến thân phận của mình…

Nắm vững định hướng “Giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, tạo điều kiện cho tất cả các đối tượng học sinh đều được suy nghĩ, tìm tòi, khám phá…”. Nhiều thầy cô đã thực hiện khá thành công đổi mới phương pháp trong từng tiết dạy cụ thể. Không ít giáo viên đã thành công trong tổ chức, hướng dẫn học sinh nhận thức tư tưởng nghệ thuật tác phẩm qua việc tìm tòi, cắt nghĩa, phân tích giá trị ngôn ngữ nghệ thuật, phát huy trí tưởng tượng của học sinh thông qua tái hiện hình tượng thơ.

Nhưng thực tế, còn ít giáo viên gợi được hồi tưởng, suy tư, rung động của học sinh. Việc vận dụng các phương pháp, biện pháp trong quá trình dạy học của giáo viên còn chưa linh hoạt, đôi khi khiên cưỡng, gò ép. Nhiều giáo viên dạy một bài thơ có tới 25 đến 30 câu hỏi nhưng lại rất ít câu hỏi hình dung, tưởng tượng. Dạy Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử giáo viên không hề sử dụng câu hỏi tái hiện hình tượng. Trong khi đó vẻ đẹp thiên nhiên thôn Vĩ hiện lên thật rực rỡ và lộng lẫy, cảnh sông trăng huyền ảo… chỉ là những nhận xét được thầy cô rút ra rồi áp đặt cho học trò mà thôi. Các em không có sự rung động trước vẻ đẹp của các hình ảnh thơ. Vì thế, học sinh không thấy yêu thơ mà chán cả thơ dẫn đến chán cả học văn.

Điều đáng lưu tâm hơn cả ở các tiết đọc hiểu văn bản thơ là có ít hoặc thiếu hệ thống bài tập rèn luyện. Các thầy cô chỉ cố truyền tải cho xong kiến thức. Hầu hết bài giảng không khai thác sâu hình thức biểu hiện, có bài tập thì cũng chỉ là các bài tập đánh giá, cảm thụ, nhưng số lượng bài tập dạng này cũng rất ít. Bài tập rèn cho học sinh năng lực tri giác ngôn ngữ và tái hiện hình tượng thơ hầu như bỏ trống. Việc đọc diễn cảm bài thơ phần lớn chỉ được thực hiện ở đầu mỗi tiết học; giữa và cuối tiết học hầu như vắng bóng.

Căn cứ vào kết quả khảo sát, có đến 23,3% học sinh tri giác ngôn ngữ nghệ thuật sai và 43,7% số học sinh ngôn ngữ nghệ thuật chưa tốt. Như vậy, năng lực tri giác ngôn ngữ nghệ thuật của học sinh rất yếu. Đặc biệt, những câu hỏi yêu cầu tri giác về nhịp điệu, tiết tấu, ngữ điệu, kết cấu, phát triển nghĩa, “khoảng trắng” của bài thơ hầu như các em không phát hiện ra.

Khảo sát về năng lực tái hiện hình tượng: 75,6 % số học sinh được khảo sát bỏ trống hoặc tái hiện hình tượng không tốt. Điều này cho thấy năng lực tái hiện hình tượng của học sinh còn yếu hơn cả năng lực tri giác ngôn ngữ. Cụ thể, có 15,7 % học sinh được khảo sát bỏ trống phần câu hỏi tái hiện hình tượng, 59,9 % số học sinh khảo sát tái hiện hình tượng hời hợt, sơ sài. Khi yêu cầu các em: Hãy tưởng tượng và miêu tả tâm trạng của chủ thể trữ tình ở

đoạn cuối bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu; Hãy hình dung và miêu tả tâm trạng nhân vật trữ tình ở khổ 1 bài thơ Tràng giang của Huy Cân, các em đều tái hiện hình tượng chưa tốt, nhiều bài tái hiện qua loa. Chẳng hạn có bài các em viết: “Trong đoan thơ này, tác giả tưởng mình đang đứng trước thiên nhiên bao la, rộng lớn của tràng giang ”. Hoặc: “Bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu là lời thúc giục con người hãy sống vội vàng, gấp gáp chớ phải lo âu gì cả”.

Phần lớn các bài rơi vào diễn xuôi hoặc suy diễn tùy tiện, chủ quan, xa rời tác phẩm. Ví dụ:

“Trong đoạn thơ này, tác giả đã thể hiện lối sống vội vàng thông qua các động từ mạnh mẽ như ôm, riết, say, thâu, ôm. Điều đó cho thấy ước muốn của tác giả rất mãnh liệt”

“Cả đoạn thơ cho thấy cảm xúc sôi trào của thi sĩ Xuân Diệu. Tác giả muốn vơ vào mình cả sự sống bắt đầu mơn mởn, cả mây đưa, gió lượn, cả cánh bướm và tình yêu. Đúng là một con người ham sống”.

“Bức tranh tràng giang có sóng, có thuyền xuôi mái, có cành củi khô đang trôi lững lờ. Tất cả đều góp phần làm nổi bật tâm trạng buồn của nhà thơ”

“Đoạn thơ đã thể hiện cảnh sông nước tràng giang sao mà rộng lớn đến thế. Đứng trước khung cảnh ấy, tác giả cảm thấy lòng mình bâng khuâng khó tả, xen lẫn với tình yêu quê hương đất nước”

“Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới. Cái mới của Xuân Diệu chính là ở chỗ ông có quan niệm sống tích cực, sống hòa mình vào thiên nhiên, coi thiên nhiên như người bạn, người tình say đắm”.

Tình trạng tái hiện hình tượng qua loa, sơ sài, diễm nôm đoạn thơ, hoặc không tái hiện được chi tiết nghệ thuật nào trong bài thơ mà chỉ nói dông dài, lan man ngoài tác phẩm đều đi chệch yêu cầu của việc tái hiện hình tượng. Vì vậy hình tượng trong sự tái hiện của các em trở nên méo mó, không hoàn chỉnh, thiếu chân thực và chính xác dẫn đến xác định tư tưởng, chủ đề tác phẩm không tốt.

Tuy nhiên, có 24,4% học sinh khảo sát được hình tượng tốt. Các em đã làm sống dạy hình tượng ẩn đằng sau những câu chữ, hình tượng được tái hiện hoàn chỉnh, trọn vẹn và biết hướng sự tái hiện vào việc làm nổi rõ tư tưởng, chủ đề của tác phẩm. Các em biết diễn đạt sự cảm thụ bằng lời căn trong sáng, bằng cách diễn đạt cụ thể và chuẩn xác.

Em Nguyễn Thị Hà (11C – THPT Kinh Môn) đã tái hiện tâm trạng của chủ thể trữ tình trong khổ thơ thứ nhất của bài thơ Tràng giang với cảm xúc tinh tế: “Đoạn thơ mở đầu đã thể hiện được phong cách độc đáo của hồn thơ Huy Cận, một hồn thơ có sự kết hợp giữa cổ điển và hiện đại. Ba dòng thơ đầu ẩn chứa phong vị cổ điển, hồn thơ Đường đã thấm sâu vào tâm hồn tác giả để rồi chất Đường thi cứ hiện ra thành hình ảnh, màu sắc, âm thanh, nhạc điệu. Một nhà thơ, một dòng sông, một con thuyền, tất cả đều mang một nỗi buồn của sự chia lìa, cô đơn. Đến dòng thơ cuối, Huy Cận đưa vào thơ mình hình ảnh chân thực của cuộc sống đời thường: hình ảnh một cành củi khô lạc lõng, bơ vơ, bập bềnh trôi giữa sóng nước mênh mang. Đây là một hình ảnh mới mẻ, giàu sức gợi. Qua hình ảnh đó, ta cảm nhận cái tôi cô đơn của tác giả”.

Em Nguyễn Thị Phương (11B – THPT Kinh Môn II) đã tái hiện hình ảnh “Củi một cành khô lạc mấy dòng” có viết: “Một cành củi khô đang bập bềnh giữa sóng nước tràng giang là hình ảnh độc đáo và giàu sức gợi. Nó không chỉ tái hiện diện mạo chân thực của sông nước tràng giang mà còn gợi ra thân phận bơ vơ, chìm nổi, vô định của những cá thể nhỏ nhoi giữa tạo vật thiên nhiên mênh mông, hiu quạnh. Đối diện với hình ảnh ấy, con người không khỏi chạnh lòng nghĩ đến thân phận của mình”.

Em Ngô Tuấn Anh (11E – THPT Phúc Thành) có viết: “Tràng giang” không chỉ là một bài thơ hay của Huy Cận mà còn là một trong những bài thơ tiêu biểu của phong tào Thơ mới. Mở đầu bài thơ là cảnh sông nước mênh mông, bất tận với những hình ảnh: sóng gợn tràng giang trùng trùng, điệp điệp; con thuyền xuôi mái, rẽ nước song song; một cành củi khô đang trôi nổi,

bập bềnh. Tất cả đểu ẩn chứa một nỗi niềm cô đơn, một tâm trạng buồn của tác giả”.

Em Trần Thanh Hằng (11G – THPT Kinh Môn II) đã tái hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình ở đoạn cuối bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu như sau: “Bài thơ được kết thúc bằng những cảm xúc mãnh liệt, bằng những ham muốn mỗi lúc một cuồng nhiệt, vồ vập của nhân vật trữ tình. Điệp từ ta muốn

kết hợp với các động từ ôm, riết, say, thâu, cắn đã thể hiện khát khao mãnh liệt của nhà thơ. Tác giả dường như chủ động chạy đua với thời gian để giành giật tuổi trẻ, tình yêu và hạnh phúc. Qua đây ta cảm nhận được tình cảm yêu đời, yêu cuộc sống của nhà thơ Xuân Diệu”.

Em Nguyễn Phương Thảo (11E – THPT Kinh Môn) lại viết: “Đoạn thơ cuối bài Vội vàng hết sức mới mẻ, đặc sắc, thể hiện rõ tâm hồn, phong cách thơ Xuân Diệu. Đoạn thơ là những lời giục giã hãy sống vội vàng, hãy tận hưởng hết mình niềm lạc thú tuổi trẻ, mùa xuân, tình yêu. Tình cảm càng ngày càng nồng nàn, hành động mỗi lúc một vội vã, gấp gáp và mãnh liệt, dâng trào như những đợt sóng gối lên nhau mà dâng cao không dứt. Tình cảm ấy được thể hiện qua giọng thơ, nhịp thơ sôi nổi, cuồng nhiệt và điệp ngữ ta muốn kết hợp với các động từ mạnh như ôm, riết, say, thâu, cắn. Vì thế, đoạn thơ đã cho thấy quan niệm sống vội vàng của Xuân Diệu là tăng nhịp sống để sống nhanh, sống mạnh, sống có ý nghĩa trong cuộc đời này”.

2.2. Biện pháp rèn kỹ năng tri giác ngôn ngữ và tái hiện hình tƣợng trong dạy học thơ trữ tình ở lớp 11 trung học phổ thông

2.2.1. Những yêu cầu có tính nguyên tắc

Dạy thơ trước hết phải bám vào phương pháp giảng dạy các tác phẩm văn học nói chung: “Thơ có đặc trưng của thơ, nhưng thơ cũng là văn học nên cũng mang những đặc trưng chung của văn học là tính hình tượng hình thành trong ngôn ngữ. Một bài thơ cũng là một tác phẩm văn học. Dạy thơ có những điều chú

ý riêng, nhưng trước hết dạy thơ cũng phải phục tùng những phép tắc và phương pháp của việc giảng dạy một tác phẩm văn học nói chung” [4,tr.73].

Dạy thơ trữ tình nói chung và thơ trữ tình hiện đại nói riêng phải bám vào đặc điểm thi pháp của nó. Mỗi bài thơ trữ tình cũng có tính độc đáo riêng về nội dung và hình thức. Giảng dạy thơ trữ tình chủ yếu là giảng hình tượng thơ, qua hình thức để giảng nội dung, là thông qua việc phân tích các yếu tố về thể loại, kết cấu, ngôn ngữ để làm sống dậy hình tượng với tất cả vẻ đẹp chiều sâu của nó. Từ đó, tiếp thu và truyền đạt tư tưởng, tình cảm của tác phẩm phù hợp với mục đích, yêu cầu giáo dục, giáo dưỡng.

“Học thơ là cảm và hiểu. Dạy thơ là đọc và giảng. Khi cảm và hiểu, đọc và giảng thơ đều cần lưu ý đến đặc trưng của thơ” [4, tr.74]. Ngôn ngữ thơ có tính hàm súc cho nên “Quá trình khám phá bài thơ phải công phu: Đi từ lớp nghĩa, lớp hình ảnh, lớp âm thanh nhịp điệu để tìm hiểu hết các tầng nghĩa. Có khi điều bài thơ gợi ra còn quan trọng hơn điều nói rõ. Chưa đọc kĩ ngôn ngữ thơ đã hăm hở phân tích nội dung thơ là phạm sai lầm căn bản” [18, tr.370].

Biết tích hợp chặt chẽ với Tiếng Việt để đi sâu khai thác các yếu tố nghệ thuật ngôn từ. Hướng dẫn học sinh biết vận dụng tri thức Tiếng Việt vào việc thẩm định cái hay, cái đẹp của văn chương – bộ môn nghệ thuật ngôn từ; đồng thời vận dụng các kỹ năng, tri thức về văn học, Tiếng Việt vào tạo lập các loại hình văn bản, phục vụ cho hoạt động giao tiếp trong đời sống hàng ngày và trong học tập.

Với định hướng đó, trong quá trình dạy học văn, thầy và trò luôn quan tâm vận dụng kiến thức Tiếng Việt để phát hiện, giải mã vẻ đẹp của “điểm

Một phần của tài liệu Rèn kỹ năng tri giác ngôn ngữ và tái hiện hình tượng trong dạy học thơ trữ tình ở lớp 11 trung học phổ thông (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)