Các kiến nghị đối với các cơ quan hữu quan

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành quốc tế tại công ty TNHH Dịch vụ Du lịch Đông Dương (Trang 51)

Tổng giám đốc Giám đốc

4.3.2Các kiến nghị đối với các cơ quan hữu quan

a) Kiến nghị với Nhà Nước

Trong những năm gần đây Nhà Nước đã có nhiều chính sách ðể phát triển du lịch nhý việc ðýa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong cả nýớc. Tuy nhiên ngành du lịch Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập nhý chính sách thúc ðẩy ðầu tý phát triển du lịch còn chưa kịp thời, các dự án phát triển du lịch chưa được quản lý sát sao gây tình trạng thất thoát, các chính sách pháp luật tạo sự thông thoáng trong kinh doanh lữ hành quốc tế chưa được triển khai mạnh mẽ…Do đó, luận văn có một số những kiến nghị sau:

- Không ngừng đầu tư xây dựng và hiện đại hóa các cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho sự phát triển của ngành du lịch như xây dựng hệ thống giao thông, tạo thuận lợi cho vận chuyển…Nhà Nước cũng cần đầu tư xây dựng nâng cấp tu bổ cải tạo các di tích lịch sử văn hóa lịch sử có ý nghĩa quốc gia, hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật ở các khu du lịch trọng điểm cũng như đảm bảo an ninh dành cho khách du lịch…

- Hoàn thành, triển khai Luật du lịch vào hoạt động kinh doanh du lịch đặc biệt là kinh doanh lữ hành quốc tế nhưng vẫn đảm bảo sự hỗ trợ cho các công ty kinh doanh lữ hành quốc tế.

- Giảm thiểu sự cồng kềnh của việc thực hiện các thủ tục hành chính như đơn giản hóa các thủ tục xuất nhập cảnh, quá cảnh với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tại các cửa khẩu, sân bay, tổ chức nhiều hơn các chương trình miễn thị thực cho khách du lịch quốc tế…

- Nhà Nước cần chú trọng mở rộng các mối quan hệ với các nước trên thế giới, tạo môi trường kinh doanh an toàn, lành mạnh, thu hút đầu tư nước ngoài cho thị trường kinh doanh du lịch.

- Tăng cường quản lý điều tiết nền kinh tế bao gồm chỉ số giá tiêu dùng, lạm phát, lãi suất, bình ổn tỷ giá hối đoái, tránh gây ra tình trạng bất ổn trong tâm lý khách quốc tế, tạo tâm lý an toàn trong kinh doanh du lịch và khuyến khích đầu tư.

- Quan tâm quản lý, phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch. Thúc đẩy khuyến khích, đưa ngoại ngữ thành một môn học quan trọng trong chương trình giáo dục đào tạo cho sinh viên ngành du lịch nói riêng và người học nói chung trên cả nước. Dành một khoản ngân sách hợp lý để đầu tư đào tạo cho các trường dạy về chuyên ngành du lịch.

b) Kiến nghị đối với tổng cục du lịch

Tổng cục du lịch là cơ quan đại diện cao nhất của Nhà Nước trong quản lý ngành du lịch. Các hoạt động của tổng cục du lịch tác động rất nhiều đến hoạt động kinh doanh lữ hành của các công ty du lịch. Sau đây là một số kiến nghị đối với Tổng cục du lịch, cụ thể như sau:

- Thường xuyên tổ chức, phát động các chương trình du lịch quốc gia nhằm thu hút sự chú ý của khách du lịch trên toàn thế giới hướng tới Việt Nam. Ví dụ như: Chương trình “Ấn tượng Việt Nam” năm 2009, triển khai “Năm du lịch quốc gia – 2010” hướng tới kỷ niệm “1000 năm Thăng Long – Hà Nội”.

- Triển khai sắp xếp lại hệ thống kinh doanh du lịch, có quy chế quản lý chặt chẽ đối với hoạt động kinh doanh du lịch quốc tế. Kiểm tra thường xuyên những doanh nghiệp kinh doanh du lịch và tiến hành thu hồi giấy phép kinh doanh của các đơn vị không đủ điều kiện kinh doanh.

- Tạo thông thoáng trong làm ăn kinh doanh du lịch. Hỗ trợ các công ty liên doanh, liên kết du lịch để phát triển du lịch hơn nữa.

- Tăng cường xúc tiến – quảng bá hình ảnh của du lịch Việt Nam trên khắp thế giới thông qua nhiều hình thức như tham gia các hội chợ triển lãm du lịch quốc tế, giới thiệu du lịch Việt Nam trên các tạp chí du lịch thế giới…

MỤC LỤC

TÓM LƯỢC LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU………..i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT………...ii

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành quốc tế tại công ty TNHH Dịch vụ Du lịch Đông Dương (Trang 51)