Tổng giám đốc Giám đốc
4.3.1 Các giải pháp đề xuất với công ty
Để thực hiện mục tiêu và khắc phục được những hạn chế mà công ty đang gặp phải cần thực hiện một số giải pháp cụ thể sau. Bao gồm:
a) Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Qua quá trình điều tra, khảo sát cho thấy hiệu quả sử dụng vốn năm 2010 giảm so với năm 2009, hiệu quả sử dụng chi phí cũng giảm, bên cạnh đó là tình trạng thiếu vốn mở rộng kinh doanh nên công ty cần quan tâm hơn nữa đến công tác quản trị và sử dụng vốn. Để đạt được mục tiêu này, công ty cần xử lý tốt các vấn đề sau:
Khai thác nguồn vốn vay mới:
Kinh doanh lữ hành có tính chất mùa vụ, một năm được chia thành chính vụ và trái vụ. Vào chính vụ nhu cầu của khách du lịch tăng cao, nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh rất lớn, đòi hỏi các công ty phải có được nguồn vốn lớn phục vụ cho hoạt động
kinh doanh. Công ty nên lựa chọn các nguồn vốn vay mới, có lãi suất thấp để giảm bớt các khoản chi phí lãi vai phải trả, tăng thêm lợi nhuận cho công ty.
Có thể thực hiện giải pháp này bằng cách:
- Huy động vốn từ các thành phần kinh tế khác ngoài doanh nghiệp như: tổ chức hợp tác, liên kết mở rộng với các doanh nghiệp khác…
- Huy động vốn nhàn rỗi từ cán bộ công nhân viên trong công ty.
Để thực hiện được điều này, công ty cần có các phương án kinh doanh cụ thể, có tính thuyết phục rõ rang để các nhà đầu tư tin tưởng vào công ty.
Tiết kiệm chi phí, sử dụng tài sản hợp lý:
Bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tối đa hóa lợi ích sinh lời thì cần phải tiết kiệm chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh. Để làm được điều này công ty cần phải xây dựng một kế hoạch bằng cách thiết lập đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ, kinh nghiệm, có năng lực, am hiểu thị trường và có thể tiếp cận với các nhà cung cấp một cách có lợi nhất để có thể đáp ứng tốt nhất các tiêu chí chương trình du lịch đặt ra mà vẫn tránh được những chi phí không hợp lý. Công ty cũng cần mở rộng lựa chọn nhà cung ứng, giữ mối quan hệ lâu dài và uy tín để được hưởng các triết khấu, giảm giá và các chi phí không cần thiết. Thông qua kế hoạch kinh doanh, công ty cần xây dựng kế hoạch sử dụng từng loại chi phí bao gồm: chi phí quản lý, chi phí thiết kế xây dựng tour, chi phí tổ chức tour, …
Hoàn thiện hơn nữa công tác kế hoạch hóa vốn lưu động:
Công ty cần căn cứ vào kế hoạch kinh doanh trong kỳ để xây dựng nhu cầu về vốn lưu động từ đó có các kế hoạch phù hợp để huy động vốn cho kịp thời và hiệu quả. Có thể nói việc hoạch định nhu cầu vốn đối với một công ty lữ hành là không đơn giản do kinh doanh lữ hành chịu tác động của rất nhiều nhân tố. Mặc dù vậy công ty vẫn cần phải tiến hành hoạt động này, công ty có thể áp dụng các phương pháp để xác định nhu cầu vốn như phương pháp phân tích tỷ lệ trên doanh thu để tính gần đúng nhu cầu về vốn lưu động trong năm tới. Công ty cũng có thể dựa vào định mức hao phí, thực trạng sử dụng vốn trong thời gian qua sau đó xác định vốn cho năm kế hoạch.
Việc xác định kế hoạch vốn lưu động định mức có tác dụng thực tế hơn, tránh được tình trạng thừa hoặc thiếu vốn trong kỳ kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và làm lành mạnh tình hình tài chính của công ty.
TSCĐ chiếm một vị trí quan trọng trong vốn của doanh nghiệp. Bởi vậy khi khai thác hiệu quả và triệt để thì mới được coi là sử dụng vốn có hiệu quả.
Công ty cần tiến hành phân cấp quản lý TSCĐ cho các bộ phận trong nội bộ công ty. Quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn, đồng thời phải thực hiện kiểm soát, kiểm kê, phân tích hiệu quả, cần phải sử dụng TSCĐ có trách nhiệm, tiết kiệm chi phí, tránh lãng phí trên phần TSCĐ mà mình được giao. Từ đó thúc đẩy hiệu quả sử dụng TSCĐ chung. Công ty cần lựa chọn và xác định phương pháp khấu hao hợp lý tránh bị ảnh hưởng của hao mòn vô hình, tính toán lựa chọn đổi mới TSCĐ tối ưu, phù hợp với nhu cầu sử dụng của công ty để tăng năng suất, giảm chi phí.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề cần phải thực hiện ngay nếu muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh. Sử dụng vốn có hiệu quả giúp cho công ty có đủ điều kiện để mở rộng quy mô kinh doanh, đảm bảo duy trì hoạt động kinh doanh hiện tại để phát triển ổn định. Và những giải pháp được nêu ra ở trên hoàn toàn mang tính khả thi và công ty có thể áp dụng trong dài hạn.
b) Tăng cường hoạt động nghiên cứu để mở rộng thị trường khách
Khách du lịch quốc tế của công ty chỉ chủ yếu tập trung tại một số thị trường trung thành nhất định hay nói cách khác tập khách hàng của công ty còn hẹp trong khi đó cuộc sống của con người ngày càng phát triển, nhu cầu đi du lịch dần trở thành nhu cầu thiết yếu. Thế giới trở nên phẳng hơn và đang có rất nhiều nền kinh tế đang trên đà phát triển như Nhật Bản và các nước Châu Á, Châu Úc…, đó chính là những thị trường tiềm năng để khai thác khách du lịch quốc tế. Do vậy công ty cần có các biện pháp để mở rộng thị trường thu hút khách hàng tăng doanh thu và lợi nhuận.
Trong hoạt động kinh doanh lữ hành vấn đề thị trường luôn là vấn đề cần được quan tâm. Do vậy để nâng cao khả năng khai thác khách của mình công ty cần phải làm tốt công tác nghiên cứu thị trường.
Nghiên cứu thông tin về khách hàng:
Công ty muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh cần phải có những hoạt động mở rộng thị trường. Công ty có thể hướng đến các thị trường rộng lớn, có khả năng chi trả cao như khu vực Nam Mỹ, Châu Úc, Nhật Bản…Để nghiên cứu các thông tin về khách hàng công ty cần phải xác định rằng khách hàng không chỉ là những người mua dịch vụ của công ty, họ còn có thể là những người hiện giờ hoàn toàn không hề biết đến công ty. Đối với một công ty, điều quan trọng là phải giữ những khách hàng mình nhắm tới trong giới hạn hẹp để có thể hoạt động trong khả năng và nguồn tài chính/lao động cho phép. Công ty càng có nhiều
thông tin về khách hàng thì lại càng dễ dàng quyết định độ lớn của nhóm khách hàng công ty đang nhắm đến. Nhóm khách hàng công ty nhắm đến có thể là môt nhóm khách hàng có chung đặc điểm như mức thu nhập, công việc, lối sống, giới tính và sở thích tiêu dùng. Công ty có thể thu thập thông tin về khách hàng của mình bằng cách:
- Khảo sát trực tiếp khách hàng tại các thị trường mới - Thu thập thông tin từ tập khách hàng hiện tại
- Tổ chức hội nghị khách hàng
- Thu thập thông tin từ các nhân viên bán hàng/các nhà phân phối - những người thường làm việc trực tiếp với khách hàng
- Tìm kiếm danh sách khách hàng trên trang web của ðối thủ cạnh tranh - Nghiên cứu thị trường để khám phá thói quen và hành vi của khách hàng - Các cuộc điều tra xã hội của các tổ chức xã hội…
Trong đó, những thông tin về khách du lịch quốc tế mà công ty cần phải nắm được là: - Các thông tin nhân khẩu học: độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, quốc tịch, tôn giáo… - Các thông tin về sở thích, thị hiếu, nhu cầu của khách du lịch.
- Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng, điều kiện đi du lịch của khách như khoảng cách về địa lý, mục đích của chuyến đi, quỹ thời gian rảnh, khả năng thanh toán…
Ví dụ như: Công ty muốn hướng đến thị trường Nhật Bản, cần có các hoạt động nghiên cứu thị trường. Công ty cần chú ý nghiên cứu thật kỹ các vấn đề về nhân khẩu học, tôn giáo, thị hiếu và nhu cầu của du khách. Nhật Bản là một đất nước trọng con người và tinh thần dân tộc do vậy công ty có thể dần dần có các ý tưởng cho chương trình du lịch để tiếp cận thị trường này, như việc liên kết với các khách sạn do người Nhật làm chủ ở Việt Nam để đưa vào tour du lịch…
Nghiên cứu xu hướng phát triển của thị trường:
Xã hội ngày càng phát triển, khi xã hội phát triển các nhu cầu của con người cung phát triển theo. Khi nhu cầu thay đổi, đòi hỏi của con người ngày càng trở nên khắt khe hơn, họ thích những điều mới lạ và độc đáo, đi kịp thời đại. Một nhà kinh doanh giỏi phải là người nắm bắt, dự đoán trước được những nhu cầu đó, phải là người dẫn đầu xu hướng. Để làm được điều đó, công ty cần phải tiến hành hoạt động nghiên cứu xu hướng phát triển thị trường song song với quá trình cung ứng dịch vụ đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng.
Thị trường du lịch luôn biến động, đặc biệt là thị trường quốc tế. Để nắm bắt được xu hướng phát triển của thị trường công ty cần tiến hành phân tích biến động của thị trường
những năm qua, đồng thời nắm bắt những nhu cầu mới của khách hàng, trên cơ sở đó dự đoán được xu hướng phát triển của thị trường. Ví dụ như: Hiện tại trên thế giới vấn đề bảo vệ môi trường đang được đặt lên hàng đầu, khách du lịch muốn đi du lịch nhưng cũng muốn hoạt động du lịch của mình mang tính xanh và không tổn hại đến môi trường nơi mình đến du lịch. Trong trường hợp này, công ty có thể triển khai nghiên cứu các tour du lịch xanh, gần gũi với môi trường để thu hút khách hàng. Mặc dù kết quả nghiên cứu còn mang tính chủ quan nhưng lại là cơ sở quan trọng để phát triển hoạt động kinh doanh, đáp ứng kịp thời nhu cầu của du khách, qua đó cũng dự báo được thị trường khách hàng nào sẽ tăng, sẽ trững lại hay giảm sút. Từ đó công ty có thể đưa ra được chiến lược kinh doanh phù hợp.
Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh:
Đối thủ cạnh tranh luôn tạo áp lực lớn đến hoạt động kinh doanh của một công ty. Riêng đối với ICS các đối thủ cạnh tranh chính có thể nói đến là công ty cổ phần du lịch Hương Giang, công ty LD Du Lịch Exotissimo. Đây là 2 công ty lớn trong ngành kinh doanh lữ hành quốc tế ở Hà Nội nói riêng và nước ta nói chung. Trong kinh doanh, việc am hiểu đối thủ cạnh tranh của mình là một điều quan trọng. Nhờ sự am hiểu đối thủ cạnh tranh, công ty sẽ có khả năng tìm thấy, khai thác và thậm chí học hỏi cách phát triển của chính đối thủ cạnh tranh đó.
Công ty công ty cần phải nghiên cứu xem tại sao khách hàng lại tiêu dùng dịch vụ của đối thủ cạnh tranh mà không sử dụng dịch vụ của công ty mình. Công ty có thể lợi dụng Internet cho việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh như: sử dụng dịch vụ Dow Jones Interactive
cho phép công ty tìm kiếm hàng ngàn ấn phẩm để lấy tin tức về các đối thủ cạnh tranh của mình. Ngoài ra công ty cũng có thể học hỏi được nhiều điều về các công ty kinh doanh cạnh tranh bằng một cách khá đơn giản là truy cập vào website của đối thủ cạnh tranh.
Việc nắm rõ được mục tiêu kinh doanh của đối thủ cạnh tranh cũng là một vấn đề quan trọng. Một đối thủ cạnh tranh đang cố gắng tăng thị phần có thể giảm giá bán, một công ty đang nỗ lực để tăng lợi nhuận có thể cắt giảm chi phí, một doanh nghiệp muốn thúc đẩy tăng trưởng bán hàng có thể tăng cường và chú trọng vào một chiến dịch marketing. Nếu bạn biết được các mục tiêu của đối thủ cạnh tranh, thì bạn sẽ có khả năng đoán biết tốt hơn các sách lược của họ.
Dựa vào những điều này, công ty sẽ dễ dàng hơn trong việc xây dựng một chiến lược kinh doanh hợp lý để nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu của công ty tại thị trường khách mà công ty hướng đến, nâng cao khả năng hợp tác liên kết, tạo dựng các mối quan hệ làm ăn kinh doanh bền vững nhằm giảm thiểu chi phí, tăng doanh thu.
Mở rộng thị trường kinh doanh lữ hành quốc tế đòi hỏi công ty phải có một nguồn vốn lớn và có chiến lược kinh doanh cẩn trọng. Xâm nhập một thị trường mới đó là việc công ty gần như phải tiến hành hoạt động kinh doanh lại từ đầu tại thị trường đó. Công ty cần có những nghiên cứu kỹ lưỡng lựa chọn thị trường tiềm năng nhất mà công ty hướng đến, đây là một mục tiêu dài hạn. Những giải pháp nêu trên mang tính thực tế, nhưng cần được áp dụng một cách kỹ lưỡng, phù hợp với mục tiêu và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
c) Hoàn thiện chính sách giá
Du lịch ngày càng phát triển, mức độ cạnh tranh ngành càng ngày càng cao do sự phát triển của không chỉ các đối thủ cạnh tranh trực tiếp mà kể cả sự gia nhập của các đối thủ cạnh tranh mới ngày càng nhiều. Trong bối cảnh đó, vấn đề giá cả là hết sức nhạy cảm và quan trọng. Qua quá trình điều tra nghiên cứu cho thấy, chính sách giá của công ty còn chưa hợp lý. Nhiều khách hàng cho rằng tuy chất lượng dịch vụ và phục vụ của công ty tốt nhưng mặt bằng giá vẫn còn hơi cao so với thị trường. Công ty cần chú ý rằng, để có thể thu hút được khách hàng, giá cả đóng một vai trò quan trọng. Khi công ty đã có những điều kiện kinh doanh rất tốt rồi, công ty cần sử dụng chính sách giá như một công cụ để kích thích tiêu dùng và kéo dài chu kỳ sống của dịch vụ từ đó cũng giúp cho công ty có thể mở rộng kinh doanh. Để làm được điều này công ty cần:
- Duy trì mối quan hệ làm ăn bền vững với các nhà cung ứng dịch vụ du lịch đem lại nhiều lợi ích cho công ty, bên cạnh đó vẫn không ngừng tìm hiểu lựa chọn những nhà cung ứng khác có mức giá hợp lý, đáp ứng được mục tiêu của công ty. Tùy vào hoàn cảnh và điều kiện của mình mà công ty cần lựa chọn ra những đơn vị cung ứng phù hợp, có những điều kiện thuận lợi cho hoạt động của công ty cũng như đưa ra các tác động ép buộc hoặc khuyến khích.
- Xác định rõ các khoản chi phí để đưa ra mức giá bán hợp lý. Để thực hiện nhiệm vụ này một cách có hiệu quả, cần thiết phải lập một dự toán giá nhằm bù đắp được tất cả các chi phí cần thiết để tổ chức chương trình. Đối với khách hàng, để mua được chương trình du lịch thì tổng chi phí của chương trình phải được đánh giá là hợp lý. Trong khi đó đối với công ty thì phải thu được lợi nhuận từ việc bán chương trình đó. Do đó, nhiệm vụ của công ty là phải quyết định được một mức giá thật sát để có mức lợi nhuận hợp lý đồng thời thúc đẩy khách hàng cân nhắc mua chương trình.
- Nghiên cứu mức giá của các đối thủ cạnh tranh, tìm ra điểm mạnh, điểm yếu trong sản phẩm, dịch vụ và giá cả của họ để thẩm định giá một cách tốt hơn.
- Chi phí cần phải phù hợp với chất lượng của dịch vụ. Ví dụ: Khi công ty đưa ra một