Vận dụng phương pháp dự án (Project)

Một phần của tài liệu Những biện pháp tích cực hóa hoạt động của học sinh trong giờ học văn học sử ở trung học phổ thông (Trang 61)

Phương pháp dạy học theo kiểu dự án (Project) là phương pháp tổ chức cho GV và HS cùng nhau giải quyết không chỉ về mặt lí thuyết mà còn về mặt thực tiễn một nhiệm vụ học tập có tính chất tổng hợp, và tạo điều kiện cho HS cùng và tự quyết định trong tất cả các giai đoạn học tập, kết quả là tạo ra được một sản phẩm hoạt động nhất định.

a. Gắn với tình huống b. Định hướng HS

c. Mang tính thực tiễn xã hội cao

d. Tự tổ chức và chịu trách nhiệm (đặc điểm quan trọng nhất) e. Thống nhất giữa lí thuyết và thực hành

f. Định hướng sản phẩm g. Học tập mang tính xã hội

h. Tính chất tổng hợp của nhiệm vụ học tập (liên môn)

Các giai đoạn cơ bản của PP Project gồm: Xác định nhu cầu, Quyết định mục đích, Lập kế hoạch, Thực hiện, Đánh giá kết quả và kết thúc.

Phương pháp Project có rất nhiều ưu điểm nổi bật như:

HS có điều kiện nắm được chiều sâu của nội dung học tập; kiến thức đa dạng phong phú lôi cuốn HS.

Nội dung học tập gắn với sở thích, nhu cầu của HS nên dễ hình thành ở các em hứng thú học tập;

HS có điều kiện áp dụng công nghệ (máy vi tính và Internet) để triển khai, xử lý thiết kế và trình bày sản phẩm;

HS có điều kiện phát triển các kĩ năng tự học, các kĩ năng xử lý các vấn đề phức tạp, các kĩ năng xã hội như: làm việc theo nhóm, thuyết trình, phỏng vấn,...

Với các bài học VHS vốn khô khan và thường gây cảm giác căng thẳng cho HS việc vận dụng PP này sẽ cải thiện được đáng kể mặt tồn tại đó. Không chỉ có vậy, PP này còn giúp rèn luyện cho HS rất nhiều kĩ năng từ việc tìm hiểu, nắm bắt thông tin bài học đến các kĩ năng như hệ thống kiến thức, tư duy lập luận...

GV có thể vận dụng phương pháp này cho một bài dạy học về một tác giả bất kì hoặc cũng có thể vận dụng sau một bài dạy học.

VD: Sau khi học xong bài học về tác giả Nguyễn Du, GV có thể xây dựng một kế hoạch dự án cho HS tham gia với PP Project như sau:

- Bước 1: GV Phân lớp làm 4 nhóm; mỗi nhóm từ 9-10 HS (tùy theo sĩ số lớp). Sau đó cho HS bắt thăm nội dung bài tập.

? Câu hỏi: Sưu tầm tài liệu, viết bài và trình bày trước lớp theo các chủ đề sau:

1. Những nhân tố có ảnh hưởng tới phong cách sáng tác của Nguyễn Du.

2. Phong cách Nguyễn Du qua những bài thơ chữ Hán. 3. Dấu ấn của ca dao, dân ca trong “Truyện Kiều”. 4. Đại thi hào Nguyễn Du, cảm nhận qua một góc nhìn.

- Bước 2: GV hướng dẫn các nhóm xác định nội dung chuẩn bị và cách phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm.

- Bước 3: GV hướng dẫn cách thức trình bày sản phẩm. + Sản phẩm sưu tầm có thể dưới dạng bài viết, tranh ảnh, clip...

+ Nhóm trưởng có trách nhiệm tập hợp tư liệu của các thành viên trong nhóm sưu tầm được tạo thành sản phẩm chung của cả nhóm.

+ Sản phẩm trình bày dưới dạng văn bản Word hoặc Powerpoint...

+ Khi trình bày sản phẩm nên tạo điều kiện để tất cả các thành viên đều được tham gia trình bày; nhất là phần nội dung mà chính thành viên đó tìm hiểu và sưu tầm được giúp tăng hiệu quả cho sự làm việc của nhóm...

(GV có thể dành ra 2 tiết học tự chọn để các nhóm báo cáo kết quả làm việc và trình bày sản phẩm của nhóm)

- Bước 4: GV đưa ra các tiêu chí đánh giá với các sản phẩm của học sinh một cách khách quan, công bằng và hợp lí nhất giúp khích lệ được tinh thần làm việc của học sinh và đánh giá đúng năng lực học tập của học sinh... + Nội dung đúng với chủ đề.

+ Sản phẩm thể hiện tính sáng tạo; khoa học; phong phú về nội dung; trình bày đẹp...

+ Trình bày sản phẩm có ý tưởng rõ ràng, hấp dẫn , sáng tạo... + Nhóm kết hợp làm việc tích cực, hiệu quả, đoàn kết...

Tuy nhiên khi vận dụng PP Project trong dạy học cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Nếu không lưu ý, nội dung kiến thức trong dạy học theo kiểu project dễ rơi vào tình trạng hoặc quá bao quát, hoặc quá đi sâu về một mảng, gây khó khăn cho HS và GV trong triển khai project;

- Đòi hỏi có nhiều tư liệu tham khảo, nhiều trang thiết bị cần thiết và địa điểm phù hợp cho hoạt động của HS và GV;

- Đòi hỏi GV có năng lực tổ chức và quản lý HS trong hoạt động, nhất là hoạt động theo nhóm;

- Những HS chưa quen với học năng động rất khó đáp ứng các yêu cầu của PP Project.

Trên đây mới chỉ là đề xuất một số biện pháp tích cực hoá hoạt động của HS THPT qua bài VHS tác giả. Chắc chắn còn nhiều những biện pháp có thể vận dụng nhưng những biện pháp này thiết thực và phù hợp hơn cả với mục đích giúp tích cực hoá hoạt động của HS khi học kiểu bài VHS khái quát về tác giả văn học. Đồng thời những biện pháp trên được áp dụng đúng mức sẽ có tác dụng phát huy tính độc lập, chủ động tích cực, tự giác sáng tạo của HS trong học tập, bên cạnh đó khơi dậy niềm ham mê, sự hứng thú của các em khi khám phá, lĩnh hội tri thức cũng như vận dụng chúng trong những trường hợp cụ thể, trong những tình huống học tập khác nhau. Điều cơ bản là GV phải nắm chắc ưu nhược điểm của từng biện pháp trên để đạt hiệu quả cao khi sử dụng, biết phối hợp và vận dụng linh hoạt đồng bộ các biện pháp đó hỗ trợ cho việc giảng dạy tri thức mới.

Chƣơng 3

THIẾT KẾ THỂ NGHIỆM

Một phần của tài liệu Những biện pháp tích cực hóa hoạt động của học sinh trong giờ học văn học sử ở trung học phổ thông (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)