Xây dựng mô hình giáo án theo hướng tích cực hoá hoạt độngcủa người học

Một phần của tài liệu Những biện pháp tích cực hóa hoạt động của học sinh trong giờ học văn học sử ở trung học phổ thông (Trang 48)

phát hiện, khái quát hoá luận điểm, đàm thoại...GV đứng ở vị trí người điều hành, tổ chức, dẫn dắt người học hoạt động. GV đặt vấn đề- HS tri giác- GV tổ chức quá trình giải quyết vấn đề.

2.1.5. Xây dựng mô hình giáo án theo hướng tích cực hoá hoạt động của người học. người học.

Tính chủ động, sáng tạo của học sinh sẽ được hình thành và phát huy triệt để khi bài soạn của GV có định hướng tích cực hoá hoạt động của HS. Đổi mới phương pháp dạy học văn nói chung, dạy học bài VHS khái quát về tác giả nói riêng là sự đổi mới toàn diện, sự đổi mới mang tính hệ thống, nguyên lí, từ mục đích, nội dung, con đường, cách thức, hiệu quả. Vì vậy bài soạn của GV cũng cần thay đổi lại.

2.1.5.1. Bài soạn cũ.

Trước đây, bài soạn là đề cương nội dung kiến thức cần truyền thụ được soạn lôgic, chặt chẽ theo lôgic trình bày chứ không phải lôgic tiếp nhận của trò. Thực tế khảo sát mô hình bài soạn VHS về tác giả ở nhà trường THPT vẫn là mẫu bài soạn theo sách giáo viên của NXB giáo dục ban hành.

Ví dụ: Hướng dẫn giảng dạy bài VHS tác giả Nguyễn Trãi. A. Mục tiêu bài học:

- Thấy được Nguyễn Trãi là vị anh hùng dân tộc, một danh nhân văn hoá, nhà tư tưởng, nhà văn, nhà thơ lớn.

- Hiểu được những đóng góp to lớn, nhiều mặt của Nguyễn Trãi đối với văn học dân tộc, cụ thể là văn chính luận và thơ chữ Hán, chữ Nôm.

B. Tiến trình tổ chức dạy học: 1. Ổn định tổ chức lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Vào bài mới.

4. Nội dung và phương pháp lên lớp: 4.1 Cuộc đời Nguyễn Trãi.

4.2 Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Trãi. 5. Củng cố.

Mục đích của bài soạn này là truyền thụ được nội dung thông tin định sẵn theo ý muốn chủ quan của GV. Để đáp ứng được mục đích đó, điều GV quan tâm là sắp xếp một kết cấu bài soạn sao cho thích hợp với nội dung cần truyền đạt. Như vậy, lôgic của bài soạn chỉ dựa vào lôgic của văn bản SGK và lôgic lập luận của người trình bày mà không tính đến lôgic tiếp nhận của chủ thể HS vốn là nhân vật trung tâm của giờ học.

Các đề mục như: Tiểu sử, quê quán, thân thế, sự nghiệp văn học...đều nhằm mô tả lịch sử phát sinh của tác giả. Các đề mục ấy chưa đề cập đến lịch sử tiếp nhận, lịch sử chức năng của mỗi bạn đọc HS. Trong phần cuộc đời tác giả nhiều GV sa vào trình bày sự kiện một cách khô khan, GV chỉ quan tâm đến việc cụ thể hoá một cách chi tiết tiểu sử tác giả mà quên đi việc lí giải, nêu bật ý nghĩa tư tưởng đạo đức, thẩm mỹ ẩn tàng trong các sự kiện tiểu sử. Bài soạn của GV chỉ làm công việc thống kê mà quên đi việc nghiên cứu tiểu sử tác giả để giúp các em hiểu được nét đặc thù về nhân cách, các đặc điểm của tính cách và số phận độc đáo của tác giả, lí giải về mặt thẩm mỹ và về mặt

lịch sử các quan điểm của người nghệ sĩ, thấy được mối liên hệ giữa tiểu sử và hoạt động văn học của tác giả.

Như vậy bài soạn cũ lâu nay mới chỉ quan tâm đến hoạt động của thầy mà chưa quan tâm đến hoạt động của trò.

2.1.5.2. Xây dựng mô hình giáo án theo hướng tích cực hoá hoạt động của người học.

Thiết kế bài soạn mới là một bản thiết kế gồm 2 phần: Một bên là nội dung kiến thức cần truyền đạt, một bên là hệ thống các thao tác làm việc giúp HS tự hiếm lĩnh được nội dung kiến thức của bài học.

Chúng ta đều biết rằng bài VHS về tác giả là bài học có những đặc trưng riêng khác với tác phẩm văn học. Bài học này chứa đựng nhiều thông tin và các nhận định mang tính trừu tượng cao, lại có cấu trúc bề mặt và cấu trúc chiều sâu. Vì vậy, thiết kế bài giảng cho bài học này không đơn thuần chỉ là một đề cương nội dung cần truyền thụ qua lời giảng của GV. Thời gian cho mỗi bài học chỉ hạn chế trong một tiết học nên thiết kế bài giảng cần nêu được những tình huống đặt ra từ nội dung của bài học phù hợp với trình độ và đặc điểm tiếp nhận của HS. Song song với đó là hệ thống các hoạt động dạy học được GV sắp xếp hợp lí, nhằm tổ chức hướng dẫn học sinh từng bước tiếp cận và chiếm lĩnh nội dung bài học một cách chủ động, sáng tạo.

Muốn vậy, GV phải quan tâm đến việc hướng dẫn khơi gợi để HS phát hiện, nêu bật được những nhận định tổng quát soi sáng cho việc nghiên cứu và học tập những nội dung chi tiết khác. Bài VHS khái quát về tác giả quan trọng ở hệ thống những luận điểm cơ bản, do vậy cần thiết lập trong thiết kế bài soạn một hệ thống câu hỏi định hướng có tính chất nêu vấn đề để HS phải tự động não suy nghĩ, tìm tòi, phát hiện những luận điểm, những nhận định cơ bản trong bài. Chính những nhận định đó sẽ định hướng cho việc đánh giá con người và sự nghiệp văn học của tác giả. Những nhận định thường nằm ngay trong văn bản SGK, GV cần tổ chức các hoạt động dạy học

và hướng dẫn để HS xác định được những luận điểm chính của bài học. Từ đó GV có thể hệ thống hoá các luận điểm, phát triển, mở rộng và giải thích thêm để HS hiểu rõ, nắm chắc hơn những luận điểm đó. Mỗi tác giả VH đều có một tiểu sử riêng. Các tác giả ấy sống trong những thời kỳ lịch sử khác nhau nên phong cách nghệ thuật và quan điểm sáng tác cũng khác nhau vì vậy không thể có một kiểu bài soạn chung cho mọi tác giả. Có những tác giả cuộc đời trải qua hai thời kì lịch sử, sự nghiệp văn học phản ánh và phát huy tác dụng đối với hai hoàn cảnh xã hội khác nhau. Có những tác giả chỉ thuộc một thời kỳ lịch sử và sự nghiệp văn học cũng chỉ phán ánh một hoàn cảnh xã hội nhất định. Vậy làm thế nào để HS say mê và hứng thú khi học bài VHS về tác giả? Làm thế nào để HS tự giải quyết được các vấn đề mà các tác giả đặt ra? Đó chính là mấu chốt của tích cực hoá hoạt động của HS trong giờ VHS tác giả.

Bài soạn để dạy học bài VHS về tác giả của GV có định hướng tích cực hoá hoạt động của HS không có nghĩa là GV tự tiện thay đổi nội dung kiến thức cần truyền thụ. Kiểu bài này có những yêu cầu chính về nội dung mà người GV cần nắm được và tuân thủ. Phần cuộc đời tác giả bao giờ cũng được trình bày trước sự nghiệp VH của nhà văn. Song sự khéo léo của GV thể hiện ở chỗ kết hợp hài hoà giữa nội dung bài giảng và phương pháp dạy học nhằm tích cực hoá hoạt động của HS, nâng cao hiệu quả dạy học.

Như vậy, kết cấu giờ học là kết cấu của những tình huống học tập và hệ thống thao tác tương ứng chứ không phải là việc sắp xếp những việc làm của GV trên lớp để truyền thụ từ một phía cho HS.

* Những yêu cầu cần lưu ý khi thiết kế mô hình bài soạn VHS (tác giả):

- Thiết kế bài soạn dạy VHS (tác giả) phải quán triệt hướng đổi mới là đề cao hoạt động của chủ thể HS dưới sự chỉ đạo của GV.

- Thiết kế bài soạn dạy VHS (tác giả) phải bảo đảm tính tích hợp kiến thức văn của bộ môn VHS.

- Thiết kế bài soạn dạy VHS (tác giả) phải tôn trọng nội dung có tính pháp lệnh của SGK (dù về cấu trúc truyền thụ, có thể có sự cải biến).

- Bài soạn dạy VHS (tác giả) cần vận dụng sinh động các PP đặc thù về dạy học VHS.

- Một mô hình chung cho thiết kế bài VHS (tác giả) không hạn chế sự sáng tạo của GV trong việc soạn dạy các bài học với những tình huống riêng của các bài học đó.

Một phần của tài liệu Những biện pháp tích cực hóa hoạt động của học sinh trong giờ học văn học sử ở trung học phổ thông (Trang 48)