Thực trạng dạy học bài văn học sử(tác giả) ở nhà trường THPT

Một phần của tài liệu Những biện pháp tích cực hóa hoạt động của học sinh trong giờ học văn học sử ở trung học phổ thông (Trang 36)

1.2.2.1 Về phía giáo viên.

Ở khâu thiết kế giáo án, khảo sát cho thấy thực chất GV chỉ soạn một đề cương nội dung bài VHS về tác giả cần truyền đạt, nói cách khác GV lược hoá văn bản SGK theo một đường thẳng từ đầu đến cuối, từ trên xuống dưới. Đó là một thiết kế nội dung ứng với những hoạt động của thầy mà không tính đến hoạt động của trò, nếu có cũng chỉ là chiếu lệ. Nhiều GV chưa nhận thức

được giáo án là “Phương án dạy học chứ không phải là nội dung tri thức thuần tuý” [33;tr93]. “Nội dung kiến thức trong giáo án là sự tích hợp, là sự nhất thể hoá, là sự hoà tuyến tri thức bổ ích cho học sinh, là cách thức thực hiện quá trình tìm kiếm kiến thức mới...” [33;tr95]

Với thiết kế giáo án như vậy, phương pháp của GV là thông tin- tiếp thụ, thầy thuyết minh, trò nghe và ghi chép. Đó là lối dạy truyền thống đơn phương, một chiều. GV là trung tâm của quá trình dạy, GV là chủ thể còn HS là khách thể thụ động. Trong các giờ VHS tác giả mà chúng tôi dự vẫn diễn ra tình trạng GV hoạt động liên tục với gần như toàn bộ thời gian trong giờ học bằng phương pháp thuyết trình.GV hầu hết trung thành với kiến thức trong SGK đã được tóm lược trong giáo án, không liên hệ, mở rộng tầm hiểu biết cho HS mà ở kiểu bài VHS về tác giả đó là một thế mạnh. GV cố gắng chuyển khối lượng kiến thức trong SGK đến HS một cách vất vả trong thời lượng thời gian đã định sẵn. Trong suốt giờ học, GV độc thoại liên tục còn HS thụ động nghe, nghi chép thu nhận kiến thức SGK qua lời giảng của GV theo phương thức áp đặt. Vì GV dùng hầu hết thời gian giờ học để thuyết trình, diễn giảng nên HS chỉ được hoạt động trong thời gian rất ít. Không khí lớp học diễn ra trầm lắng và tẻ nhạt. HS hoàn toàn dựa dẫm vào GV, sự say mê hiểu biết và lòng ham học hỏi, khám phá của học sinh cũng dần bị mai một. Phương thức thầy đọc- trò chép, thầy giảng- trò nghe trong những giờ học bài VHS về tác giả vẫn diễn ra thường xuyên khiến học sinh lười học hoặc mất hẳn hứng thú đọc bài trong SGK hay những tài liệu có liên quan. Về phía GV thì luôn luôn lo sợ thiếu hụt thời gian để chuyển tải kiến thức vừa dài vừa rộng. GV chọn phương pháp thuyết trình diễn giảng. Khi lẽ ra công việc phải làm là chọn lọc, sắp xếp, định hướng kiến thức và cách thức giảng dạy phù hợp để vừa đảm bảo qui định chương trình, vừa phát huy tiềm năng trí tuệ của HS mà không sa vào thói quen cố hữu coi HS là khách thể thụ động. Chúng ta không nhất thiết đòi thủ tiêu PP thuyết trình diễn giảng khi dạy kiểu bài VHS

về tác giả. Song thực tế khi dạy bài VHS về tác giả, GV lại quá lạm dụng phương pháp đó. Thực trạng đó ảnh hưởng xấu tới hiệu quả học tập của HS. Cách dạy học theo kiểu thông báo- phát tin này sẽ làm cho HS mất dần khả năng tự thân vận động để tìm hiểu nghiên cứu bài giảng, không phát huy được những tiềm năng nội lực của HS. Mặt khác, kiến thức về tác giả của các em cũng dần trở nên nghèo nàn, nông cạn, thậm trí trở thành những khoảng trống, những lỗ hổng đáng lo ngại.

Trong bài VHS về tác giả, GV cũng sử dụng phương pháp đặt câu hỏi. Nhưng số lượng câu hỏi còn nghèo nàn, rải rác, không cân xứng giữa các phần nội dung trong bài học. Khảo sát cho thấy, trung bình mỗi giờ học GV đưa ra 3 đến 4 câu hỏi để học sinh trả lời. Phần lớn câu hỏi GV đưa ra chỉ là chiếu lệ, hình thức và mang tính chất tái hiện, rất hiếm câu hỏi nêu vấn đề để kích thích HS động não suy nghĩ. Các giờ học VHS về tác giả thường xuất hiện loại câu hỏi tái hiện kiến thức bài học, các câu hỏi không thể hiện quan hệ xuyên suốt giữa các phần trong nội dung bài học. Những câu hỏi với mục đích tái hiện do GV tuỳ hứng đặt ra, có phần nội dung trong bài sử dụng tới 3- 4 câu hỏi, có phần GV chỉ độc thoại mà không hỏi gì, làm cho các phần nội dung thiếu hụt mối quan hệ nối tiếp, bổ sung cho nhau, trọng tâm bài bị chìm đi. Nghe GV đưa ra câu hỏi nào thì HS chỉ việc tìm nội dung tương ứng với nó trong SGK để trả lời. Bởi thế SGK có thế nào HS đọc lên y nguyên như vậy, không sáng tạo khi diễn đạt, không biểu lộ thái độ cảm xúc, chưa nói đến việc bộc lộ chính kiến của riêng mình. Có những câu hỏi GV đặt ra, HS chưa kịp trả lời GV đã vội diễn giảng vì sợ thâm hụt thời gian, không gợi ý để HS trả lời. Vì thế HS ít phải động não và không biết suy nghĩ một cách lôgic. Những bài giảng kiểu đó mới chỉ hình thành ở HS khả năng nghe, nghi chép và tái hiện. Dự những giờ dạy học bài VHS về tác giả, chúng tôi nhận thấy các câu hỏi không tạo ra được những tình huống trao đổi, đàm thoại giữa HS với HS, giữa GV và HS. Dựa vào SGK, HS có thể trả lời hầu hết các câu hỏi

một cách dễ dàng. GV đã quá coi trọng SGK, coi HS như một khách thể mà lẽ ra các em phải được coi như một chủ thể nhận thức. Do đó HS không nhập tâm vào quá trình dạy học, thờ ơ với bài học. Đặc trưng của bài VHS về tác giả thế nào, đặc điểm tâm lý và đặc điểm tư duy của HS ra sao dường như GV không mấy quan tâm. Điều đó tạo ra khoảng cách lớn giữa GV và HS. Học sinh thiếu cơ hội để bộc lộ hiểu biết của bản thân. Đồng thời các em ít có thái độ nghiêm túc và tình cảm đối với bài dạy, các em thiếu tự tin và không mạnh dạn bộc lộ chính kiến cá nhân khi cần thiết.

Kiểu bài VHS về tác giả chứa đựng kiến thức tổng hợp, rộng và sâu nên GV cần phải biết cách định hướng, định lượng kiến thức trong hệ thống câu hỏi pháp vấn HS. Qua đó các em phải tự suy nghĩ, tìm hiểu, khám phá kiến thức trong SGK và vận dụng những hiểu biết của bản thân để trả lời các câu hỏi GV đặt ra. Cũng thông qua hệ thống câu hỏi đó, HS có khả năng đàm thoại, trao đổi với các thành viên trong lớp, với GV bằng vốn tri thức các em thức thu lượm được. Muốn xây dựng được tình huống có vấn đề thì phải xây dựng được các câu hỏi nêu vấn đề. Hệ thống câu hỏi nêu vấn đề sẽ khơi dậy ở các em tiềm năng khám phá và sáng tạo. Từ đó phát huy được tính chủ động, tính tích cực hoá hoạt động của HS trong giờ học.

1.2.2.2. Về phía học sinh.

Dự một số giờ học bài VHS về tác giả, chúng tôi nhận thấy GV vẫn đứng ở vị trí chủ thể thuyết trình diễn giảng. Giờ học luôn duy trì quan hệ giữa GV và HS theo kiểu người giảng với người nghe, người truyền thụ và người tiếp thụ, người thông tin và người tiếp nhận, người trình bày và người nghi nhớ. HS là khách thể thụ động, hoàn toàn phụ thuộc vào hoạt động của GV trên lớp. Vì thế HS không phát huy được năng lực của bản thân. Trong giờ học, đôi khi GV đặt câu hỏi rồi chỉ định HS đứng dậy trả lời, không có HS giơ tay xin phát biểu ý kiến, HS hoạt động quá ít và hết sức gượng ép. Vì GV liên tục thuyết trình nên công việc chính của HS là lắng nghe và nghi chép.

Phần nào GV nói, đọc chậm thì HS ghi chép được đầy đủ, còn những phần khác GV thuyết trình hầu hết các em không nghi được gì vì không chắt lọc được những ý cần ghi. Nhiều HS cho rằng bài VHS về tác giả ít quan trọng nên chưa bao giờ đọc trọn vẹn cả bài VHS về tác giả trong SGK, chứ chưa kể đến việc tìm và đọc thêm tư liệu tham khảo.

Bởi chưa có thói quen đọc nên khả năng phát hiện, nắm bắt luận điểm và dàn ý hoá văn bản của HS còn yếu. Mặc dù chỉ gặp những câu hỏi phát hiện, tái hiện nhưng HS vẫn phải dựa hoàn toàn vào SGK, đã vậy câu trả lời còn qua loa, đại khái, hời hợt và thái độ còn dửng dưng. Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn HS dựa vào SGK có thể khái quát được một vài luận điểm cơ bản của vấn đề đặt ra. Nhưng ở phương diện diễn đạt và trình độ kết cấu HS còn bộc lộ nhiều yếu kém. Khi diễn đạt trong bài làm, HS hoàn toàn phụ thuộc vào cách diễn đạt trong SGK, nói đúng hơn SGK có thế nào các em chép như vậy. Những nội dung ấy, HS không biết diễn đạt theo hành văn của mình, dẫn đến hầu hết các bài làm trong lớp giống nhau ở cách diễn đạt lời văn, câu văn. Có HS tự diễn đạt thì câu cú lại lủng củng, từ ngữ thiếu chính xác, ý nghĩa luận điểm bị thay đổi hoặc lan man dài dòng, không cô đọng. Cách sắp xếp luận điểm trước hoặc sau, ý lớn và ý nhỏ lại chưa lôgic, chưa hợp lý, dẫn tới chỗ thừa, chỗ thiếu. Đặc biệt các ý, các luận điểm không thể hiện được mối quan hệ bổ sung cho nhau.

Ví dụ: Khi học bài VHS về tác gia Nguyễn Trãi, GV đưa câu hỏi: “Nêu những đặc điểm chính về văn chương của Nguyễn Trãi?”, có HS đã viết như sau: “Nguyễn Trãi là anh hùng dân tộc nên thơ văn ông mang mầu sắc rất anh hùng. Ông không biết sợ là gì; “Tìm mai, đạp nguyệt, tuyết xâm khăn”. Thơ ông nói tới tất cả các con vật và cây cối. Thơ ông nhiều bài viết bằng chữ Hán nên đọc khó hiểu”.

Nhiều em không làm nổi bật được những luận điểm cơ bản. Một số em xác định được luận điểm thì cách diễn đạt và trình bày không rõ ràng,

không biết cách tổ chức sắp xếp các ý thành hệ thống chặt chẽ. Không ít trường hợp các em ghi nguyên xi những nhận xét khái quát, những kết luận của SGK vào dàn ý. Những trường hợp HS dựa vào bài giảng của GV chỉ là SGK lược hoá thì nhược điểm phổ biến là thiếu sáng tạo khi dàn ý hoá. Nhìn vào chất lượng thực tế ấy, đã đến lúc chúng ta phải nhận trách nhiệm về phía mình bởi chất lượng học tập của HS bao giờ cũng là hệ quả tất yếu của một phương thức dạy học.

Chẳng bao giờ là muộn đối với việc GV tìm cho mình phương pháp dạy học bài VHS về tác giả để đạt chất lượng cao. Vai trò của người GV không phải là truyền thụ tri thức có sẵn trong SGK để HS ghi nhớ máy móc mà GV phải là người tổ chức định hướng, đưa ra những tình huống có vấn đề để HS tự vận động tìm kiếm, khám phá kiến thức, nắm bắt được nội dung và cách thức đến với kiến thức đó. Nghĩa là GV tổ chức các biện pháp tích cực hoá hoạt động của người học, để HS phát huy hết tiềm năng sáng tạo của bản thân, chủ động chiếm lĩnh tri thức dưới sự dẫn dắt của GV.

Chƣơng 2

NHỮNG ĐỊNH HƢỚNG VÀ BIỆN PHÁP TÍCH CỰC HÓA

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH TRONG GIỜ VĂN HỌC SỬ (TÁC GIẢ)

Một phần của tài liệu Những biện pháp tích cực hóa hoạt động của học sinh trong giờ học văn học sử ở trung học phổ thông (Trang 36)