Tổ chức cho mỗi cá thể-trò giao tiếp đối thoại và tranh luận trên tinh thần khoa

Một phần của tài liệu Những biện pháp tích cực hóa hoạt động của học sinh trong giờ học văn học sử ở trung học phổ thông (Trang 54)

thần khoa học: Bình đẳng, dân chủ và tự do.

Trên cơ sở hệ thống những câu hỏi nêu vấn đề, thầy tổ chức cho mỗi cá thể- trò tìm tòi, phát hiện kiến thức cần khám phá. Giờ học sẽ được xây dựng thành một chuỗi những hoạt động bên ngoài. Những hoạt động ấy, thông qua sự định hướng, dẫn dắt của thầy sẽ chuyển vào trong và tích cực hoá hoạt động bên trong của mỗi cá thể trò.

Trong quá trình tham gia những “hoạt động bên ngoài”, mỗi cá thể - trò phải sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp, đối thoại và tranh luận. Khái niệm, tư duy nhờ đó mà hình thành trong mỗi cá thể - trò. Quá trình dạy học trên lớp sẽ vừa là quá trình nhận thức vừa là quá trình khám phá và phát hiện tri thức một cách tích cực.

Quá trình giao tiếp, đối thoại và tranh luận, là một quá trình thử thách nghiêm túc đối với trí tuệ và tài năng của mỗi cá thể- trò. Tính hoạt động của trò được phát huy mạnh mẽ trong quá trình giao tiếp, đối thoại và tranh luận. Vì thế, quá trình dạy học sẽ trở nên sinh động và hấp dẫn hơn là việc chỉ đơn thuần dùng lời giảng của GV. Nhưng nếu muốn giờ học VHS về tác giả trở thành quá trình dạy học khoa học, có ý nghĩa giáo dục và đào tạo thì cá thể trò phải được giao tiếp, đối thoại và tranh luận trên tinh thần “bình đẳng, dân chủ và tự do”. Mỗi thành viên trong lớp học, mỗi ý kiến của từng cá thể -HS đều được tôn trọng như nhau.

Trong quá trình hoạt động và giao lưu, vai trò định hướng và tổ chức điều khiển của GV trở nên hết sức quan trọng. Trong không khí tự do trình bày quan điểm khoa học của học sinh, GV phải là một trọng tài thông minh, vô tư không những không làm lụi tắt ý kiến của từng cá nhân mà còn cần phải khích lệ được hứng thú tham gia của tập thể lớp.

VD: Khi học bài VHS về tác giả Nguyễn Tuân, GV đưa ra câu hỏi để giúp HS tổng kết bài như sau:

(?) Trình bày những nhận thức của em sau khi học bài học về tác gia Nguyễn Tuân. Từ đó em rút ra được bài học gì cho bản thân mình?

Với câu hỏi này GV có thể sử dụng thời gian 5-6 phút để HS trao đổi, thảo luận và tự do trình bày ý kiến của bản thân mình. GV giữ vai trò là trọng tài khêu gợi HS bày tỏ quan điểm của mình. Từ đó hoạt động nhận thức được chuyển hoá vào bên trong tác động tới sự hình thành nhân cách của các em. Sau mỗi bài học về tác giả văn học HS không chỉ lĩnh hội được những kiến

thức văn học mà nhân cách của các em cũng được bồi đắp thêm. Quá trình nhận thức của các em trở thành quá trình tự nhận thức và hiệu quả giáo dục cũng sẽ được nâng lên.

GV có thể gợi ý, định hướng cho HS theo hướng sau:

- Nguyễn Tuân là một tài năng lớn, ông đã góp phần cách tân và làm phong phú nền văn học Việt Nam, nhất là ở thể loại tuỳ bút và kí. Tùy bút của Nguyễn Tuân thường hết sức phóng khoáng, linh hoạt, có lượng thông tin cao. - Nhiều tác phẩm của ông đã khai thác sâu sắc, tinh tế thế giới khách quan, những vấn đề xã hội thông qua cái tôi chủ quan, nhiều suy nghĩ mang màu sắc trí tuệ, nhưng cũng rất đậm đà chất trữ tình.

- Học Nguyễn Tuân giúp ta nhận thức và trân trọng hơn những giá trị thẩm mĩ của văn hoá dân tộc và con người Việt Nam.

Một phần của tài liệu Những biện pháp tích cực hóa hoạt động của học sinh trong giờ học văn học sử ở trung học phổ thông (Trang 54)