cao đẳng ở Thành phố Hải Phòng hiện nay phải gắn với việc nâng cao về ý thức đạo đức, ý thức chính trị nói chung cho sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng
Từ xưa đến nay, bao giờ pháp luật cũng dựa trên một nền tảng đạo đức nhất định và trở thành phương tiện để duy trì đạo đức đó. Nhưng trong quan hệ xã hội luôn tồn tại một khoảng trống mà pháp luật chưa vươn tới, khi một hệ thống chuẩn mực khác sẽ làm nhiệm vụ điều chỉnh các quan hệ xã hội trong đó có sự góp mặt của đạo đức. Như vậy, cả pháp luật và đạo đức đều tham gia vào quá trình quản lý xã hội, trong những trường hợp như vậy, hiệu quả tác động của pháp luật tăng lên rất nhiều.
Dưới góc độ điều chỉnh thì đạo đức là những tiêu chuẩn, những quy tắc được dư luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội. Các quan niệm về công bằng, thiện ác, nhân đạo, tự do, lương tâm, trách nhiệm... không có sự đối lập giữa pháp luật và đạo đức. Pháp luật là cơ sở và chỗ dựa cho việc hình thành đạo đức mới. Các nguyên tắc căn bản của đạo đức mới được thể chế hoá thành các quy phạm pháp luật. Do đó, pháp luật bảo vệ và phát triển đạo đức, nâng cao ý thức đạo đức tạo ra những tiền đề cần thiết để hình thành ở công dân sự tôn trọng sâu sắc đối với pháp luật. Ngược lại, nâng cao ý thức pháp luật tạo ra khả năng thiết lập trong đời sống thực tiễn hàng ngày những nguyên tắc của đạo đức,
58
củng cố các nghĩa vụ đạo đức, thiết lập quan hệ không dung thứ với biểu hiện chống đối xã hội.
Xét về bản chất thì pháp luật luôn thể hiện ý chí của giai cấp thống trị mà ý chí này thường được thể hiện trong đường lối của đảng cầm quyền. Ở đất nước ta, đường lối chính trị của Đảng là chỗ dựa của công cuộc đổi mới mọi mặt về chính trị, kinh tế, xã hội và đã đi vào tất cả các mặt của hoạt động lập pháp, chỉ đạo nội dung của pháp luật. Ý thức pháp luật và ý thức chính trị có mối quan hệ hữu cơ vì vậy nâng cao ý thức pháp luật sẽ tạo ra khả năng cho việc nâng cao ý thức chính trị.
Đất nước ta hiện nay đang ở vào thời kì hội nhập có nhiều học sinh, sinh viên nhận thức rõ điều đó, các em có ý chí vươn lên trong học tập, có hoài bão khát vọng lớn. Tuy nhiên, cũng dưới tác động của nền kinh tế thị trường và cơ chế mở cửa và do nhiều nguyên nhân khác, hành vi lệch chuẩn của sinh viên cũng có xu hướng ngày càng tăng. Một số hành vi vi phạm pháp luật của học sinh, sinh viên khiến gia đình và xã hội lo lắng như: vi phạm giao thông, đua xe trái phép, bạo lực nhà trường, quay cóp bài, mua điểm, cờ bạc, nghiện rượu, cá độ, lô đề... Một số hành vi lệch chuẩn khác về mặt đạo đức như: sống hưởng thụ, chạy theo đồng tiền, xa hoa, lãng phí, lười lao động và học tập, thiếu ý thức rèn luyện, không dám đấu tranh với cái xấu, thờ ơ chính trị, không có lý tưởng sống... cũng đã xuất hiện trong một bộ phận không nhỏ sinh viên ở các trường cao đẳng, đại học trong phạm vi cả nước nói chung và ở các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn Thành phố Hải Phòng nói riêng.
Bởi vậy, muốn đạt kết quả cao trong công tác nâng cao ý thức pháp luật cho sinh viên thì phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa nâng cao ý thức pháp luật với việc nâng cao ý thức về đạo đức, chính trị cho các em.
59
3.1.2. Nâng cao ý thức pháp luật cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng ở Thành phố Hải Phòng hiện nay phải gắn với việc nâng cao chất cao đẳng ở Thành phố Hải Phòng hiện nay phải gắn với việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng nói chung
Thực tế cho thấy, những sinh viên có hành vi vi phạm pháp luật thường là những sinh viên có lực học kém, chưa có nhận thức đúng đắn về vai trò, trách nhiệm của mình, ít có ý chí nghị lực vươn lên trong cuộc sống... Bởi vậy, để các em có ý thức chấp hành pháp luật tốt thì không chỉ dừng lại ở việc giảng dạy tốt các môn pháp luật trong nhà trường mà phải là sự kết hợp với việc nâng cao chất lượng đào tạo của tất cả các môn học khác và nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
Để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo ở các trường cao đẳng, đại học ở cả nước cũng như ở Thành phố Hải Phòng hiện nay cần phải quan tâm, chú trọng đến việc lựa chọn và đào tạo những giảng viên có trình độ chuyên môn giỏi, có uy tín trong giảng dạy và lựa chọn những cán bộ quản lý giỏi, tâm huyết với sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực toàn diện cả về đạo đức lẫn trình độ cho đất nước. Ngoài ra, các trường cũng phải chú trọng đến đầu tư, trang bị cơ sở vật chất để sinh viên tiếp cận với khoa học công nghệ và cập nhật được thường xuyên những thông tin về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước và thế giới. Giúp các em nâng cao nhận thức, hiểu rõ những cơ hội và biết vượt qua những khó khăn, thách thức đối với chính bản thân mình trong thời đại mới và tạo điều kiện cho các em có cơ hội không ngừng nâng cao trình độ của mình để trong tương lai sẽ trở thành những người công dân tốt, những cán bộ, những người lao động có chất lượng cao, đáp ứng được với nhu cầu của xã hội và của đất nước trong giai đoạn hiện nay.
3.1.3. Nâng cao ý thức pháp luật cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng ở Thành phố Hải Phòng hiện nay phải đảm bảo tính liên tục, cao đẳng ở Thành phố Hải Phòng hiện nay phải đảm bảo tính liên tục, đồng bộ và lâu dài
Nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân nói chung và cho sinh viên nói riêng là một vấn đề hết sức cấp thiết đối với đất nước ta trong giai đoạn hiện
60
nay. Tuy nhiên, để việc nâng cao ý thức pháp luật thực sự có hiệu quả đi vào đời sống xã hội thì không phải là một công việc dễ dàng, nhanh chóng và cũng không phải là công việc của riêng ai.
Nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân nói chung và cho sinh viên nói riêng, phải được đặt ngang tầm với yêu cầu quản lý xã hội bằng pháp luật, phải tiến hành thường xuyên, liên tục,đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm. Phải có cơ chế phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cơ quan, tổ chức, giữa các cấp, các ngành để huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và sự tham gia của toàn xã hội. Đặc biệt, để nâng cao ý thức pháp luật cho sinh viên các trường cao đẳng, đại học một cách có hiệu quả, ngoài sự quan tâm chỉ đạo của các cơ sở Đảng, Đoàn Thanh Niên và các cấp chính quyền thì đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của các trường, của các giảng viên trong nhà trường. Kết hợp giữa giáo dục trong nhà trường với gia đình và các tổ chức xã hội,