pháp luật cho sinh viên trong các trường đại học và cao đẳng ở thành phố Hải Phòng hiện nay
Việc xác định đúng, đủ nội dung hoạt động giáo dục pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động giáo dục pháp luật, tuy nhiên nội dung giáo dục pháp luật không thể tự đi vào nhận thức, tình cảm của đối tượng, mà phải thông qua cách thức tác động phù hợp với đặc thù và khả năng tiếp nhận của đối tượng.
Trước hết, tăng cường hình thức phổ biến, tuyên truyền miệng. Đây là hình thức phổ biến, giáo dục rất hiệu quả, nó không chỉ truyền đạt thông tin mà còn truyền cảm xúc, thái độ, sắc thái tình cảm sang người nghe, làm cho người nghe đón nhận vấn đề bằng cả lý trí và tình cảm. Vì vậy, cần đa dạng hóa cách thức thể hiện, không chỉ thông qua buổi lên lớp mà bằng những cách
65
thức như tọa đàm, buổi nói chuyện, hoạt cảnh tình huống, lời ca, tiếng hát... Khi giáo dục pháp luật qua phương tiện thông tin đại chúng, các bài viết cần đi vào những vấn đề thực tiễn, đặt ra và định hướng giải quyết những vấn đề bức xúc trong xã hội. Bài viết phải thể hiện thái độ dứt khoát, thẳng thắn, có tính đấu tranh. Cần xây dựng và mở rộng hình thức tìm hiểu pháp luật qua các hoạt cảnh trên phát thanh hoặc truyền hình và yêu cầu khán giả trả lời có thưởng qua hệ thống tin nhắn, điện thoại và mở thêm các chuyên mục pháp luật với nhà nông, pháp luật với học sinh, sinh viên, pháp luật với doanh nghiệp... Xây dựng trang web riêng về công tác giáo dục pháp luật để người dân có thể cập nhật thông tin, trao đổi, bàn luận và tìm hướng giải quyết cho những vấn đề bức xúc trong đời sống pháp luật.
Ngoài ra, cần lồng ghép việc phổ biến, giáo dục pháp luật tại các buổi sinh hoạt cộng đồng. Thông qua các buổi họp, buổi nói chuyện thời sự, sinh hoạt văn nghệ chào mừng các ngày lễ, lễ hội với hình thức là câu chuyện có chủ đề, vở kịch, bài hò vè, hát đối đáp, bài hát cải biên... Xây dựng và phát huy phương châm mỗi người dân là một tuyên truyền viên trong cộng đồng. Chú trọng nâng cao hiệu quả hình thức thi tìm hiểu pháp luật. Đây là hình thức sinh hoạt văn hóa pháp lý hấp dẫn và bổ ích. Tuy nhiên, trong thực tế các cuộc thi, đặc biệt là thi viết vẫn mang tính hình thức, việc chép lại, in lại đáp án còn phổ biến. Do vậy, đối với nội dung thi viết câu hỏi theo hướng mở đồng thời qui định nếu bài làm hoàn toàn giống nhau sẽ bị loại. Nên mở rộng hình thức thi qua sân khấu, vừa đa dạng cách thức chuyển tải nội dung vừa hấp dẫn, lôi cuốn người xem, vừa có tác dụng phổ biến vừa có tác dụng giáo dục. Các cuộc thi này được phát trên truyền hình sẽ phát huy tác dụng giáo dục mạnh mẽ.
Đối với hình thức giáo dục pháp luật qua hoạt động tư vấn, trợ giúp pháp luật cần mở rộng phạm vi hoạt động, không chỉ tư vấn tại trụ sở mà còn đến các cơ sở lưu động hoặc thông qua các câu lạc bộ trợ giúp pháp lý. Khi
66
trợ giúp, một mặt vừa giúp đỡ, giải quyết vấn đề đối tượng quan tâm, mặt khác trang bị vốn kiến thức cho họ, giúp họ có khả năng xử lý những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Một hình thức giáo dục pháp luật nữa cần đặc biệt chú trọng, đó là dạy học pháp luật ở nhà trường. Nâng cao chất lượng dạy học pháp luật trong trường học là con đường đem lại hiệu quả giáo dục pháp luật cao. Muốn vậy, cần đổi mới nội dung, phương pháp dạy học và hình thức ngoại khóa pháp luật. Dạy học không chỉ tiến hành ở trên lớp mà còn cùng các em đi vào thực tế cuộc sống, vừa trang bị kiến thức vừa giúp các em tích lũy vốn sống và rèn luyện để trở thành chủ thể pháp luật có tri thức, có văn hóa pháp lý. Công tác xét xử của Tòa án cũng góp phần không nhỏ vào công tác giáo dục pháp luật và nâng cao chất lượng xét xử cũng có nghĩa là nâng cao hiệu quả công tác giáo dục pháp luật.
Việc lựa chọn hình thức phù hợp là vấn đề quan trọng nhưng chưa đủ, chủ thể giáo dục pháp luật còn biết sử dụng phương pháp giáo dục pháp luật tối ưu để thực hiện. Muốn có phương pháp giáo dục pháp luật hiệu quả phải xuất phát từ đối tượng, nội dung cụ thể. Xu hướng chung là tránh sự truyền đạt một chiều mà tăng cường giao lưu, đối thoại, phát huy tính tích cực của đối tượng. Cần nêu vấn đề, nêu các tình huống, các vụ án để người nghe tiếp cận, nhận diện và xử lý sau đó báo cáo viên, tuyên truyền viên chốt lại vấn đề trên cơ sở qui định pháp luật. Phương pháp giáo dục pháp luật không chỉ nhằm tuyên truyền, phổ biến pháp luật mà còn cung cấp phương pháp tiếp cận, phương pháp giải quyết vấn đề cho các đối tượng, giúp họ có khả năng vận dụng sáng tạo vào thực tiễn đời sống xã hội.
Các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn thành phố hầu hết đã đưa môn Pháp luật đại cương vào chương trình giảng dạy với thời lượng là 30 tiết đối với trường cao đẳng và 45 tiết đối với các trường đại học. Tuy vậy, khi khảo sát cụ thể ở các trường, tôi nhận thấy ở hầu hết các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn thành phố chưa đưa môn học này vào chương trình khung của tất cả các ngành đào tạo cho nên dẫn đến tình trạng có trường chọn có
67
trường không chọn, có ngành chọn, có ngành không chọn. Chính điều này gây ra sự không đồng bộ và khó khăn cho công tác nâng cao ý thức pháp luật cho sinh viên và thông qua đó cũng thể hiện sự đánh giá chưa đúng về vai trò của việc nâng cao ý thức pháp luật cho sinh viên thông qua giáo dục pháp luật trong nhà trường. Mặt khác, giáo trình môn học này vẫn chưa thống nhất, do các trường tự chọn hoặc tự biên soạn, thậm chí có nhiều trường đang sử dụng giáo trình Pháp luật đại cương từ năm 1999 (có 3 trường trong tổng số 7 trường cao đẳng, đại học được khảo sát) cho nên chất lượng giáo dục pháp luật chưa cao.
Muốn các em sinh viên có ý thức pháp luật tốt, không vi phạm pháp luật, giữ vững kỷ cương, an ninh trật tự của thành phố, có ý thức tuân thủ nghiêm túc những nội quy, quy định của nhà trường. Theo tôi, trước hết các trường phải thấy được tầm quan trọng của việc giáo dục và nâng cao ý thức pháp luật cho sinh viên, thấy được tầm quan trọng của môn Pháp luật Đại cương. Từ đó, đưa môn học này vào chương trình khung và quy định đây là môn học bắt buộc đối với tất cả các ngành đào tạo. Trong khi chờ giáo trình chuẩn do Bộ Giáo Dục biên soạn, các trường nên tự nghiên cứu, biên soạn chương trình giảng dạy môn học cho phù hợp với đặc điểm sinh viên của trường mình và phù hợp với sự thay đổi của thực tiễn đất nước.
Bên cạnh đó, các trường cần triển khai công tác nâng cao ý thức pháp luật cho sinh viên với nhiều nội dung mới, thiết thực đối với sinh viên. Phương pháp triển khai cũng phải tránh hình thức,gây nhàm chán và không thu hút đối với sinh viên. Các trường có thể lồng ghép, tích hợp trong các hoạt động giáo dục trên lớp hay ngoài giờ học; trong các hoạt động văn hóa văn nghệ, phổ biến trong các tuần sinh hoạt công dân - học sinh, sinh viên đầu năm học, đầu khóa học. Các trường cần phối hợp với Sở Tư pháp của Thành phố tổ chức nhân rộng câu lạc bộ sinh viên phòng chống tội phạm như trường Đại học Hải Phòng đã thực hiện được và bước đầu đã thu được những kết quả đáng khích lệ.
68
Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên của các trường cần đẩy mạnh hơn nữa vai trò của mình trong việc nâng cao ý thức pháp luật cho sinh viên. Thường xuyên tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, các cuộc thi về an toàn giao thông, phòng chống ma túy thông qua hình thức sân khấu hóa và được các cơ quan thông tin: đài, báo của Thành phố quảng cáo, truyền hình rộng rãi, thường xuyên sẽ tác động trực tiếp và hiệu quả đến nhận thức, tình cảm đối với pháp luật của đông đảo sinh viên.