Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo của chính quyền đối vớ

Một phần của tài liệu Nâng cao ý thức pháp luật cho sinh viên các trường cao đẳng, đại học ở thành phố Hải Phòng hiện nay (Trang 64)

đối với công tác nâng cao ý thức pháp luật

Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Do vậy, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động nâng cao ý thức pháp luật và tăng cường pháp chế XHCN là một tất yếu. Để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, cần quán triệt Chỉ thị số 32/CT-TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, qua đó tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của các tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên về công tác giáo dục pháp luật. Trong từng thời kỳ, Đảng đề ra những phương hướng giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ pháp lý để tăng cường cho các cơ quan làm công tác pháp luật, pháp chế. Trên cơ sở đường lối, chủ trương của Đảng, các cấp ủy tiến hành xây dựng chương trình, kế hoạch giáo dục pháp luật trên địa bàn cấp mình, trong đó có nhiệm vụ giáo dục pháp luật cho cán bộ, đảng

61

viên. Các cấp ủy Đảng phải luôn xác định vai trò gương mẫu của các đảng viên và vai trò tiên phong của họ trong việc tuyên truyền giáo dục pháp luật. Các cấp ủy Đảng cũng phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát hoạt động giáo dục pháp luật, kịp thời đôn đốc, chỉ đạo xử lý những vướng mắc nảy sinh trong quá trình giáo dục pháp luật. Hoạt động kiểm tra, giám sát, sơ kết, đánh giá công tác giáo dục pháp luật không chỉ qua báo cáo mà phải kết hợp việc kiểm tra trên thực tế. Sử dụng thống nhất, linh hoạt hai hình thức này sẽ tác dụng mạnh mẽ tới hiệu quả giáo dục pháp luật và góp phần tăng cường pháp chế XHCN.

Để công tác giáo dục pháp luật có hiệu quả, bên cạnh việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng thì sự tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn của chính quyền địa phương là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng. Thực tế cho thấy, chúng ta cũng nhận thức được vai trò của việc nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân nói chung và cho sinh viên nói riêng. Do đó, đã có rất nhiều văn bản chỉ đạo từ trung ương đến địa phương nhưng khi đi vào thực hiện thì các cơ quan đoàn thể đều chưa thực hiện tốt nhiệm vụ này. Các cấp lãnh đạo dường như chỉ đề ra chứ chưa làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá việc nâng cao ý thức pháp luật ở các trường cao đẳng, đại học.

Ở Thành phố Hải Phòng, vấn đề nâng cao pháp luật cho nhân dân luôn được các cấp lãnh đạo Đảng và chính quyền thành phố quan tâm chỉ đạo thực hiện, đặc biệt là trong vòng 3 năm trở lại đây. Tuy nhiên, để công tác nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân nói chung và cho sinh viên các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn thành phố nói riêng thực sự có hiệu quả đáp ứng được yêu cầu phát triển của thành phố trong quá trình hội nhập đòi hỏi phải có sự quán triệt chặt chẽ hơn nữa từ Thành ủy thành phố đến các tổ chức, cơ quan, đoàn thể của các quận huyện trong thành phố. Đặc biệt, phải có sự phối hợp thực hiện đồng bộ giữa các ban ngành, hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật cần đổi mới về nội dung, hình thức tuyên truyền và mở rộng đội

62

ngũ tuyên truyền viên pháp luật ở các cấp cơ sở trong đó có cả các trường cao đẳng và đại học.

Một phần của tài liệu Nâng cao ý thức pháp luật cho sinh viên các trường cao đẳng, đại học ở thành phố Hải Phòng hiện nay (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)